Gentrisone là một loại thuốc kháng khuẩn hiệu quả trị viêm da dị ứng có kèm theo nhiễm nấm, nhiễm khuẩn. Thuốc gentrisone có hiệu quả điều trị tốt nhưng liệu có đủ an toàn để bà bầu sử dụng hay không. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu vấn đề bà bầu có dùng được gentrisone hay không qua bài viết dưới đây.
Sơ lược về Gentrisone
Thuốc gentrisone là một loại thuốc thường gặp để trị các bệnh về da liễu. Gentrisone là thuốc được chỉ định trong trường hợp đối tượng viêm da dị ứng có kèm nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm.
Thuốc Gentrisone được sử dụng ở dạng kem bôi ngoài da. Tác dụng chính là ức chế tổng hợp các chất trung gian gây viêm. Từ đó có tác dụng giảm dấu hiệu bệnh viêm da dị ứng như: Ngứa ngáy, khó chịu của bệnh viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, mề đay, bệnh vảy nến, vết côn trùng đốt, bôi ngứa vùng kín,… Đồng thời ức chế hoạt động và sự phát triển của vi khuẩn và vi nấm đặc biệt là chủng nấm da do Candida albicans và lang ben do Malassezia furfu.
Bảng thành phần của thuốc Gentrisone bao gồm 3 hoạt chất:
- Gentamicin sulfate 0,1% (10mg) là một kháng sinh ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn.
- Betamethasone dipropionate 0,05% (6.4mg) là một glucocorticoid hiệu quả trong việc kháng viêm, giảm ngứa.
- Clotrimazole 1% (100mg) có tác dụng chống lại vi nấm.
Tác động của các thành phần của Gentrisone đối với bà bầu
Gentrisone chỉ chứa 3 hoạt chất chính kể trên với tác dụng có lợi điều trị bệnh viêm da. Nhưng đối với đối tượng đặc biệt như bà bầu thì những hoạt chất trên có ảnh hưởng như sau:
- Gentamicin: Đã được công bố với độc tính trên bào thai khá thấp. Nhưng đối với một số cơ địa đặc biệt, gentamicin vẫn có khả năng gây độc ảnh hưởng thai nhi.
- Betamethasone dipropionate: Khi tiếp xúc tại chỗ như kem bôi da thì nguy cơ đối với mẹ và thai nhi tăng nhẹ.
- Clotrimazole: Chưa có bằng chứng xác thực nào cho thấy clotrimazole có độc tính đối với thai nhi. Nhưng đã được biết clotrimazole có hấp thu một lượng nhỏ vào cơ thể khi bôi trực tiếp trên da.
Vậy bà bầu có dùng được Gentrisone không?
Mặc dù, hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào về độc tính của các thành phần trên đối với bà bầu. Cùng với sự phân tích tổng quan về các hoạt chất trong bảng thành phần như trên thì, chúng ta vẫn chưa đủ bằng chứng để khẳng định rằng gentrisone đủ an toàn đối với phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.
Vậy nên, trong quá trình mang thai, bà bầu có dùng được gentrisone hay không thì cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ. Và bà bầu cần thông báo với bác sĩ về các triệu chứng trên da, trên cơ thể, đặc biệt những dị ứng mà bản thân đã biết để bác sĩ có thể cân nhắc về cơ địa, sức khỏe của bà bầu và đưa ra lời khuyên và thuốc sử dụng phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho bà bầu và thai nhi.
Một số tác dụng phụ của Gentrisone mà bà bầu nên tham khảo
Trong quá trình sử dụng gentrisone, người bình thường vẫn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn. Đặc biệt đối với bà bầu, đối tượng cần quan tâm đặc biệt đến sức khỏe, thì cần tham khảo thêm những tác dụng phụ thường gặp của gentrisone như sau:
- Giảm sắc hồng cầu, chảy dịch tại vùng có bôi thuốc, nóng da, nổi mẩn ngứa.
- Dùng thuốc trên diện rộng: Người dùng có thể gặp tác dụng phụ như kích ứng da, rát, châm chích da, có thể có phát ban, phù và gặp các dạng nhiễm trùng khác nữa trên da.
- Thậm chí, bạn có thể gặp các tác dụng phụ như: Rậm lông, teo da, nhìn mờ, tăng nhạy cảm,…
- Hạn chế bôi lên vùng da mặt
- Không dùng gentrisone nếu dị ứng với bất kì thành phần nào.
- Chỉ nên dùng tối đa 5 – 7 ngày.
- Kết hợp với chế độ vệ sinh cơ thể hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Đối với phụ nữ có thai, chỉ sử dụng khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bà bầu có dùng được gentrisone để trị viêm da dị ứng hay không đã được giải đáp dựa trên bảng thành phần như trên. Nhưng đối với bà bầu luôn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào để đảm bảo an toàn cho bà bầu và thai nhi.
Xem thêm: Bà bầu có được dùng dung dịch vệ sinh Lactacyd không?
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.