Chủ Nhật, Tháng 2 23, 2025
spot_img
HomeSức Khỏe Gia ĐìnhDấu hiệu tăng độ cận thị ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu tăng độ cận thị ở trẻ nhỏ


Cận thị khiến trẻ không thể nhìn rõ những vật ở xa, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, học tập cũng như vẻ ngoài của trẻ. Vậy những dấu hiệu tăng độ cận ở trẻ nhỏ là gì? Làm cách nào để kiểm soát tình trạng này một cách hiệu quả? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Cận thị là gì?

Cận thị (hay còn gọi là viễn thị gần) là vấn đề thị lực phổ biến nhất hiện nay, khi đó, mắt người bệnh khó nhìn vật ở khoảng cách xa. Nguyên nhân chính gây ra cận thị là do nhãn cầu mắt bị dài từ trước ra sau, làm ánh sáng bị tập trung vào phía trước nhãn cầu thay vì hội tụ trực tiếp vào đúng nó. Vì thế, hình ảnh người cận thị nhận được không được sắc nét, mờ nhòe khi ở khoảng cách gần.

Trước đây, cận thị thường xảy ra ở người trung niên và người già nhưng hiện nay độ tuổi cận thị đang ngày càng trẻ hóa. Trẻ em tiếp xúc sớm với các thiết bị điện tử khi học tập làm việc, thời gian vui chơi, hoạt động ngoài trời giảm đi đáng kể là những yếu tố chủ yếu dẫn đến tình trạng này. Cận thị ở trẻ em được điều chỉnh bằng việc đeo kính, tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, mắt có thể tăng độ và tình trạng cận thị sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian.

Dấu hiệu tăng độ cận thị ở trẻ nhỏ 1
Trẻ em tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử làm tăng nguy cơ cận thị

Dấu hiệu trẻ bị tăng độ cận thị

Phát hiện sớm các dấu hiệu tăng độ cận thị ở trẻ nhỏ sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng cận thị ở trẻ, giúp bảo vệ đôi mắt một cách tốt nhất. Dưới đây là một số dấu hiệu rõ ràng bạn có thể tự nhận biết:

Xem thêm  Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được bắp cải không?

Mắt bị nhức mỏi

Bé bị cận và được cho đeo kính trợ lực, tuy nhiên, một thời gian sau đó, bạn thấy bé có hiện tượng mỏi mắt, hay dùng tay xoa mắt, mắt sưng, khô, than phiền về cảm giác nặng mắt… thì đây là dấu hiệu của việc bé bị tăng độ cận. Vì độ điều chỉnh của kính không còn phù hợp với độ cận, mắt phải làm việc hơn để có thể nhìn rõ hơn. Điều này gây ra áp lực và căng thẳng cho các cơ và mô trong mắt, từ đó gây ra các triệu chứng mỏi mắt ở trẻ.

Đau đầu

Trẻ bị tăng độ cận thị, kính không còn đúng độ nên mắt phải cố gắng tập trung để nhìn rõ các vật ở xa. Mắt phải hoạt động nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng đau đầu ở trẻ. 

Nếu bé thường xuyên có biểu hiện bóp trán, khó chịu, mệt mỏi hay cáu gắt, buồn ngủ… phụ huynh nên đưa trẻ đến đi khám mắt để đo lại độ cận.

Dấu hiệu tăng độ cận thị ở trẻ nhỏ 2
Đau đầu ở trẻ nhỏ có thể là dấu hiệu của tăng độ cận

Nheo mắt khi đang đeo kính

Mắt tăng độ cận khiến dù cho bé có đeo kính thì vẫn không nhìn rõ các vật ở xa, điều này đòi hỏi mắt phải điều tiết, nheo lại khi nhìn. Nheo mắt đôi khi cũng do mắt bị khô hoặc các bất thường về cơ nhưng tốt hơn hết khi nhận thấy hiện tượng này, bố mẹ nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra mắt cẩn thận, kịp thời phát hiện tình trạng tăng độ cận. 

Xem thêm  Thắc mắc: Lắc vòng có giảm cân không?

Các phương pháp kiểm soát độ cận thị ở trẻ em

Các phương pháp kiểm soát độ cận thị ở trẻ em sẽ giúp làm chậm mức độ tiến triển của bệnh cận thị, giảm nguy cơ biến chứng của tật cận thị ảnh hưởng đến thị lực của trẻ trong tương lai. Sau đây là những phương pháp kiểm soát độ cận thị phổ biến hiện nay:

Thuốc nhỏ mắt Atropine

Thuốc nhỏ mắt atropine là loại thuốc giúp kiểm soát sự tiến triển của cận thị lên đến 77%. Atropine là một chất cholinergic blocker, giúp đồng tử giãn ra và làm giảm tiêu cự của mắt. Khi sử dụng thuốc, đồng tử sẽ được giãn rộng, cho phép ánh sáng truyền vào mắt từ nhiều góc độ khác nhau, giúp trẻ em cải thiện khả năng nhìn xa và có thể ngăn ngừa sự tiến triển của cận thị. 

Dung dịch nhỏ mắt Tropine SION chứa Atropine Sulfate 0,01% nên có khả năng làm chậm tình trạng tăng độ cận ở trẻ. Sản phẩm an toàn, có thể sử dụng cho trẻ từ 6 tuổi, kích thước nhỏ gọn nên được nhiều phụ huynh tin chọn.

00503333_dung_dich_nho_mat_kiem_soat_can_thi_tropine_india_10ml_7525_63ef_large_fc35718cc4.jpg
Dung dịch nhỏ mắt Tropine SION kiểm soát độ cận

Kính áp tròng đa tiêu cự

Kính áp tròng đa tiêu cự là loại kính dành riêng cho những đối tượng bị mắc các tật khúc xạ, với loại kính này, trẻ em bị cận có thể nhìn vật ở các khoảng cách khác nhau một cách rõ ràng. Kính áp tròng đa tiêu cự có khả năng làm giảm 50% sự tiến triển của cận thị so với việc đeo kính cận có gọng bình thường.

Xem thêm  Không tiêm tan filler có sao không? Có biến chứng gì?

Kính áp tròng Ortho-k

Kính áp tròng Ortho-k (Orthokeratology) là một phương pháp kiểm soát cận thị bằng cách sử dụng kính áp tròng có thiết kế để thay đổi hình dạng của giác mạc. Khi đeo kính áp tròng Ortho-k vào buổi tối, chúng sẽ thay đổi hình dạng của giác mạc khi ngủ, từ đó giúp tạo ra một bề mặt giác mạc mới và tạm thời khắc phục tình trạng cận thị, do đó, trẻ không cần phải đeo kính vào sáng hôm sau. 

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng kính áp tròng Ortho-k có thể làm giảm độ dài nhãn cầu tới 45%.

Dấu hiệu tăng độ cận thị ở trẻ nhỏ 4
Kính áp tròng Ortho-k làm thay đổi hình dạng giác mạc

Trẻ em chưa ý thức được việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân nên thường rất dễ bị tăng độ cận. Mắt bị tăng độ cận nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn về mắt. Bố mẹ cần kịp thời nhận biết các dấu hiệu tăng độ cận ở con để có những điều chỉnh thích hợp, giúp bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” của trẻ nhỏ.

Hoàng Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments