Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeDinh DưỡngGiá trị sức khỏe của rau muống là gì? Nên vắt chanh...

Giá trị sức khỏe của rau muống là gì? Nên vắt chanh vào nước rau muống khi nào là hợp lý?


Rau muống rất dễ tìm và có nhiều lợi ích về sức khỏe nếu bổ sung điều độ. Có rất nhiều cách chế biến món ăn từ rau muống, trong đó có nước rau muống. Bài viết của Long Châu dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi về món ăn trên đó là nên vắt chanh vào nước rau muống khi nào là hợp lý?

Lợi ích sức khỏe từ rau muống

Trước khi trả lời cho câu hỏi vắt chanh vào nước rau muống khi nào hợp lý thì không thể bỏ qua lợi ích của rau muống đối với sức khỏe. Theo thống kê dinh dưỡng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) trong 100 g rau muống tươi và chưa qua chế biến có chứa:

  • Hàm lượng Vitamin C cao (55 mg) chiếm tỷ lệ 92%;
  • Vitamin A hàm lượng cao (6300 IU) chiếm đến 210% tính trên 100 g rau;
  • Calories thấp chỉ khoảng 19 kcal/100 g rau;
  • Đa dạng các nhóm vitamin nhóm B như vitamin B1, B2, B3, B9;
  • Các nhóm khoáng chất như Fe, Zn, Ca, Mg,… tương đối đa dạng.
Rau muống có nhiều lợi ích với sức khỏe nhờ sự đa dạng các nhóm vitamin và khoáng chất

Với đa dạng thành phần từ vitamin đến khoáng chất và nguồn năng lượng thấp, khi bổ sung rau muống vào khẩu phần ăn hằng ngày đem lại những lợi ích sức khỏe bất ngờ như:

Chống oxy hóa

Với đa dạng các nhóm dinh dưỡng cũng như thành phần chống oxy hóa thì rau muống đem lại khả năng phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là các bệnh lý tim mạch. Với thành phần giàu vitamin A, C giúp chống lại các gốc tự do, tái tạo tế bào và liên kết cấu trúc như da, tóc, móng từ đó duy trì một sức khỏe lành mạnh.

Tăng cường hệ miễn dịch

Với đa dạng các nhóm vitamin, khoáng chất thì việc bổ sung rau muống giúp tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật từ đó giảm tỷ lệ nhập viện, gia tăng chất lượng cuộc sống.

Xem thêm  Xoài sấy dẻo bao nhiêu calo? Ăn nhiều xoài sấy dẻo có béo không?

Cân bằng dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị bệnh

Việc bổ sung rau muống với một lượng phù hợp giúp đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ chất. Bên cạnh đó, chất xơ trong rau giúp hạn chế tình trạng táo bón hiệu quả. Hơn nữa, các khoáng chất như Mg, Ca, Fe có trong rau đóng vai trò hỗ trợ trong điều trị các bệnh lý về xương khớp, tế bào máu cũng như kiểm soát các bệnh lý mạn tính khác.

Rau muống thực sự mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe. Hiểu được những lợi ích mang lại có thể chế biến thành các món ăn ngon tốt cho sức khỏe và là tiền đề để trả lời cho câu hỏi việc vắt chanh vào nước rau muống khi nào.

Nên vắt chanh vào nước rau muống khi nào?

Việc vắt chanh vào nước rau muống có thể xuất phát từ những lợi ích khác nhau. Các lợi ích có thể kể đến là: Tạo hương vị cho món ăn; tăng tính thẩm mỹ của món ăn và tác dụng hiệp lực cộng hợp đối với sức khỏe.

Tạo hương vị cho món ăn

Theo quan điểm dân gian xưa, việc vắt chanh vào nước rau muống tạo sự kích thích ăn ngon cũng như làm phong phú hương vị bữa ăn. Việc vắt chanh vào nước rau muống khi nào dựa trên khẩu vị mà người chế biến mong muốn tạo nên. Mong muốn đem lại vị chua cho món ăn hoặc cân bằng khẩu vị sau khi chế biến chính là yếu tố quyết định. Vào thời điểm nắng nóng của mùa hè thì thêm chanh vào nước rau muống giúp giải nhiệt và đem lại cảm giác thanh nhiệt.

Xem thêm  5 lợi ích bất ngờ của trái khế đối với sức khỏe không phải ai cũng biết

Tăng tính thẩm mỹ cho món ăn

Trong rau muống thì thành phần diệp lục chiếm một tỷ lệ nhất định và có vai trò như một chất giúp nhận biết màu sắc. Việc vắt chanh vào nước rau muống khi nào cũng có thể tùy thuộc vào mong muốn về thẩm mỹ của người chế biến món ăn. Nếu nước rau muống khi vắt thêm chanh chuyển sang đỏ, đó là kết quả của phản ứng hóa học giữa thành phần kim loại có trong rau với môi trường axit của chanh đem lại, sự thay đổi thành phần trong diệp lục sẽ dẫn đến việc màu đỏ xuất hiện.

Việc vắt chanh vào nước rau muống bên cạnh yếu tố về màu sắc, môi trường khi trồng rau cũng tác động không ít đến lượng diệp lục trong rau muống. Chẳng hạn khi thời tiết mưa nhiều, nước rau muống sẽ có màu sắc trong suốt hơn do hàm lượng diệp lục giảm đi. Trong trường hợp khác nếu lượng diệp lục trong rau muống lớn hơn, nhất là khi rau được thu hoạch vào cuối năm, khi nấu chín nước sẽ có màu xanh đậm.

Mang lại giá trị sức khỏe

Việc vắt chanh vào nước rau muống khi nào không chỉ là chỉ dấu hoặc gia tăng thẩm mỹ mà còn là những giá trị sức khỏe mang lại. Theo kinh nghiệm y học dân gian, rau muống giúp nhuận tràng nhẹ, giải nhiệt vào mùa hè. Việc vắt chanh vào tạo ra hiệp lực cộng hợp giúp kích thích tiêu hóa và thèm ăn, từ đó tăng hiệu quả hấp thu các dưỡng chất của rau muống vào cơ thể tốt hơn.

Xem thêm  11 thực phẩm giàu vitamin B6 cần thiết cho cơ thể
Giá trị sức khỏe của rau muống là gì? Nên vắt chanh vào nước rau muống khi nào là hợp lý? 2
Vắt chanh vào nước luộc rau muống tạo hiệp lực cộng có lợi đối với sức khỏe hệ tiêu hóa

Phương pháp nhận diện rau muống an toàn

Như vậy, có thể thấy bạn có thể vắt chanh vào nước luộc rau muống vào bất lý lúc nào, kể cả khi rau vừa luộc xong, nước còn nóng, hoặc sau đó khi nước nguội, điều này không gây ảnh hưởng gì đến chất lượng món ăn cũng như là sức khỏe của bạn.

Ngoài ra, vắt chanh vào nước rau muống cũng có thể là một cách để nhận biết rau có an toàn hay không, cụ thể:

  • Vắt chanh vào nước rau muống có sự chuyển màu từ xanh sang vàng nhạt hoặc đỏ nhạt: Phản ứng bình thường do thành phần trong rau muống  phản ứng trong môi trường axit.
  • Vắt chanh vào nước rau muống không có sự chuyển màu hoặc sẫm màu hơn: Rau muống có dấu hiệu hỏng hoặc đã có nhiễm hóa chất do dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón hoặc các kim loại nặng.
Giá trị sức khỏe của rau muống là gì? Nên vắt chanh vào nước rau muống khi nào là hợp lý? 3
Vắt chanh vào nước rau muống khi nào là câu hỏi của nhiều người

Rau muống nói chung và nước rau muống nói riêng có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt là vào mùa nắng nóng. Hy vọng thông qua bài viết của Long Châu giúp trả lời thắc mắc liên quan đến việc vắt chanh vào nước rau muống khi nào là hợp lý.



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments