Chủ Nhật, Tháng 2 23, 2025
spot_img
HomeChăm Sóc BéGóc hỏi đáp: Vì sao bé ăn nhiều rau vẫn bị táo...

Góc hỏi đáp: Vì sao bé ăn nhiều rau vẫn bị táo bón?


Táo bón là tình trạng hầu như trẻ em nào cũng có thể mắc phải. Táo bón kéo dài có thể sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu khi đi ngoài. Nhiều ba mẹ sẽ cảm thấy thắc mắc tại sao bé ăn nhiều rau vẫn bị táo bón. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để có câu trả lời bạn nhé!

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị táo bón?

Táo bón là tình trạng xảy ra khi các chất thải hoặc phân trong đường ruột di chuyển chậm, trở nên cứng và khó thải ra bên ngoài. Đối với trẻ em các nguyên nhân dẫn đến táo bón có thể là:

  • Thay đổi chế độ ăn uống đột ngột: Một chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng và chất xơ có trong rau củ quả chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị táo bón. Hoặc có thể là do trẻ đang quen với chế độ ăn lỏng chuyển hoàn toàn sang ăn đặc.
  • Nhịn đi vệ sinh: Việc trẻ đi ngoài phân cứng gây đau có thể là nguyên nhân kéo dài chứng táo bón. Trẻ thường không muốn ngắt cuộc chơi để đi vệ sinh hoặc không thoải mái với nhà vệ sinh công cộng nên thường sẽ nhịn đi vệ sinh. Lâu dần sẽ gây nên tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn.
  • Những thói quen bị thay đổi: Những thói quen hằng ngày của trẻ đột nhiên bị thay đổi cũng khiến bé gặp phải tình trạng táo bón. Có thể là khi gia đình đi du lịch, trở lại trường học hoặc do căng thẳng làm ảnh hưởng đến chức năng ruột của trẻ.
  • Dị ứng sữa: Hiện tượng dị ứng sữa bò ở trẻ cũng có thể gây là tình trạng táo bón.
Xem thêm  Đồ chơi thông minh cho bé 3 tuổi: Tiêu chí lựa chọn và gợi ý 6 món cụ thể
Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón 

Vì sao bé ăn nhiều rau vẫn bị táo bón

Nhiều cha mẹ thắc mắc rằng vì sao bé ăn nhiều rau vẫn bị táo bón? Và thường lúng túng khi xảy ra hiện tượng này. Nguyên nhân có thể đến từ:

Do bổ sung rau sai cách

Rau xanh không chỉ giúp cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng cho trẻ, thì đây còn là nguồn chất xơ tự nhiên giúp làm mềm phân, giúp trẻ dễ đi ngoài hơn. Ba mẹ không nên chỉ bổ sung phần nước cốt của rau mà nên cho bé ăn cả phần bã để cơ thể hấp thu tốt hơn.

Vì sao trẻ ăn nhiều rau vẫn bị táo bón? 2
Vì sao bé ăn nhiều rau vẫn bị táo bón?

Bé uống ít nước

Trẻ ăn nhiều rau nhưng vẫn bị táo bón thì rất có thể trẻ chưa được bổ sung lượng nước mà cơ thể cần. Tùy vào độ tuổi của bé mà có những chỉ định khác nhau về lượng nước nạp vào cơ thể.

Cơ thể bé bị bệnh

Mặc dù trong khẩu phần ăn của trẻ vẫn bổ sung đầy đủ rau xanh nhưng trẻ vẫn táo bón có thể là do cơ thể bé bị bệnh phải bổ sung kháng sinh để điều trị. Thuốc kháng sinh có vai trò giúp trẻ tiêu diệt các vi khuẩn có trong đường ruột và gây những xáo trộn đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Để khắc phục tình trạng này mẹ có thể cho bé sử dụng các loại thuốc tiêu hóa hoặc sữa chua. Tuy nhiên tốt hơn hết mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại men tiêu hóa phù hợp nhất cho trẻ.

Xem thêm  Trẻ bị chân tay miệng có được tắm không?
Vì sao trẻ ăn nhiều rau vẫn bị táo bón? 3
Sử dụng thuốc trị bệnh cũng khiến trẻ táo bón 

Cách điều trị trẻ bị táo bón

Có các cách khác nhau để điều trị chứng táo bón ở trẻ như:

  • Thực phẩm bổ sung chất xơ hoặc chất làm mềm phân: Việc bổ sung chất xơ vào chế độ ăn hằng ngày có thể giúp trẻ hạn chế táo bón.
  • Đảm bảo lượng nước cung cấp cho trẻ: Việc thiểu nước khiến cản trở các hoạt động thường ngày của bé. Bên cạnh nước lọc mẹ có thể bổ sung nước dừa dể giúp hoạt động hệ tiêu hóa của trẻ trở nên dễ dàng hơn.
  • Massage bụng: Việc massage vùng bụng cho bé thường xuyên có thể kích thích đường ruột, tiêu hóa thức ăn nhanh chóng.

Mẹ cần lưu ý nếu trẻ bị táo bón, thì việc chỉ bổ rau xanh và chất xơ thì không đủ mẹ nên bổ sung thêm một số men tiêu hóa có ích cho đường ruột của trẻ. Tham khảo thêm các ý kiến của chuyên gia y tế để giải quyết nhanh tình trạng táo bón ở trẻ. Mẹ nên cho trẻ một tinh thần thoải mái để có thể dễ dàng “giải quyết nhu cầu” của bản thân.

Xem thêm:

  • Bé bị táo bón sau tiêu chảy các mẹ phải làm sao?
  • Tác dụng trị táo bón của bột sắn dây như thế nào?



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Xem thêm  Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không? Cách tắm cho trẻ đúng cách
Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments