Thứ Hai, Tháng 2 24, 2025
spot_img
HomeSức Khỏe Gia ĐìnhGiải đáp thắc mắc: Trào ngược dạ dày không nên ăn rau...

Giải đáp thắc mắc: Trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì?


Việc bổ sung các loại rau trong chế độ ăn uống hàng ngày vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe vừa giúp cải thiện đáng kể tình trạng trào ngược dạ dày. Rau có nhiều loại, người bệnh sẽ phân vân không biết nên ăn rau gì và kiêng ăn rau gì? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì.

Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì?

Khi bị trào ngược dạ dày, bạn nên ăn các loại rau sau:

Rau mơ: Thành phần carotene, protein, vitamin C trong lá mơ có tác dụng kháng viêm, giúp ức chế sự tăng tiết dịch axit trong thành dạ dày, hỗ trợ điều trị chứng trào ngược hiệu quả.

Rau cải xanh: Các loại vitamin như vitamin A, B, C… albumin, carotene, chất xơ trong rau cải xanh giúp ổn định hệ tiêu hóa, phòng ngừa tình trạng xuất huyết, viêm loét dạ dày…

Rau mùi: Các loại vitamin và khoáng chất như sắt, canxi, photpho… trong rau mùi giúp loại bỏ nồng độ axit bị dư thừa còn lại trong niêm mạc và thành dạ dày

Rau mương: Đây là một loại cây có vị ngọt nhẹ, tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm khá tốt. Loại rau này là vị thuốc thảo dược giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa hiệu quả, điều trị các bệnh như viêm nhiễm, sình bụng, tiêu chảy.

Rau cải xanh là loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày

Bị trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì?

Vậy trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì? Một số loại rau xanh như rau cải, rau ngót, dưa chuột, súp lơ, đậu xanh… có thể làm giảm tiết dịch vị axit trong dạ dày, ngăn sự trào ngược vào thực quản nên rất tốt cho chứng bệnh trào ngược dạ dày. Như vậy bạn không cần phải kiêng ăn rau, tuy nhiên nên ăn với một lượng vừa phải.

Xem thêm  Thịt heo bao nhiêu calo? Ăn thịt heo có tốt không?

Khi ăn rau, cần lưu ý là người bệnh không nên ăn rau chung với một số hoa quả có tính axit.

Họ cam quýt

Các sản phẩm làm từ cà chua

Ăn các sản phẩm làm từ cà chua như salsa và sốt cà chua có thể bị các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, những người bị trào ngược dạ dày nên tránh hoặc giảm ăn các sản phẩm từ cà chua. Nếu muốn ăn thì người bệnh ưu tiên lựa chọn những trái cà chua tươi sống thay vì dùng sản phẩm đóng hộp.

Với những người có sức khỏe bình thường, cà chua lại là thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp nguồn lycopene cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, bạn không cần thiết kiêng các sản phẩm từ cà chua trừ khi chúng là nguyên nhân làm các triệu chứng trào ngược nặng hơn.

Giải đáp thắc mắc: Trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì? 2
Người bị trào ngược không nên ăn rau chung với các sản phẩm được làm từ cà chua

Người bị trào ngược dạ dày cần kiêng thực phẩm gì?

Ngoài việc quan tâm đến trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì, người bệnh cũng nên tránh dùng những thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo: Người bệnh cần kiêng những thực phẩm có hàm lượng chất béo rất cao như mỡ động vật, đồ chiên rán vì chứa nhiều dầu mỡ. Dạng chất béo này vừa tăng thêm tình trạng bệnh trào ngược mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch.
  • Các chất kích thích, đồ uống có cồn: Những chất kích thích chứa nhiều cafein làm kích thích sự giãn cơ vòng ở phía dưới thực quản và là tác nhân gây nên tình trạng mất ngủ thường xuyên. Các chất này cũng làm tăng sự tiết dịch vị axit có trong dạ dày và khiến phần thức ăn dư thừa bị trào ngược lên trên. Một số đồ uống chứa cồn và cafein mà bạn nên hạn chế sử dụng như các loại nước ngọt, cà phê, nước trà xanh…
  • Thực phẩm nhiều muối: Người bệnh trào ngược nên hạn chế tiêu thụ muối để tình trạng bệnh không trở nên trầm trọng. Khi muối được hấp thụ vào trong cơ thể, sẽ gây cảm giác nóng rát ở vùng cổ họng và vùng thượng vị. Ngoài ra, người bệnh thường xuyên ăn muối và thức ăn mặn sẽ gặp tình trạng mất nước, táo bón, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả.
  • Đồ ăn cay nóng: Thói quen ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt… đã gây nên căn bệnh trào ngược dạ dày. Khi thực phẩm này được hấp thụ vào niêm mạc ruột, chúng sẽ gây kích ứng và gây những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội tại vùng thượng vị, sẽ khó kiểm soát bệnh hơn do lượng axit trong dạ dày bị tăng cao.
Xem thêm  7 bài tập yoga thải độc cơ thể cực hiệu quả bạn nên thử

Thuốc điều trị hội chứng trào ngược dạ dày 

Ngoài việc chú ý trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì, bạn có thể dùng các loại thuốc trào ngược dạ dày sau để cải thiện triệu chứng của bệnh.

Thuốc Gaviscon Reckitt Benckiser

Người bệnh trào ngược dạ dày có thể dùng thuốc Gaviscon Reckitt Benckiser để trung hòa acid dịch vị trong dạ dày. Nhờ các thành phần chính gồm Natri Bicarbonat, Natri Alginat và Calci Carbonat, thuốc được dùng điều trị hiệu quả các triệu chứng liên quan đến viêm thực quản do trào ngược, các triệu chứng của chứng trào ngược dạ dày thực quản như ợ chua, ợ nóng, khó tiêu do trào ngược sau bữa ăn hoặc khi mang thai.

Một hộp thuốc gồm 24 gói, mỗi gói chứa 10ml hỗn dịch uống màu trắng, có mùi bạc hà.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc, đặc biệt lưu ý thuốc Gaviscon chống chỉ định trường hợp quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc bao gồm các ester của hydroxybenzoat.

Giải đáp thắc mắc: Trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì? 3
Thuốc Gaviscon Reckitt Benckiser

Thuốc Gaviscon Dual Action Reckitt Benckiser

Khi bị các triệu chứng buồn nôn và nôn, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, viêm dạ dày do trào ngược, người bệnh có thể dùng thuốc Gaviscon Dual Action thuộc nhóm thuốc kháng acid, chống trào ngược và chống loét để điều trị nhờ thuốc có thành phần chính gồm Natri Bicarbonat, Natri Alginat và Calci Carbonat. Thuốc Gaviscon được biết đến với công dụng làm giảm chứng ợ nóng cho đến 4 giờ.

Xem thêm  Bột tẩy trắng răng là gì? Một số nhược điểm và lưu ý khi dùng
Giải đáp thắc mắc: Trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì? 4
Thuốc Gaviscon Dual Action

Hộp thuốc gồm 24 gói, mỗi gói chứa 10ml hỗn dịch thuốc uống có mùi bạc hà, màu trắng đục.

Sau khi đọc bài viết trên, bạn đã biết trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì và những thực phẩm cần tránh khi bị chứng bệnh này, từ đó xây dựng thực đơn mỗi ngày tốt cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm: Trào ngược dạ dày gây tiêu chảy là do bệnh lý gì?



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments