Tiêm phòng vắc xin uốn ván là mũi tiêm quan trọng giúp bảo vệ mẹ bầu và thai nhi khỏi bệnh uốn ván. Tuy nhiên, có nên tiêm uốn ván trước khi mang thai không, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé.
Tầm quan trọng của việc tiêm ngừa uốn ván
Uốn ván hay còn được gọi là bệnh phong đòn gánh do ngoại độc tố của trực khuẩn Clostridium tetani gây ra. Trực khuẩn uốn ván có khắp mọi nơi đặc biệt những nơi như đất cát, phân gia súc, gia cầm, những nơi bụi bẩn, các dụng cụ phẫu thuật không được tiệt trùng kĩ càng,…
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng với tỷ lệ tử vong rất cao, riêng đối với trẻ sơ sinh tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh lên đến 95%. Trực khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể khi các mẹ chuyển dạ sinh con và đường dây rốn chưa lành khi thực hiện cắt dây rốn, dẫn đến nguy cơ mẹ và trẻ sơ sinh bị uốn ván.
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh uốn ván vì vậy cách duy nhất để phòng ngừa bệnh hiệu quả là tiêm ngừa uốn ván. Tiêm vắc xin uốn ván sẽ giúp cơ thể của mẹ và con sơ sinh tạo kháng thể để ngăn ngừa bệnh. Vì vậy, tiêm vắc xin uốn ván cho mẹ mang thai là mũi tiêm vô cùng quan trọng.
Có nên tiêm uốn ván trước khi mang thai không?
Theo như đánh giá, tỷ lệ tử vong ở người lớn khi mắc bệnh uốn ván là 90% và trẻ sơ sinh là 95%. Có thể thấy, đây là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu có nhiều biến đổi dẫn đến hệ miễn dịch của mẹ bị suy yếu, dễ nhiễm bệnh. Nếu mẹ nhiễm bệnh, thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu thậm chí đối mặt với nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi, sinh non, thai ngừng phát triển hoặc thai chết non,… Chính vì vậy, tiêm uốn ván trước khi mang thai là cần thiết bởi đây là mũi tiêm giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi từ sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra.
Cách chăm sóc sức khỏe sau khi thực hiện tiêm phòng uốn ván
Tương tự như các loại vắc xin khác, tiêm uốn ván trước khi mang thai cũng có một số tác dụng phụ nhất định. Dưới đây là một số biểu hiện sau khi tiêm ngừa uốn ván và một số gợi ý về cách chăm sóc sức khỏe sau khi thực hiện tiêm ngừa.
Tác dụng phụ sau khi thực hiện tiêm phòng uốn ván
Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà sẽ có những biểu hiện khác nhau sau khi thực hiện tiêm phòng uốn ván. Một số tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm như:
- Sưng đỏ tại vị trí tiêm;
- Cơ thể sốt nhẹ;
- Nóng đỏ, đau tại vị trí tiêm;
- Đau đầu;
- Đau mỏi người;
- Tiêu chảy;
- Buồn nôn hoặc nôn;
Những triệu chứng này sẽ thuyên giảm trong vòng 72 giờ sau khi tiêm. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt, người sau tiêm có thể xuất hiện một số phản ứng nghiêm trọng như khó thở, phát ban, tim đập nhanh, chóng mặt, suy nhược cơ thể, mặt sưng phù, vết tiêm đau dữ dội hoặc thậm chí bị xuất huyết. Trong tình huống này, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách chăm sóc sức khỏe sau khi thực hiện tiêm uốn ván trước khi mang thai
Sau khi thực hiện tiêm phòng vắc xin uốn ván, các mẹ cần lưu ý một số cách chăm sóc sức khỏe như sau:
- Nên theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân trong vòng 30 phút sau khi tiêm phòng tại cơ sở y tế. Nếu phát hiện những triệu chứng bất thường sau tiêm như sốc phản vệ, buồn nôn, da mẩn đỏ hay thở nhanh thì có thể báo với nhân viên y tế để được kiểm tra kịp thời.
- Sau khi về nhà, các mẹ nên giữ gìn vị trí chỗ tiêm sạch sẽ. Không dùng tay xoa trực tiếp lên vết thương vì có thể gây nhiễm trùng.
- Có thể chườm lạnh tại vị trí tiêm khoảng 10 – 15 phút để giảm triệu chứng sưng đỏ và đau.
- Uống nhiều nước để giúp cơ thể duy trì hydrat hóa và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Tránh tham gia vào các hoạt động vận động mạnh để hạn chế khả năng vết thương thêm sưng và đau.
- Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể mau phục hồi sau tiêm.
- Không uống đồ uống có chứa cồn như rượu, bia hoặc sử dụng các chất kích thích khác.
- Nếu các mẹ cảm thấy đau nhức hoặc sốt sau tiêm thì có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Sau khoảng vài ngày, các mẹ nên kiểm tra lại vùng tiêm để đảm bảo vị trí tiêm không bị nhiễm trùng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường thì các mẹ hãy liên hệ với bác sĩ để thăm khám kịp thời.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp chúng tôi muốn gửi đến bạn. Tiêm uốn ván trước khi mang thai thực sự cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn thai nhi. Các mẹ hãy chủ động liên hệ với các cơ sở y tế để được tư vấn, tìm hiểu lịch tiêm phù hợp và thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn tốt nhất khi thực hiện tiêm phòng vắc xin uốn ván nhé.
Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đang có đầy đủ các loại vắc xin tiêm phòng bệnh. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cam kết đảm bảo chất lượng toàn bộ các loại vắc xin với nguồn gốc rõ ràng, được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới.
Xem thêm:
Thai 16 tuần tiêm uốn ván được không? Cần lưu ý gì?
Mang thai 14 tuần tiêm vắc xin uốn ván được không?
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.