Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeSức Khỏe Gia ĐìnhĐau bụng quanh rốn cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đau bụng quanh rốn cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?


Khu vực ổ bụng quanh rốn là nơi tập trung của đa số các cơ quan nội tạng quan trọng bao gồm: Dạ dày, lá lách, gan, thành tá tràng, ruột non, ruột già, mật và tụy. Do đó, nếu hiện tượng đau bụng quanh rốn xảy ra thường xuyên, không dứt có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ở các cơ quan này.

Đau bụng quanh rốn là gì?

Đau bụng là thuật ngữ dùng chung để chỉ cho những bất thường diễn ra bên trong ổ bụng dẫn đến cơn đau. Đau bụng quanh rốn là cảm giác đau xuất hiện tại khu vực xung quanh rốn và bao gồm cả rốn. Cơn đau có thể có nhiều mức độ: Đau dữ dội, quằn quại hoặc âm ỉ, đau từng cơn ngắt quãng hoặc kéo dài liên tục. Không những vậy, đau bụng quanh rốn còn có thể kèm theo các triệu chứng khác như: Mệt mỏi, buồn nôn, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy… Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề ở hệ tiêu hóa xuất phát từ chế độ dinh dưỡng hoặc do bệnh lý.

Đau bụng quanh rốn kéo theo cơn đau với nhiều mức độ khác nhau

Những vị trí đau quanh rốn thường gặp bao gồm: Đau ở nửa bụng trên rốn, đau ở nửa bụng dưới rốn hoặc đau toàn ổ bụng và không có vị trí xác định. Vị trí đau khác nhau sẽ cảnh bảo những bệnh lý khác nhau, trong đó có cả một số căn bệnh nguy hiểm. Do đó, bạn tuyệt đối không được chủ quan khi gặp phải những cơn đau bụng quanh rốn.

Đau bụng quanh rốn là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Thông thường, tình trạng đau bụng quanh rốn xuất hiện cho thấy sự suy nhược chức năng của cơ quan tiêu hóa dẫn đến hiện tượng khó tiêu. Bên cạnh đó, đây là dấu hiệu đặc trưng của các bệnh lý sau:

Viêm dạ dày do vi khuẩn hoặc virus

Một số loại vi khuẩn hay virus có thể gây viêm dạ dày dẫn đến đau bụng quanh rốn, điển hình như:

  • Cúm dạ dày là một loại nhiễm trùng đường ruột và dạ dày thường gặp, tình trạng này có thể tự khỏi sau vài ngày đến một tuần.
  • Nhiễm khuẩn dạ dày do Helicobacter pylori gây ra các triệu chứng như: Đau bụng quanh rốn, nóng bỏng rát, đầy bụng và khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa.
  • Nhiễm khuẩn do nguồn vi khuẩn trong thực phẩm hư hỏng, ôi thiu hoặc trong nguồn nước.
Xem thêm  Nâng ngực có tập yoga được không? Sau nâng ngực bao lâu thì tập yoga được?
Đau bụng quanh rốn cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không? 1
Đau bụng quanh rốn có thể là dấu hiệu của viêm dạ dày

Viêm ruột thừa

Là một bộ phận nhỏ gắn với ruột già nên khi ruột thừa bị viêm có thể gây ra các cơn đau âm ỉ quanh rốn, ấn vào bụng càng thấy đau và đau nhiều hơn ở góc phần tư phía dưới bên phải của bụng hoặc lưng. Ngoài ra, viêm ruột thừa cũng gây ra các triệu chứng như: Sốt, buồn nôn, chán ăn, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy…

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs)

Trong một số trường hợp, nhiễm trùng đường tiết niệu nhất là nhiễm trùng bàng quang cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng quanh rốn. Đây là bệnh thường gặp ở nữ giới, chủ yếu do vi khuẩn E.coli ở đường ruột xâm nhập tới niệu đạo, hậu môn gây nhiễm trùng. Người bệnh gặp phải tình trạng này không chỉ bị đau bụng quanh rốn mà còn kèm theo triệu chứng: Đau ở cả vùng chậu, tiểu rắt, đau khi đi tiểu, nước tiểu màu đục, có mùi hôi hay lẫn máu…

Tắc ruột

Ruột có dạng ống với nhiệm vụ truyền thức ăn xuống lòng ruột trong quá trình tiêu hóa. Tắc ruột do sự kết dính hay mô sẹo bám vào ruột, lồng ruột hay khối u sẽ gây cản trở dòng chảy của thực phẩm xuống hệ thống này. Từ đó dẫn đến cảm giác đau bụng quanh rốn hoặc đau vùng rốn dữ dội kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng khác như: Đầy bụng và căng tức, buồn nôn hoặc nôn mửa, không đi tiêu được…

Đau bụng quanh rốn cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không? 2
Tắc ruột cũng có thể gây ra đau bụng quanh rốn

Viêm tụy

Thoát vị

Thoát vị là tình trạng một tạng trong thành bụng lồi ra khỏi vị trí bình thường, phổ biến nhất là thoát vị rốn. Đau bụng quanh rốn do thoát vị thường hay lan dần xuống vùng bụng dưới làm người bệnh đau dữ dội hơn khi hắt hơi, ho hoặc vươn vai. Đa số các trường hợp thoát vị rốn đều được chữa khỏi nhưng thỉnh thoảng vẫn có trường thoát vị có thể tái phát hoặc tiến triển nặng nề hơn.

Xem thêm  Các bài tập thân dưới cho nữ hiệu quả, dễ thực hiện

Đau bụng quanh rốn có nguy hiểm không?

Không chỉ thắc mắc bị đau bụng quanh rốn là bệnh gì, nhiều người còn lo lắng không biết đau bụng quanh rốn có nguy hiểm không? Đa số trường hợp đau bụng quanh rốn chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn và thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và khiến sức khỏe ngày càng sa sút thì bạn nên nhanh chóng bệnh viện để được kiểm tra. Một số trường hợp cơn đau bụng xung quanh rốn gây nguy hiểm đến tính mạng có thể kể đến như:

  • Viêm ruột thừa.
  • Thủng dạ dày gây ra cơn đau bụng quanh rốn đột ngột, liên tục và dữ dội, thành bụng căng cứng.
  • Tắc mật khiến vùng quanh rốn đau dữ dội sau đó lan qua mạn sườn bên phải. Người bệnh còn có biểu hiện vàng da, sốt, nôn mửa…
  • Đau bụng quanh rốn kèm theo rối loạn tiêu hóa, nôn, sốt hay gặp trong nhiễm độc thức ăn.
Đau bụng quanh rốn cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không? 3
Không nên chủ quan với tình trạng đau bụng quanh rốn đặc biệt là khi nó kéo dài

Cách giảm cơn đau bụng quanh rốn

Để tạm thời đẩy lùi cơn đau, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau bụng quanh rốn sau:

  • Nghỉ ngơi: Dù cơn đau quanh rốn do nguyên nhân nào gây ra bạn cũng cần nghỉ ngơi để tránh khiến chúng nặng hơn. Lưu ý uống nhiều nước lọc, nên ăn thức ăn mềm, tránh ăn thức ăn rắn trong một vài giờ đồng hồ sau đó.
  • Chườm với túi chườm nóng hoặc khăn ấm: Là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại có tác dụng giảm cơn đau quanh rốn rõ rệt và được nhiều người áp dụng. Bên cạnh đó, việc chườm nóng cũng có tác dụng giảm viêm.
  • Uống trà gừng ấm: Nhờ vị cay và tính ấm, trà gừng có tác dụng giảm đau, giảm chướng bụng, kích thích hệ tiêu hóa. Đồng thời, làm giảm các cơn co thắt ruột, giãn mạch… Ngoài ra, uống trà mật ong, trà cam thảo, trà bạc hà, rượu táo cũng có tác dụng làm dịu những cơn đau bụng quanh rốn hiệu quả.
  • Massage vùng bụng: Xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng theo chuyển động tròn có thể giúp giảm đau khá tốt.
Xem thêm  Tình trạng nấm da không ngứa và những điều bạn cần biết

Những phương pháp chỉ có thể hạn chế, làm dịu cơn đau bụng tạm thời chứ không có tác dụng dứt hẳn cơn đau. Để tránh chuyển biến nặng, bạn cần phải đến khám bác sĩ để được khám kỹ hơn, nhất là trong các trường hợp sau: Đau quanh rốn kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, sưng phồng bụng trong hơn 2 ngày, tiêu chảy hơn 5 ngày, biếng ăn kéo dài, sốt cao, chảy máu âm đạo…

Có thể thấy tình trạng đau bụng quanh rốn do nhiều nguyên nhân gây ra và có nguy cơ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn không nên chủ quan mà cần đến bệnh viện ngày khi nhận thấy các triệu chứng bất thường. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và định kỳ kiểm tra sức khỏe để tầm soát bệnh tật hiệu quả bạn nhé.

Xem thêm: 

  • Đau bụng bên phải ngang rốn là dấu hiệu của bệnh gì
  • Đau bụng trên rốn – Dấu hiệu cảnh báo 9 vấn đề về sức khỏe
  • Bật mí những nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments