Chủ Nhật, Tháng 2 23, 2025
spot_img
HomeMẹ BầuGóc tư vấn dinh dưỡng sau sinh: Ở cữ ăn tôm được...

Góc tư vấn dinh dưỡng sau sinh: Ở cữ ăn tôm được không?


Ở cữ nên ăn gì và nên kiêng gì luôn là vấn đề khiến các sản phụ và gia đình “đau đầu”. Một bữa cơm ở cữ chuẩn khoa học sẽ giúp sức khỏe sản phụ nhanh hồi phục. Nhưng nếu không may có một món “phạm húy”, sản phụ sẽ gặp một số vấn đề về sức khỏe như mất sữa, dị ứng… Trong vô vàn những thắc mắc xoay quanh bữa ăn của sản phụ, nhiều người muốn biết ở cữ ăn tôm được không? Nếu bạn cũng quan tâm đến vấn đề này, cùng Long Châu tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Ở cữ là gì?

Cụm từ “ở cữ” đã xuất hiện từ xa xưa, dùng để chỉ khoảng thời gian người phụ nữ bắt buộc phải áp dụng những biện pháp kiêng khem và chăm sóc sức khỏe đặc biệt. Việc này giúp cơ thể sản phụ nhanh chóng phục hồi sau sinh, phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm thời kỳ hậu sản.

Theo quan điểm xưa kia, thời gian ở cữ của phụ nữ sau sinh bắt buộc phải kéo dài 3 tháng 10 ngày. Trong khoảng thời gian đó, họ phải kiêng tắm gội. Các bữa ăn chỉ quanh quẩn vài món chế biến từ thịt gà, thịt heo. Nhưng theo quan điểm của khoa học hiện đại ngày này, mọi chuyện đã đổi khác. Thời gian ở cữ của sản phụ có khi chỉ cần kéo dài khoảng 1 tháng. Và người mẹ cần có một thực đơn phong phú, cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Vậy ở cữ ăn tôm được không? 

Nhiều sản phụ muốn biết ở cữ ăn tôm được không?

Sản phụ ở cữ ăn tôm có tác dụng gì?

Bất cứ loại tôm nào cũng cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, không những tốt cho sức khỏe của sản phụ mà còn có tác dụng lợi sữa. Tôm cung cấp hàm lượng cao protein, canxi, sắt, phốt pho, kali, magie, các loại vitamin nhóm A, B, E… và nhiều acid amin khác. 

Xem thêm  Gợi ý một số tên ở nhà cho bé trai cho cha mẹ tham khảo

Sản phụ sau sinh ăn tôm có nhiều lợi ích cho sức khỏe như: 

  • Tôm cung cấp protein, là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho người mẹ. Sau sinh, cơ thể mẹ cần nhiều năng lượng hơn để sản xuất sữa. Tôm là nguồn bổ sung đạm tuyệt vời, cùng với những loại thực phẩm khác cung cấp đủ năng lượng cho người mẹ. 
  • Tuy tôm có hàm lượng cholesterol đáng kể nhưng cholesterol trong tôm là loại tốt. Sản phụ ăn tôm không lo bị tăng huyết áp. Sở dĩ nhiều người e dè vấn đề này vì nhiều sản phụ bị chứng cao huyết áp tạm thời sau sinh.
  • Tôm cúng cung cấp hàm lượng omega-3 dồi dào. Đây là loại acid béo lành mạnh cơ thể không thể tự tổng hợp được. Cách duy nhất để cung cấp omega-3 cho cơ thể là nạp vào qua đường ăn uống. Omega-3 giúp cải thiện thị lực, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng cho mẹ bầu.
  • Sản phụ không cần lo lắng ở cữ ăn tôm được không. Bởi đây là lúc họ phải đối mặt với nguy cơ đau xương, loãng xương. Trong khi đó, tôm là thực phẩm chứa rất nhiều canxi. Ăn tôm thường xuyên không chỉ tốt cho mẹ mà còn tăng lượng canxi trong sữa và tốt cho sự phát triển hệ xương răng của bé yêu. 
  • Ngoài ra, trong tôm chứa lượng lớn vitamin B12. Đây là loại vitamin rất cần thiết cho quá trình sản xuất tế bào hồng cầu của cơ thể. Sản phụ mới vượt cạn mất rất nhiều máu nên thường xuyên ăn tôm sẽ hạn chế nguy cơ thiếu máu. 
ở cữ ăn tôm được không 2 Tôm rất tốt cho sức khỏe phụ nữ sau sinh

Ở cữ ăn tôm được không?

Tôm có nhiều lợi ích cho sức khỏe sản phụ sau sinh, vậy ở cữ ăn tôm được không? Câu trả lời của các chuyên gia dinh dưỡng là hoàn toàn có thể. Với những lợi ích kể trên, ăn tôm giúp sản phụ nhanh phục hồi sức khỏe. Nguồn dưỡng chất dồi dào và phong phú từ tôm cũng làm tăng chất lượng sữa mẹ, tốt cho sức khỏe bé yêu. 

Xem thêm  Sức khỏe tình dục và điều trị ung thư ở phụ nữ

Sở dĩ nhiều sản phụ đắn đo không dám ăn tôm bởi quan niệm dân gian cho rằng tôm có tính hàn, không tốt cho người mới sinh. Có rất nhiều lời đồn xung quanh việc ăn tôm thời kỳ ở cữ như: Ăn tôm làm vết mổ khó lành, ăn tôm để lại sẹo lồi, ăn tôm gây lạnh người… Tuy nhiên, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh điều đó là đúng. Sản phụ có thể yên tâm thưởng thức các món ngon từ tôm trong thời gian ở cữ. Nhưng ăn thế nào tốt nhất?

Cách ăn tôm tốt nhất cho sản phụ ở cữ

Khi đã biết ở cữ ăn tôm được không, phụ nữ sau sinh có thể yên tâm ăn tôm. Nhưng đừng quên bí quyết ăn uống đúng cách cho phụ nữ sau sinh dưới dây: 

  • Thời gian đầu sau sinh, sản phụ có thể ăn tôm đồng. Một thời gian sau mới nên ăn tôm biển. Bởi trong tôm biển có chứa hàm lượng thủy nhân nhất định, không tốt cho cơ thể còn đang yếu ớt. Khi cơ thể dần phục hồi, mẹ có thể yên tâm ăn cả tôm đồng và tôm biển. 
  • Khi nào sản phụ có thể ăn tôm? Thời gian lý tưởng là sau sinh khoảng 1 tuần mẹ nhé. Trong khoảng 1 tuần đầu, cơ thể sản phụ còn yếu và hệ tiêu hóa còn nhạy cảm. Tôm có tính tanh nên có thể khiến những sản phụ có hệ tiêu hóa nhạy cảm bị tiêu chảy. 
  • Tôm là thực phẩm có tính hàn. Sản phụ không nên ăn tôm cùng các thực phẩm có tính hàn khác như dưa hấu, ốc, nghêu… Các thực phẩm có tính hàn khi kết hợp cùng nhau dễ gây lạnh bụng và tiêu chảy. 
  • Dù tôm có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng sản phụ không nên ăn quá nhiều tôm. Việc này sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng, không tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe sau sinh. Tốt nhất, sản phụ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau trong một bữa ăn. 
ở cữ ăn tôm được không 3 Sản phụ nên ăn các món đã chế biến chín từ tôm
  • Sản phụ hãy chắc chắn mình không bị dị ứng hải sản trước khi ăn tôm.
  • Tôm rất kỵ các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, đậu nành, sữa đậu nành. Sản phụ không nên kết hợp các loại thực phẩm này trong cùng một bữa ăn. 
  • Ăn tôm vào bữa trưa, tránh ăn tôm vào bữa tối dễ gây đầy bụng, khó tiêu. 
  • Trong một số trường hợp, sản phụ nên hạn chế ăn tôm như: Sản phụ bị cường giáp, sản phụ bị Gout.
  • Sản phụ ở cữ nên ăn các món tôm được chế biến chín, không ăn các món tái, sống để tránh bị ngộ độc thực phẩm hay nhiễm ký sinh trùng. 
Xem thêm  HIV là gì? Thời gian điều trị thuốc kháng virus HIV bao lâu?

Hy vọng qua bài viết trên giúp các sản phụ giải đáp được câu hỏi ở cữ ăn tôm được không rồi nhé! Tôm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nên phụ nữ sau sinh cứ yên tâm thưởng thức các món ăn từ tôm. Đừng quên đa dạng hóa thực đơn của mình với các loại thực phẩm khác để đủ dinh dưỡng bạn nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments