Thứ Hai, Tháng 2 24, 2025
spot_img
HomeChăm Sóc BéCó nên ngưng sữa mẹ khi trẻ sơ sinh bị lây cảm...

Có nên ngưng sữa mẹ khi trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ?


Trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ sẽ gặp các biến chứng nghiêm trọng khiến nhiều cha mẹ lo lắng và không biết có nên ngưng bú sữa mẹ hay không? Tuy nhiên các cha mẹ cần hiểu rõ các triệu chứng và cách điều trị, chăm sóc cho trẻ khi bị cúm để tránh các hành động không hợp lý.

Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời hợp lý và một vài lời khuyên về cách chăm sóc nếu con bị cúm.

Trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ thì có nên ngưng bú sữa mẹ?

Cúm là một căn bệnh lây lan qua đường hô hấp hoặc qua các tia nước bọt từ người bệnh. Trong một số trường hợp khác, bệnh cúm còn có thể lây truyền gián tiếp qua việc dùng chung đồ vật. Vì vậy, khi người khỏe mạnh tiếp xúc gần hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh thì nguy cơ lây nhiễm là rất cao. Theo cơ chế lây nhiễm nêu trên, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non yếu sẽ rất dễ bị nhiễm cúm từ những người xung quanh.

Có nên ngưng sữa mẹ khi trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ?

Nhiều bà mẹ bị cúm đã vội vàng ngưng cho con bú và thay thế bằng sữa bột. Đây thực sự là quyết định sai lầm, vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chứa nhiều kháng thể tốt cho trẻ nhỏ. Sức đề kháng của trẻ sơ sinh phần lớn được tăng cường từ các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ.

Đồng thời, chưa có nghiên cứu nào cho thấy bệnh cảm cúm có thể lây truyền qua sữa mẹ. Vì vậy, lo ngại trẻ sơ sinh bị lây cúm qua sữa mẹ là hoàn toàn không có cơ sở. Nếu đột ngột ngưng sữa mẹ mà thay bằng sữa bột, trẻ sẽ dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, làm giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ nhiễm cúm hơn.

Xem thêm  Khắc phục tình trạng nôn trớ ở trẻ độ tuổi ăn dặm
Có nên ngưng sữa mẹ khi trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ? 2
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chứa nhiều kháng thể tốt cho trẻ nhỏ

Phương pháp chăm sóc và điều trị khi trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường dưới 1 tuổi và có hệ thống miễn dịch yếu hơn, nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng cao hơn. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi điều trị bệnh cúm ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt nên đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay khi phát hiện con đã bị lây cúm. Lúc này trẻ sẽ được thăm khám cẩn thận và được điều trị với phác đồ phù hợp.

Có nên ngưng sữa mẹ khi trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ? 3
Thường xuyên theo dõi và đo nhiệt độ cho trẻ

Khi điều trị và chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị cảm cúm tại nhà, các phụ huynh cần cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ cũng như tiếp tục cho con bú sữa mẹ và thực hiện các bước để ngăn ngừa lây bệnh. Cần thường xuyên theo dõi và đo nhiệt độ cho trẻ trong những ngày đầu bị bệnh. Nếu bé bị sốt, các mẹ có thể chườm ấm lên nách, háng và trán của bé để giúp bé hạ sốt. Nếu không có dấu hiệu hạ sốt, trẻ cần được đưa đến bệnh viện ngay để điều trị kịp thời.

Lời khuyên giúp ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ

Như vậy, trẻ sơ sinh không bị lây cảm cúm từ sữa mẹ nên các bà mẹ có thể an tâm tiếp tục cho con bú như bình thường. Ngoài ra, để giảm thiểu nguy cơ truyền bệnh cho con, mẹ nên thực hiện các biện pháp ngăn ngừa lây bệnh khi cho con bú.

Xem thêm  Cập nhật ngay thông tin về Bệnh viện Nhi Trung Ương

Tiêm vắc xin

Cảm cúm thực ra không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng các biến chứng do cúm gây ra lại rất nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để bảo vệ trẻ khỏi cảm cúm, cha mẹ và trẻ nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm. Điều này giúp giảm đáng kể khả năng lây lan bệnh cúm trong gia đình.

Có nên ngưng sữa mẹ khi trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ? 4
Tiêm ngừa cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Tuy nhiên, việc tiêm ngừa cúm hàng năm chỉ dành cho trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cha mẹ nên sử dụng các biện pháp phòng ngừa cho trẻ. Ví dụ như hạn chế ra nơi đông người, tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị cúm,…

Hạn chế khả năng trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ khi cho bé bú

Phần lớn nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị lây cúm từ mẹ là do tiếp xúc gần. Vì vậy, để hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh cúm, các mẹ nên áp dụng các biện pháp sau khi cho bé bú:

  • Rửa sạch tay và núm vú trước khi ẵm và cho bé bú. Các mẹ có thể rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn và xà phòng trước khi dùng nước ấm lau sạch đầu vú.
  • Đeo khẩu trang khi cho con bú sẽ ngăn trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch chứa virus cúm của mẹ, từ đó giảm nguy cơ lây cúm từ mẹ.
  • Các mẹ có thể cách ly với trẻ trong thời gian bị cúm. Có thể vắt sẵn sữa và bảo quản cẩn thận. Đặc biệt trong quá trình vắt sữa mẹ cần đeo khẩu trang, vệ sinh tay, đầu vú, tiệt trùng dụng cụ vắt và bảo quản sữa cẩn thận.
Xem thêm  Da bé bị khô nứt nẻ: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Có nên ngưng sữa mẹ khi trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ? 5
Các mẹ nên đeo khẩu trang khi cho trẻ bú để hạn chế khả năng lây nhiễm

Trên đây là những thông tin chi tiết về việc có nên ngưng sữa mẹ khi trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ hay không? Hy vọng bài viết trên giúp các phụ huynh an tâm hơn cũng như biết thêm các cách phòng chống cúm cho trẻ sơ sinh. Đừng chủ quan mà hãy tiến hành tiêm ngừa bệnh cúm cho cả gia đình đặc biệt là con nhỏ.

Xem thêm:

  • Góc hỏi đáp: Người bị cảm cúm có ăn được thịt gà không?
  • Tại sao cảm cúm lại đau người? Những ai có nguy cơ bị đau người cao?



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments