Gạo lứt là loại gạo được khuyến khích sử dụng khi chứa nhiều chất xơ cùng các nguyên tố selen, mangan có tác dụng chống oxy hóa và cải thiện tốt hệ tiêu hóa, hơn nữa lượng chất béo có trong gạo lứt cũng chiếm rất ít, vì vậy mà gạo lứt không chỉ để ăn no bụng mà còn được nhiều người áp dụng vào chế độ eat clean giảm cân, làm đẹp da, phòng ngừa bệnh tiểu đường,… Thế nhưng nếu bạn lỡ không biết cách bảo quản dẫn đến gạo lứt bị mốc, sâu đen thì sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi gạo lứt bị mốc có ăn được không bên cạnh một số dấu hiệu của gạo lứt khi bị hỏng cùng với bí quyết bảo quản sao cho tốt nhất.
Công dụng lớn nhất từ gạo lức có thể bạn chưa biết
Bạn đã từng nghe qua về nhiều loại gạo lứt thế nhưng có bao giờ bạn tìm hiểu kỹ về công dụng của gạo lứt chưa? Vì sao gạo lứt lại trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho sức khỏe, hãy cùng điểm qua 3 tác dụng lớn nhất của gạo lứt đối với sức khỏe nhé, chắc chắn bạn sẽ rất bất ngờ đó.
Gạo lứt là bạn đồng hành với sức khỏe đường ruột
Gạo lứt chứa hàm lượng chất xơ cần thiết để hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất, đảm nhiệm vai trò thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh và dễ dàng hơn, giảm nguy cơ táo bón, phòng ngừa hiệu quả bệnh trĩ.
Ngoài ra lượng lớn mangan có trong gạo lứt còn giúp tiêu hao chất béo và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh không chứa gluten vì gạo lứt không có thành phần này. Có một lưu ý nhỏ ngoài việc ăn gạo lứt, bạn nên uống nhiều nước để phát huy tối đa hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa.
Hỗ trợ kiểm soát cân nặng khi eat clean
Gạo lứt từ lâu dần trở thành “bạn thân” của những ai đã, đang và sẽ áp dụng eat clean, vậy có bao giờ bạn thắc mắc gạo lứt mang lại ý nghĩa gì đối với chế độ ăn kiêng này không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì việc duy trì ăn gạo lứt sẽ giúp cơ thể duy trì được năng lượng lâu hơn, từ đó trong lượng cơ thể sẽ ổn định nhờ vào chất xơ có trong gạo lứt sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, mang lại cảm giác no lâu không thèm ăn.
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Nghiên cứu Dinh dưỡng năm 2008, sử dụng gạo lứt còn mang lại hiệu quả trong việc điều chỉnh cân nặng và cải thiện hoạt tính enzyme oxy hóa ở phụ nữ béo phì. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn thì hãy thử ngay để tự mình kiểm chứng kết quả nhé.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Theo nhiều chuyên gia sức khỏe, gạo lứt có chỉ số đường thấp hơn 23.7% so sới gạo trắng, hơn nữa trong gạo lứt còn chứa nhiều hàm lượng axit phytic, polyphenol, chất xơ nên có nhiều lợi ích đối với người bệnh tiểu đường, giảm tình trạng tăng đường huyết đột ngột.
Làm sao để nhận biết gạo lứt bị mốc?
Gạo lứt có đặc điểm rất dễ bị ẩm vào mùa mưa, nên khi vào thời tiết này người sử dụng cần mang gạo lứt ra phơi đủ nắng để tránh bị ẩm mốc và vi khuẩn xâm nhập. Nếu không may gạo lứt bị hỏng nặng thì không thể ăn, nếu không sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm.
Gạo lứt tươi là gạo có mùi thơm và đây chính là yếu tố rõ nhất để bạn đánh giá được độ tươi của gạo lứt, vì thế nếu gạo có mùi vị bất thường không như ban đầu rất có thể gạo đã bị vi khuẩn xâm nhập. Hơn nữa gạo lứt khi nấu chưa chín sẽ rất dễ hư và bạn có thể nhận biết dễ dàng. Có hai dấu hiệu thường gặp để biết được gạo lứt có bị hư hỏng hay không, cụ thể:
- Gạo lứt bị hư khi nấu sẽ không hút nước tốt, sau khi nấu khi ăn vào có hiện tượng quá dai.
- Gạo lứt đổi màu sắc, có côn trùng bên trong, xuất hiện đốm đen kèm có mùi hôi hoặc gạo bị ẩm ướt.
Nếu nhận thấy các dấu hiệu trên bạn đừng nên tiếc mà hãy bỏ ngay nếu không muốn bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Có nhiều nguyên nhân làm gạo lứt bị hỏng, cho dù bạn đã áp dụng đúng cách bảo quản thực phẩm nhưng vẫn do nhiều nguyên nhân khách quan khác khiến vi khuẩn xâm nhập được và bị hỏng.
Gạo lứt bị mốc có ăn được không?
Vậy qua các dấu hiệu bên trên bạn sẽ biết cách phân biệt gạo lứt tươi và gạo lứt bị hư, vậy trường hợp gạo lứt bị mốc có ăn được không?
Khi gặp các hạt gạo bị ẩm, có màu xanh, bẻ đôi ở giữa hạt xuất hiện các đốm xanh có nghĩa gạo lứt đã bị mốc không ăn được để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh bị ngộ độc chất aflatoxin có trong gạo lứt bị mốc có thể gây ung thư, thay vì bỏ đi thì bạn có thể tận dụng để làm thức ăn cho các loài như vịt, gà, chim,…
Thế nhưng nếu gạo lứt bị mốc ít nhờ phát hiện sớm thì sao? Có thể xử lý và ăn không? Câu trả lời là có, bạn có thể bỏ những phần gạo bị mốc, phần còn lại cho muối vào nước vo sạch gạo và mang gạo ra phơi ở nơi thoáng khí. Khi sử dụng cho thêm một ít giấm để nấu để loại bỏ mùi ẩm mốc.
Thế nhưng cách tốt nhất bạn vẫn không nên sử dụng gạo lứt bị mốc, dù là nặng hay ít vì vi khuẩn nấm mốc ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nên mọi người đừng nên tiếc mà hãy mua lại gạo lứt mới để sử dụng.
Qua thông tin trong bài viết, mọi người sẽ biết rằng gạo lứt bị mốc có ăn được không, nếu ăn được thì cần phải xử lý ra sao để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe của bản thân. Vì thế ngoài việc tìm hiểu các bảo quản gạo lứt, các dấu hiệu để biết được gạo lứt bị mốc thì mọi người cần phải lựa chọn đơn vị cung cấp gạo uy tín để yên tâm khi sử dụng.
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.