Thai 35 tuần nặng bao nhiêu là đạt chuẩn và đâu là nguyên nhân khiến thai chậm phát triển? Các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào để đảm bảo sự phát triển của thai nhi? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.
Sự phát triển của thai 35 tuần
Để có cái nhìn chính xác hơn về chủ đề thai 35 tuần tuổi nặng bao nhiêu là đạt chuẩn, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua một vài thông tin về sự phát triển của thai nhi 35 tuần tuổi trước nhé.
Bước sang tuần tuổi thứ 35 của thai kỳ, sự phát triển của thai nhi ngày rõ rệt cả về chiều cao và cân nặng. Trong giai đoạn này, làn da của em bé đã trở nên căng mịn hồng hào và tay chân cũng trở nên tròn trịa hơn so với giai đoạn trước. Lúc này, không gian trong tử cung cũng không còn quá nhiều chỗ trống, song thai nhi vẫn không ngừng phát triển cả về kích thước và trọng lượng.
Khi thai nhi 35 tuần tuổi, các cơ quan nội tạng của thai nhi đã hoàn thiện và một số chức năng có thể hoạt động như gan bắt đầu chuyển hóa đồng thời xử lý các chất trong cơ thể hay thận cũng đã phát triển hoàn thiện, thính giác của trẻ đã trở nên nhạy bén hơn. Đặc biệt, khi nghe cha mẹ trò chuyện hay hát hò thì thai nhi thường có xu hướng cử động để phản hồi lại cha mẹ.
Ngoài những thay đổi trên cơ thể thì thai nhi cũng di chuyển xuống thấp dần trong khung xương chậu và điều này giúp mẹ bầu cảm thấy dễ thở hơn. Tuy nhiên, khi thai nhi hạ thấp xuống phía dưới sẽ làm tăng áp lực cho bàng quang dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều hơn ở mẹ bầu, đôi khi còn xuất hiện cảm giác tức vùng bụng dưới và việc đi lại trở nên nặng nề hơn.
Xem thêm: Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối thai kỳ
Thai 35 tuần nặng bao nhiêu?
Thai 35 tuần nặng bao nhiêu đạt chuẩn là một trong những câu hỏi có tỷ lệ người đăng tải nhiều nhất trên các diễn đàn chăm sóc sức khỏe mẹ và bé.
Theo các chuyên gia sản khoa tuần thai thứ 35 là một trong những mốc thời gian quan trọng ở chặng đường cuối của thai kỳ. Chỉ cần thêm 1 tuần nữa thôi là thai nhi sẽ bước sang tuần thứ 36, lúc này em bé được xem như đã đủ ngày đủ tháng. Tại thời điểm này, cân nặng của thai nhi sẽ quyết định đến trọng lượng của trẻ khi chào đời. Vậy thai 35 tuần nặng bao nhiêu là đạt chuẩn?
Căn cứ vào bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế của WHO thì thai 35 tuần sẽ có chiều dài khoảng 47cm và trọng lượng khoảng 2,4kg. So với 3 tháng giữa thì chỉ số của thai nhi ở tuần tuổi này đã tăng khoảng 30%. Tuy nhiên đây chỉ là một con số có tính tương đối và theo kinh nghiệm mang thai của các mẹ thì cân nặng của trẻ sẽ dao động trong khoảng từ 2,2 – 2,7kg. Theo các chuyên gia, cân nặng thực của trẻ sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như di truyền, sức khỏe của mẹ, dinh dưỡng, độ chính xác của thiết bị siêu âm và trình độ chuyên môn của bác sĩ.
Nguyên nhân khiến cân nặng của thai 35 tuần không đạt chuẩn
Đến đây chắc hẳn các mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc thai 35 tuần nặng bao nhiêu là đạt chuẩn rồi phải không. Với những trường hợp cân nặng của thai nhi không đạt chuẩn hay nói cách khác là dưới mức cho phép thì nguyên nhân có thể do:
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ kém: Ở 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh kéo theo đó là nhu cầu dinh dưỡng cũng tương đối lớn. Nếu mẹ không có chế độ dinh dưỡng phù hợp và không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ dẫn đến trẻ chậm tăng trưởng.
- Mẹ bầu bị cao huyết áp: Cao huyết áp sẽ khiến lượng máu đến nhau thai bị giảm. Điều này khiến cho trẻ nhận được ít oxy và dinh dưỡng. Chính vì thế, trong tam cá nguyệt thứ 3, mẹ cần đặc biệt chú ý đến tình trạng cao huyết áp để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
- Bất thường ở thai nhi: Một số bất thường ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi phải kể đến như tình trạng thoái hóa nhau, nhau bong non… Trong trường hợp này, mẹ cần theo dõi sát sự phát triển của thai nhi để có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Những lưu ý giúp thai nhi 35 tuần phát triển tốt
Để giúp thai nhi đạt được cân nặng chuẩn, các mẹ cần nắm được một số lưu ý sau:
Chế độ dinh dưỡng
Trong giai đoạn này, mẹ bầu cần duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chú ý đến các vi chất như kẽm, sắt, canxi, magie, axit folic, vitamin… bởi những dưỡng chất này rất cần thiết cho quá trình hoàn thiện cũng như phát triển của thai nhi.
Mẹ cần lưu ý trong 3 tháng cuối của thai kỳ thì mẹ cần tăng khoảng 5 – 6kg để đảm bảo cho sự phát triển cũng như mức tăng trưởng của em bé trong bụng mẹ. Tuy nhiên, mẹ cần hết sức chú ý nên việc nạp thức ăn cho cơ thể để ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường thai kỳ, tăng cân quá mức và phù nề khi mang thai.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày mẹ cần đảm bảo cung cấp cho cơ thể 2200 – 2500kcal. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tăng lượng đạm bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu đạm như thịt, trứng, sữa… Ngoài ra, mẹ cũng nên chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá no để tránh tình trạng khó chịu và đầy bụng.
Chế độ vận động
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, những em bé được sinh ra bởi người mẹ chăm chỉ tập thể dục thường có xu hướng ngủ sớm và làm dịu bản thân tốt hơn, bởi quá trình tập luyện của mẹ sẽ kích thích trẻ thông qua sự thay đổi nhịp tim, nồng độ oxy…
Chính vì thế, ở tuần thai thứ 35, mẹ nên duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng hoặc tập các bài tập phù hợp dành cho mẹ bầu, ưu tiên các bài tập như ngồi thiền, đi bộ, yoga…
Ngủ đủ giấc
Theo thống kê, có khoảng hơn 75% mẹ bầu khi mang thai ở tuần thứ 35 bị mất ngủ bởi lúc này thai nhi đã lớn và có xu hướng chèn ép lên các cơ quan khiến mẹ cảm thấy khó chịu. Việc ngủ đủ giấc và đảm bảo chất lượng giấc ngủ sẽ giúp mẹ bầu cải thiện đáng kể cảm giác mệt mỏi trong giai đoạn này.
Để khắc phục tình trạng mất ngủ cũng như cải thiện chất lượng giấc ngủ, mẹ có thể thư giãn bằng cách tắm nước ấm, đọc sạch hoặc ngồi thiền. Nếu vẫn chưa thể ngủ sau 20 – 30 phút thì mẹ hãy rời khỏi giường và tìm những công việc nhỏ như sắp xếp quần áo, đan hoặc thêu thùa. Sau đó cố gắng ngủ lần nữa.
Trên đây là những thông tin cơ bản về sự phát triển của thai nhi 35 tuần tuổi mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết này bạn đọc có thể giải đáp được thắc mắc thai 35 tuần nặng bao nhiêu là đạt chuẩn. Chúc mẹ và bé luôn bình an và khỏe mạnh.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.