Người Việt có thể trạng cơ thể thấp bé. Không xét về vấn đề di truyền thì chiều cao thấp còn là do chế độ dinh dưỡng và chưa rèn luyện thể chất khoa học. Hiện nay câu hỏi về chiều cao trung bình người Việt Nam là bao nhiêu hay cách để trẻ phát triển tốt chiều cao được đặt ra, bởi việc nâng cao thể lực chính là điều người Việt quan tâm hơn cả.
Chiều cao của người Châu Á thay đổi ra sao?
Văn hoá Việt Nam có đôi nét tương đồng với các nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra dân số các nước này đã và đang sở hữu chiều cao tốt. Tuy nhiên trong giai đoạn 1960 – 2000 thì các quốc gia này được mệnh danh là “người lùn”, điển hình như Nhật Bản.
Trước khi tìm hiểu về chiều cao trung bình Người Việt Nam, ta cùng xem qua bí quyết “tăng chiều cao” dân số ở 3 nước Đông Á này:
- Nhật: Áp dụng chế độ dinh dưỡng của Mỹ, tăng cường cho trẻ em uống sữa và dùng các chế phẩm từ sữa. Hạn chế cơm trong các bữa ăn, ăn nhiều thịt cá. Ngoài ra các trường học tại Nhật khuyến khích học sinh luyện tập thể thao và các môn như điền kinh, nhảy cao, bơi lội là môn học bắt buộc.
- Trung Quốc: Khuyến khích người dân uống sữa và bổ sung canxi. Trẻ em được phụ huynh đeo đai chống gù giữ lưng thẳng. Ngoài ra người Trung còn sử dụng các phương thuốc cổ truyền giúp xương chắc khỏe. Người trẻ Trung quốc rất đam mê chơi bóng rổ và cầu lông.
- Hàn Quốc: Chế độ dinh dưỡng của Hàn Quốc chuộng phô mai, sữa. Ngoài ra người Hàn coi trọng ngoại hình nên phụ huynh đã xem tăng chiều cao cho con như “nghĩa vụ”. Các trẻ được tiêm hormone tăng chiều cao, sử dụng thuốc thảo dược với chi phí đắt đỏ.
Cho đến hiện nay, nam giới của 3 nước “láng giềng” này đều có chiều cao trung bình là 175cm với nam và 160cm với nữ. Vậy có thể thấy muốn tăng chiều cao dân số, ta cần thời gian gần cả thập kỷ để bắt đầu thay đổi nhận thức của người dân, thay đổi về chế độ dinh dưỡng cũng như thói quen luyện tập thể dục thể thao.
Chiều cao trung bình người Việt Nam là bao nhiêu?
Theo số liệu của Bộ Y tế vào năm 2019 – 2020, thanh niên Việt Nam có chiều cao trung bình là 168cm còn nữ giới là 156cm. Tuy nhiên trẻ em ở thành phố thường cao hơn trẻ em ở nông thôn 2 cm. Chưa kể trẻ ở vùng cao còn có chiều cao khiêm tốn hơn rất nhiều. Xét về phạm vi các nước Đông Nam Á, chiều cao trung bình người Việt Nam xếp vị trí thứ 4, thua Singapore, Thái Lan và bằng Malaysia.
Thực tế cho thấy chiều cao người Việt sinh từ những năm 2000 đã phát triển tốt hơn thế hệ trước. Điều này chứng tỏ chiều cao người Việt đang dần được cải thiện tuy nhiên đang có khoảng cách lớn so với các nước Đông Á. Người Việt đang nhận ra điều này và có ý thức hơn trong việc ăn uống, luyện tập.
Đặc biệt khi nền kinh tế, văn hoá nước ta đang dần hòa nhập với thế giới thì không khó để tiếp cận với kiến thức, phương pháp tăng chiều cao của các nước phát triển trên thế giới. Nhưng để người Việt sở hữu chiều cao tốt như Hàn và Trung thì đây là quá trình dài, cần 5 – 10 năm tới.
Cách tăng chiều cao cho bé theo khoa học
Sau khi xác định được chiều cao trung bình người Việt Nam là bao nhiêu, ta cùng tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng và các phương pháp luyện tập để phát triển chiều cao cho bé khoa học nhất:
Dinh dưỡng
Có thể thấy, điểm chung trong công cuộc “thoát lùn” của Hàn, Nhật và Trung đều chú trọng đến dinh dưỡng, đặc biệt là tập trung bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa. Vậy nên bé từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành hãy duy trì thói quen uống sữa mỗi ngày. Sữa tươi, sữa công thức chính là sản phẩm bổ sung canxi và khoáng chất tốt cho xương, nên uống mỗi ngày 2 ly vừa để tăng chiều cao.
Ngoài ra người Việt khá thích ăn thức ăn nhiều gia vị, đặc biệt là muối. Điều này ảnh hưởng không tốt đến chiều cao cũng như sức khoẻ tổng thể. Vậy nên cần tập thói quen ăn nhạt, hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn, ưu tiên ăn thức ăn hấp và luộc. Ngoài ra, bạn mên cân đối khẩu phần ăn, đảm bảo mỗi bữa ăn đều có đầy đủ 4 nhóm chất, ăn nhiều cá, thịt nạc, rau củ, trái cây tươi, tăng cường sử dụng thực phẩm chức năng giàu canxi, vitamin.
Rèn luyện
Tại Việt Nam, người trẻ đang được cho là thế hệ “lười vận động” bởi sẵn sàng dành nhiều tiếng đồng hồ để lướt điện thoại, xem ti vi. Phụ huynh cần tập cho con thói quen sinh hoạt ngoài trời nhiều hơn là tiếp xúc với các thiết bị điện tử sau giờ học. Khuyến khích con chơi bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, chạy. Đặc biệt chú ý chỉnh tư thế ngồi học, đi đứng cho con ngày từ bé.
Nếu phụ huynh nhận ra con đang “thấp bé nhẹ cân”, cần đưa con đến phòng khám để được bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khoẻ. Bé có thể được can thiệp tầm soát xương khớp để theo dõi sự phát triển của xương, phát hiện và kịp thời điều trị các vấn đề sức khỏe sớm.
Ngoài ra bé cần được ngủ đủ. Với trẻ 3 – 6 tuổi cần ngủ 12 giờ mỗi tối. Trẻ từ 7 – 12 tuổi nên dành ra 10 – 11 tiếng để ngủ mỗi ngày. Riêng trẻ từ dậy thì đến khi trưởng thành phải dành ít nhất là 8 tiếng để ngủ. Giấc ngủ đặc biệt quan trọng bởi đây là thời gian cơ thể phục hồi và sản sinh lượng Hormone tăng trưởng.
Lưu ý cần nắm
Trong quá trình xây dựng chế độ dinh dưỡng, luyện tập để phát triển chiều cao, phụ huynh phải tìm hiểu về cơ địa của con trẻ và biết cách cân đối chế độ cho phù hợp. Trước tiên bố mẹ phải tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe. Tránh bổ sung canxi “lung tung” bởi không chỉ không tăng chiều cao mà còn khiến bé có nguy cơ sỏi thận, sỏi niệu quản. Ngoài ra chú ý bổ sung vitamin D, vitamin K2 để cơ thể được kích thích hấp thu canxi nhanh nhất.
Bố mẹ Việt thường mắc sai lầm trong việc quá tập trung vào dinh dưỡng cho con vào những năm đầu đời, thường từ 0 – 3 tuổi nhưng khi con đã tự lập hơn thì lại “lơ là”. Muốn phát triển chiều cao tốt, phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý từ khi vừa sinh ra cho đến trường thành. Đặc biệt tập trung cho trẻ ăn uống và luyện tập tích cực vào giai đoạn tiền dậy thì.
Trên đây là những chia sẻ về chiều cao trung bình người Việt Nam. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về vấn để này và có cho bản thân cách phát triển thể chất phù hợp.
Xem thêm:
- 8 cách tăng chiều cao trong 1 ngày có thể bạn chưa biết
- Ăn nhiều cơm có tăng chiều cao không? Ăn như thế nào?
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.