Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeMẹ BầuMang ThaiEm bé trong bụng mẹ thở như thế nào và phải làm...

Em bé trong bụng mẹ thở như thế nào và phải làm sao khi thai bị thiếu oxy?


Phổi là cơ quan đảm nhận vai trò hô hấp cho cơ thể con người. Tuy nhiên, đến tận tuần thai thứ 28, phổi của thai nhi mới gần như được hoàn thiện. Vậy em bé trong bụng mẹ thở như thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để có được lời giải đáp bạn nhé.

Các giai đoạn phát triển phổi của thai nhi

Khi thụ thai, bé yêu có hình dạng như một quả bóng và ở tuần thứ 4 của thai kỳ, phổi của bé bắt đầu phát triển. Các tế bào sẽ phân tách thành nhiều lớp khác nhau, trong đó phổi phát triển từ 1 lớp tế bào phân tách và theo thời gian, phát triển và hoàn thiện cả về cấu trúc và chức năng.

Sự phát triển của phổi trái qua 5 giai đoạn chính, đó là:

  • Giai đoạn phôi: Giai đoạn phôi bắt đầu khi thai nhi được 4 – 5 tuần tuổi. Ở giai đoạn phôi thai, có 2 nụ nhỏ xíu nhú ra, một bên sẽ hình thành phổi phải và bên còn lại sẽ là phổi trái, Lúc này, thanh quản và khí quan cũng bắt đầu phát triển.
  • Giai đoạn tuyến: Giai đoạn tuyến bắt đầu từ tuần thứ 17 của thai kỳ. Các nụ phổi lúc này sẽ bắt đầu phân nhánh và phát triển thành các đơn vị nhỏ. Mỗi chồi sẽ phát triển thành một bộ phận hô hấp độc lập bao gồm các mao mạch máu và phế quản để có thể đáp ứng nhu cầu oxy.
  • Giai đoạn biệt hoá: Giai đoạn biệt hoá bắt đầu từ tuần thứ 25 của thai kỳ. Ở giai đoạn này, có một màn chắn phát triển chặn giữa máu và không khi giúp oxy đi vào mao mạch hô hấp và CO2 đi ra khỏi mao mạch này trong phổi.
  • Giai đoạn tiểu nang: Giai đoạn tiểu nang phát triển từ tuần thứ 36 của thai kỳ. Trong giai đoạn này, phổi bắt đầu sản xuất chất hoạt động bề mặt surfactant, có tác dụng giảm sức căng bề mặt của lớp dịch phế nang, chống lại lực đàn hồi của phổi. Đây chính là lý do mà phổi ít có khuynh hướng co xẹp. Ngoài ra, surfactant còn có tác dụng giúp nước ối trong phổi thoát ra ngoài và làm đầy phổi bằng không khí.
  • Giai đoạn phế nang: Giai đoạn phế nang là giai đoạn cuối cùng của quá trình hình thành phổi của thai nhi, kéo dài cho đến khi em bé ra đời. Trong giai đoạn này, sự sản xuất surfactant vẫn được diễn ra bình thường, phế quản và túi khí cũng có sự tăng trưởng. Các mô vận chuyển khí bắt đầu mở rộng và hoạt động một cách hiệu quả hơn.
Xem thêm  Kỹ thuật siêu âm 4D bao nhiêu tiền? Giai đoạn mẹ bầu nên thực hiện siêu âm 4D

Xem thêm: Các giai đoạn phát triển của thai nhi và những điều cần biết

Phổi của thai nhi phát triển qua những giai đoạn nào

Em bé trong bụng mẹ thở như thế nào?

Em bé trong bụng mẹ thở như thế nào? Các chuyên gia cho biết, khi ở trong bụng mẹ, bé không cần thở theo nghĩa truyền thống bởi trong tử cung vốn không tồn tại không khí.

Khi mang thai, từ tuần thứ 5 – 6 của thai kỳ, dây rốn sẽ phát triển để cung cấp oxy cho thai nhi trong bụng. Dây rốn được nối với nhau thai và gắn vào thành tử cung.

Dây rốn và nhau thai đóng vai trò là trung gian vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ sang thai nhi. Điều này có nghĩa, khi người mẹ hít vào, oxy sẽ đi vào trong hệ thống tuần hoàn của mẹ, đi vào nhau thai và dây rốn, sau cùng được chuyền sang cho thai nhi. Cùng với đó, khi CO2 cũng sẽ theo dây rốn và nhau thai đến tuần hoàn của mẹ và ra ngoài khi mẹ thở ra.

Theo đó, chỉ cần dây rốn và thai nhi còn nguyên vẹn thì cha mẹ hoàn toàn không cần lo lắng đến việc em bé bị nghẹt thở bên trong bụng mẹ. Ngược lại, khi có bất thường về nhau thai hoặc dây rốn thì em bé sẽ không thở được và hậu quả là dẫn đến một loạt các vấn đề nguy hiểm như tổn thương não, dị tật bẩm sinh, thậm chí là thai chết lưu.

Em bé trong bụng mẹ thở như thế nào và phải làm sao khi thai bị thiếu oxy? 2
Em bé trong bụng mẹ thở như thế nào

Dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang bị thiếu oxy

Bên cạnh chủ đề em bé trong bụng mẹ thở như thế nào, mẹ bầu cũng cần quan tâm đến tình trạng thai nhi bị thiếu oxy. Một số dấu hiệu cho thấy thai nhi đang bị thiếu oxy đó là:

  • Thai nhi chuyển động bất thường: Khi cảm thấy khó chịu, thai nhi trong bụng mẹ sẽ có những biểu hiện bất thường trong chuyển động, chẳng hạn như thai đạp hoặc máy nhiều hơn.
  • Nhịp tim thai bất thường: Ở trạng thái bình thường, nhịp tim của thai nhi sẽ dao động trong khoảng từ 120 – 160 lần/phút. Nếu nhịp tim thai đo được không nằm trong khoảng này tức là tim thai đập chậm hoặc nhanh hơn thì đây có thể là dấu hiệu thai nhi đang bị thiếu oxy.
  • Thai tăng trưởng chậm trong buồng tử cung: Chiều cao tử cung có thể được theo dõi để xác định kích thước của thai nhi là bình thường. Ở tuần thai thứ 21 – 34 của thai kỳ, chiều cao của tử cung sẽ tăng trưởng nhanh hơn một chút song sau tuần thứ 34 thì sẽ tăng trưởng chậm lại. Nếu nhận thấy tốc độ tăng trưởng ít hơn đáng kể so với tiêu chí chuẩn thì mẹ cần hết sức lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang có bất thường.
Xem thêm  Ống hít Inhaler có dùng được cho bà bầu không? Phương pháp điều trị nghẹt mũi cho bà bầu
Em bé trong bụng mẹ thở như thế nào và phải làm sao khi thai bị thiếu oxy? 3
Nhịp tim thai bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo thai nhi bị thiếu oxy

Nguyên nhân và hướng xử trí khi thai nhi thiếu oxy

Thai nhi thiếu oxy có thể dẫn đến rất nhiều các vấn đề như thai nhẹ cân, suy dinh dưỡng, sinh non… nặng hơn sẽ gây chậm phát triển và điều này phụ thuộc vào mức độ thiếu oxy. Sau khi chào đời, chứng thiếu oxy ở trẻ sơ sinh có thể gây tàn tật và tử vong với tỷ lệ cao. Theo thống kê, có trên 25% trẻ sẽ có di chứng về não và nguy cơ tử vong cao khi trẻ được 18 tháng. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi thiếu oxy là gì và thai nhi thiếu oxy phải làm sao?

Nguyên nhân

Nguyên nhân khiến thai nhi thiếu oxy có thể xuất phát từ phía mẹ hoặc phía thai nhi. Cụ thể:

Nguyên nhân từ phía mẹ

Lượng oxy mà thai nhi nhận được phần lớn được truyền từ cơ thể mẹ sang, chính vì thế là nếu oxy trong máu mẹ không đủ thì rất dễ khiến thai nhi bị thiếu oxy. Một số bệnh lý làm tăng nguy cơ thiếu oxy trong máu có thể kể đến như:

  • Tăng huyết áp trong thai kỳ, viêm thận mạn tính.
  • Bệnh về tim mạch, bệnh về phổi hoặc tình trạng thiếu máu khi mang thai.
  • Phụ nữ mang thai bị hen suyễn.
  • Nhiễm trùng cấp tính, nhiễm độc khí carbon monoxide…

Nguyên nhân từ phía thai nhi

Thai nhi bị thiếu oxy có thể xuất phát từ một số vấn đề như:

  • Nhau thai quá ngắn, bị thắt nút hoặc bị rối loạn chức năng.
  • Thai nhi mắc bệnh tim bẩm sinh, dị tật thai nhi, xuất huyết nội.
  • Ngoài ra, việc thai cầm hoặc nắm quá chặt một đoạn dây rốn hoặc mẹ bầu ở trong môi trường thiếu oxy cũng có thể là nguyên nhân khiến thai nhi thiếu oxy.
Xem thêm  Xét nghiệm NIPT ở đâu? Bạn đã biết chưa?

Hướng xử trí

Khi phát hiện thai nhi thiếu oxy mẹ bầu cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được thăm khám, xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đồng thời loại bỏ khả năng dị tật thai nhi. Trong trường hợp cần thiết, các bác sĩ có thể chỉ định bổ sung oxy cho bé thông qua việc sử dụng các loại máy chuyên môn. Đây là cách hiệu quả nhất giúp cải thiện tình trạng bệnh mà mẹ bầu đang gặp phải đồng thời tăng nồng độ oxy trong máu để truyền đến thai nhi.

Để dự phòng nguy cơ thai nhi thiếu oxy, mẹ bầu nên duy trì tư thế nằm nghiêng sang trái để tăng cường máu cung cấp cho em bé trong bụng từ đó giảm nguy cơ thiếu oxy của thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần duy trì một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất giúp thúc đẩy sự phát triển của thai nhi, thai nhi được cung cấp đủ oxy sẽ giảm thiểu được nguy cơ bị ngạt.

Em bé trong bụng mẹ thở như thế nào và phải làm sao khi thai bị thiếu oxy? 4
Mẹ cần đến gặp bác sĩ để thăm khám khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của thai nhi

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề em bé trong bụng mẹ thở như thế nào mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến quý độc giả. Mong rằng, qua bài viết hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về chủ đề này đồng thời nắm được một số nguyên nhân cũng như hướng xử trí khi thai nhi bị thiếu oxy. Cảm ơn bạn đã luôn dõi theo và đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu trong suốt chặng đường vừa qua.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường?



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments