Một số người thường có thói quen mua thức ăn sử dụng trong nhiều ngày để tiết kiệm thời gian đi chợ. Bên cạnh việc lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với sức khỏe gia đình thì việc bảo quản thực phẩm đúng cách cũng góp phần giúp đảm bảo được chất lượng và dinh dưỡng của thức ăn sau khi mua về. Vậy đồ ăn để tủ lạnh được bao lâu? Một số cách bảo quản đồ ăn giúp đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Đồ ăn để tủ lạnh được bao lâu?
Thời gian để bạn có thể đảm bảo dinh dưỡng cho thức ăn khi bảo quản sẽ phụ thuộc vào từng loại thực phẩm khác nhau. Dưới đây là một số mốc thời gian bảo quản một số loại thực phẩm bạn có thể tham khảo:
Thịt
Đối với loại thực phẩm này bạn cần nên chú trọng trong việc đảm bảo nhiệt độ cũng như làm sạch thịt trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn trong quá trình bảo quản.
- Thịt tươi: Bảo quản trong tủ lạnh từ 1 – 5 ngày;
- Thịt đã nấu chín: Bảo quản trong tủ lạnh từ 3 – 5 ngày;
- Thịt để ở tủ đông: Thời gian bảo quản thịt ở tủ đông có thể kéo dài từ 3 – 12 tháng.
Việc bảo quản thịt đúng cách sẽ giúp thời gian lưu trữ thịt được lâu hơn, để hạn chế sự tiếp xúc với không khí trong thời gian dài sẽ gây nên sự oxy hóa và làm mất đi mùi vị vốn có của thịt.
Hải sản
Hải sản là loại thực phẩm rất dễ bị hỏng nếu không biết cách bảo quản đúng. Vì đa số trong các loại hải sản đều dễ bị nhiễm vi khuẩn, bào tử và các sinh vật gây bệnh.
- Hải sản tươi: Bảo quản trong tủ lạnh từ 1 – 2 ngày;
- Hải sản đã nấu chín: Bảo quản trong tủ lạnh từ 3 – 4 ngày;
- Hải sản ở tủ đông: Thời gian bảo quản thịt ở tủ đông có thể kéo dài từ 3 – 6 tháng.
Bảo quản tốt hải sản trong tủ lạnh sẽ giúp cho thực phẩm giảm độ ẩm và hạn chế bề mặt tiếp xúc với không khí từ đó giúp hải sản tươi ngon. Đảm bảo được hương vị và chất lượng khi sử dụng.
Rau củ quả
Rau củ quả là loại thực phẩm đem lại nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Và việc bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo độ tươi ngon và nguồn dinh dưỡng.
- Rau củ tươi: Thời gian bảo quản tùy vào từng loại rau củ quả sẽ từ 3 – 7 ngày là tốt nhất. Nếu biết cách sơ chế thì bạn sẽ bảo quản được lâu hơn.
- Rau quả đã nấu chín: Bạn sẽ bảo quản những rau quả có trong thức ăn đã nấu chín chỉ từ 3 – 4 ngày.
Nếu nhận thấy màu sắc của rau củ quả thay đổi, hoặc có mùi bất thường thì bạn nên bỏ đi số rau củ quả đó để đảm bảo tốt cho sức khỏe.

Những thực phẩm khác
Đối với các loại thực phẩm đóng hộp thì bạn nên tham khảo thời gian trên ghi trên bao bì. Và nếu bảo quản trong tủ lạnh thì bạn nên bảo quản xuyên suốt quá trình sử dụng để đảm bảo chất lượng và dinh dưỡng.
Một số mẹo giúp bạn bảo quản thức ăn tốt nhất
Dưới đây là một số những mẹo giúp bạn bảo quản thức ăn trong tủ lạnh để đảm bảo cho thực phẩm tươi ngon và an toàn hơn:
- Phân loại thực phẩm: Việc phân loại thực phẩm trước khi đưa vào tủ lạnh sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm những thực phẩm cần thiết và tránh lẫn lộn mùi vị.
- Sử dụng hộp chứa thức ăn: Trước khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh bạn cần sơ chế thức ăn và đựng trong các hộp đựng có nắp kín để thức ăn được giữ được mùi vị và giúp cho thực phẩm tươi ngon hơn.
- Bảo quản ở nhiệt độ phù hợp: Khi bảo quản thức ăn ở nhiệt độ phù hợp, sẽ giúp thực phẩm tươi lâu hơn. Hạn chế môi trường cho vi khuẩn có thể phát triển.
- Tuân thủ quy tắc FIFO: Sắp xếp và sử dụng thực phẩm theo nguyên tắc “First In, First Out”. Điều này giúp bạn kiểm soát được thời gian lưu trữ thực phẩm.
Những mẹo nêu trên sẽ giúp bạn tối ưu hóa được việc bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh với thời gian phù hợp, giữ cho thức ăn được tươi ngon và an toàn cho sức khỏe cho gia đình của bạn.

Bạn sẽ bị gì khi ăn thực phẩm không được bảo quản tốt?
Bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe nếu sử dụng thực phẩm không được bảo quản tốt là:
- Nhiễm khuẩn đường ruột: Do khi thực phẩm không được bảo quản tốt trong môi trường lạnh sẽ dễ gây nên độc tố và nhiễm vi khuẩn, gây nên các triệu chứng như buồn nôn tiêu chảy…
- Gây dị ứng thực phẩm: Một số người sẽ bị dị ứng với các thành phần có trong thức ăn sau khi bảo quản một thời gian. Nếu nhận thấy những thay đổi ở cơ thể như buồn nôn, đau bụng, mẩn ngứa sau khi ăn những thức ăn không được bảo quản tốt bạn nên đến thăm khám bởi các bác sĩ có chuyên môn.
- Ô nhiễm hóa học: Các thực phẩm khi không được bảo quản tốt sẽ dễ gây nên những phản ứng hóa học với không khí, từ đó khi cơ thể hấp thụ sẽ dễ gây nên các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe như ngộ độc và các vấn đề về thần kinh, tim mạch và gan…
Như vậy có thể thấy mỗi loại đồ ăn sẽ có thời gian và cách thức bảo quản hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh việc đảm bảo đúng nhiệt độ cho từng loại thực phẩm, bạn cũng nên hạn chế tích trữ thực phẩm quá nhiều trong tủ lạnh. Ưu tiên sử dụng các sản phẩm tươi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và gia đình.
Xem thêm: Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín đúng cách và an toàn
Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.