Hầu hết những trường hợp sinh con so đầu lòng các sản phụ đều được thực hiện một thủ thuật y khoa rất phổ biến đó là rạch tầng sinh môn. Thủ thuật này giúp cho việc thai sổ được nhanh chóng hơn và trẻ sơ sinh giảm nguy cơ bị ngạt. Đối với người mẹ, thủ thuật này giúp rút ngắn thời gian đau đẻ, mẹ được hỗ trợ rạch tầng sinh môn giúp cho việc rặn đẻ dễ dàng hơn, giảm nguy cơ đau đớn và chảy máu đồng thời giúp vết rách được đúng theo ý bác sĩ hơn. Không những thế, việc rạch tầng sinh môn còn giúp cho việc thực hiện vết khâu tầng sinh môn được thẩm mỹ hơn, giảm nguy cơ sẹo lồi tầng sinh môn.
Theo thống kê, có hơn 70% các phụ nữ sau lần đầu tiên sinh con đều nghĩ rằng sẽ không sinh con lần nữa do ám ảnh bởi cơn đau đẻ kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, đặc biệt là đối với các mẹ sinh thường. Tuy nhiên, cũng có không ít những chị em phụ nữ có ý định sinh thường lần 2 luôn lo lắng và thắc mắc việc rạch tầng sinh môn. Vậy thực ra sinh thường lần 2 có khác gì so với lần đầu không, có bị rạch tầng sinh môn không… đó là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc.
Sinh thường lần 2 có rạch tầng sinh môn không?
Dù bạn sinh thường lần 1, lần 2 hoặc thậm chí lần 3… sản phụ nào cũng sẽ phải vượt cạn – vượt qua cơn đau đẻ, cơn đau gò tử cung… kéo dài nhiều giờ liền. Đối với sinh thường lần 2, cổ tử cung cũng vẫn phải mở từ 0cm cho đến 10cm bạn mới có thể sinh được. Không những thế, khi sinh thường lần 2, các mẹ cũng đều phải thực hiện rạch tầng sinh môn như nhau.
Tuy nhiên, đối với một số sản phụ “dễ sinh”, có vùng âm hộ giãn nỡ tốt kết hợp với thai không quá to, kỹ thuật rặn đẻ tốt… bác sĩ có thể cân nhắc việc không cần rạch tầng sinh môn cho lần sinh thường thứ 2. Dưới đây là những trường hợp các mẹ sinh thường lần 2 không cần rạch tầng sinh môn:
- Sức khỏe của người mẹ tốt và không bị mắc các bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục trong thời kỳ mang thai.
- Người mẹ có cơ địa khung chậu rộng và không có bệnh lý vùng chậu nào.
- Cổ tử cung người mẹ mở rộng, các cơn co tử cung đều, đủ lực để đưa trẻ sơ sinh ra ngoài thuận lợi.
- Tầng sinh môn người mẽ giãn nở tốt và linh hoạt.
- Sức khỏe của thai nhi tốt và không có dấu hiệu suy thai.
- Ngôi thai thuận và khi siêu âm nhận thấy thai không quá to.
Sinh thường lần 2 khác gì sinh thường lần đầu?
Sau lần sinh nở đầu tiên, cơ thể người mẹ đã có nhiều biến đổi nhất định. Mặc dù đã có kinh nghiệm sinh thường lần đầu, tuy nhiên quá trình “vượt cạn” lần 2 ít nhiều vẫn có sự thay đổi luôn làm cho các mẹ lo lắng.
Theo chia sẻ của các chị em đã sinh thường lần 2 cho biết, thì thời gian chuyển dạ của lần sinh thường thứ 2 sẽ rút ngắn hơn rất nhiều so với lần đầu tiên. Thông thường, một cuộc chuyển dạ sẽ có thể kéo dài từ 6 cho đến 24 tiếng. Tuy nhiên, đối với các trường hợp sinh con lần 2, thời gian chuyển dạ sẽ rút ngắn lại khoảng từ 8 cho đến 16 tiếng.
Khi có những dấu hiệu chuyển dạ như: Rỉ ối, xuất hiện dịch hồng âm đạo hoặc có các cơn đau khi bụng gò cứng… thì các sản phụ nên đến bệnh viện gấp để chuẩn bị cho quá trình lâm bồn của mình. Nếu đã đến ngày dự sinh nhưng chưa có bất kỳ dấu hiệu gì, chị em nên bình tĩnh và tránh sự lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi. Thay vào đó hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra cơn gò, nếu phát hiện các bất thường nào bạn sẽ nhận được chỉ định sớm nhất từ bác sĩ.
Sinh thường lần 2 có đau không?
Hơn thế nữa, các bác sĩ khoa sản đều nhận định rằng: Sản phụ khi sinh con rạ (con thứ) bao giờ cũng dễ sinh và ít đau đớn hơn so với sinh con so (con đầu lòng). Tuy nhiên, có những mẹ đẻ thưa, tức là sinh đứa con sau cách con trước hơn 5 năm, thì sinh thường lần 2 sẽ tương tự, vẫn đau như sinh thường lần đầu. Ngoài ra, do cấu trúc cơ thể của người mẹ đã giãn nở và dẻo dai hơn rất nhiều, mẹ cũng đã có kinh nghiệm trong việc rặn và thở khi sinh cũng như không còn vụng về như lần đầu, nên quá trình sinh con cũng không quá đau như lần trước đó.
Đau dạ con sau sinh lần 2 là gì?
Tuy sinh thường lần 2 có thể đau ít hơn so với lần đầu nhưng cơn co thắt tử cung giúp đẩy các mô và máu thừa vô tình đã hình thành cơn đau dạ con sau sinh. Khi mang thai, tử cung sẽ giãn nở theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi. Sau khi sinh xong, tử cung của người mẹ bắt đầu co thắt để trở về với kích thước ban đầu. Thông thường, những cơn đau dạ con sau sinh sẽ kéo dài khoảng 2 đến 3 ngày. Một số trường hợp có khi lâu hơn tùy theo cơ địa mỗi mẹ. Cơn đau có thể sẽ trở nên dữ dội nhất vào 2 ngày đầu sau sinh và sẽ nhanh chóng giảm dần vào ngày thứ 3. Khi cơn đau càng mạnh, mẹ bỉm đau càng nhiều thì tử cung càng mau co lại và cơn đau nhanh chóng biến mất.
Khi sinh thường lần 2, các cơ tử cung yếu hơn hẳn so với sinh lần 1, dạ con cũng bị giãn nhiều hơn. Do đó, cơ thể sẽ bắt buộc các cơn co bóp phải thực hiện mạnh và nhiều hơn để giúp tử cung nhanh chóng trở về trạng thái bình thường ban đầu. Đau dạ con là sự thực mà các chị em phụ nữ từng vượt cạn lần 2 đúc kết được.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc cho vấn đề sinh thường lần 2 có bị rạch tầng sinh môn không hi vọng làm hài lòng bạn đọc. Sinh con là cột mốc và dấu ấn rất quan trọng, rất khó để quên trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ. Do đó, dù sinh lần đầu hay sinh lần 2, các mẹ không nên quá lo lắng và hãy trang bị cho mình thật nhiều kiến thức cũng như sự hiểu biết về sinh đẻ nhằm có thể đón con chào đời một cách an toàn và khỏe mạnh.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.