Viêm tuyến tiền liệt là bệnh lý viêm nhiễm ở nam giới. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy chi phí điều trị viêm tuyến tiền liệt có đắt không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này nhé!
Dấu hiệu của viêm tiền liệt tuyến
Viêm tiền liệt tuyến là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính hoặc mãn tính tại cơ quan tuyến tiền liệt ở nam giới. Tùy theo tình trạng bệnh mà dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt có thể khác nhau nhưng nhìn chung vẫn có các triệu chứng chung đáng lưu ý sau:
- Rối loạn tiểu tiện: Tiểu khó, tiểu rát, tiểu lắt nhắt; tiểu đêm, tiểu nhiều; cảm giác muốn đi tiểu liên tục; nước tiểu đục, có thể có máu,…
- Đau vùng kín: Đau dương vật, tinh hoàn, vùng trên xương mu, vùng bìu,… dẫn đến tình trạng đau khi xuất tinh hoặc đau khi quan hệ tình dục.
- Đau vùng xung quanh tuyến tiền liệt: Đau bụng, đau lưng dưới, đau bẹn,…
- Các triệu chứng khác: Đau nhức cơ, sốt, ớn lạnh,…
Quy trình chẩn đoán và điều trị viêm tuyến tiền liệt
Trước khi cân nhắc về chi phí điều trị viêm tuyến tiền liệt, bạn cần phải hiểu rõ về quá trình chẩn đoán và chữa trị bệnh này, bởi vì nó bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau cũng như hiểu rõ viêm tuyến tiền liệt có nguy hiểm không và nguy hiểm như thế nào. Tại mỗi giai đoạn, từ chẩn đoán cho đến điều trị và phục hồi, đều đòi hỏi một khoản chi phí nhất định.
Các bước chẩn đoán
Trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị nào, việc chẩn đoán chính xác là điều quan trọng nhất. Quá trình chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt thường bao gồm kiểm tra sức khỏe tổng quát, thăm khám vùng bụng dưới, thậm chí có thể yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu. Đây thường được xem là chi phí ban đầu trong chi phí điều trị viêm tuyến tiền liệt.
Lựa chọn phương pháp điều trị viêm tuyến tiền liệt
Sau khi đã xác định căn nguyên của viêm tuyến tiền liệt, bác sĩ sẽ đề xuất một phương pháp điều trị phù hợp. Phương pháp này có thể bao gồm sử dụng thuốc, liệu pháp vật lý hay phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng cụ thể. Phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ và điều kiện kinh tế của người bệnh, chi phí điều trị viêm tuyến tiền liệt ở giai đoạn này sẽ khác nhau. Bạn cũng có thể tìm hiểu các cách điều trị viêm tuyến tiền liệt tại nhà.
Giai đoạn phục hồi
Sau khi hoàn thành phác đồ điều trị chính, việc phục hồi và theo dõi tình trạng sức khỏe cũng đóng vai trò quan trọng. Bạn cần thường xuyên tái khám để đảm bảo rằng viêm tuyến tiền liệt không tái phát và tình trạng sức khỏe bản thân được duy trì tốt. Chi phí điều trị viêm tuyến tiền liệt này sẽ là các khoản kiểm tra định kỳ và xét nghiệm liên quan.
Chi phí điều trị viêm tuyến tiền liệt như thế nào?
Quy trình chẩn đoán viêm tiền liệt tuyến sẽ thường bao gồm nhiều bước. Trong quá trình này, mức chi phí có thể thay đổi ở từng giai đoạn khác nhau. Dưới đây là một số bước chính trong quy trình chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt và các mức chi phí liên quan:
- Khám chữa bệnh ban đầu: Quá trình thăm khám lâm sàng và nhận được tư vấn cũng như phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán phân biệt các bệnh. Mức chi phí cho hoạt động thăm khám ban đầu này dao động khoảng 100 – 200 nghìn đồng.
- Xét nghiệm nước tiểu: Đây là xét nghiệm thường dùng trong chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt dùng để xác định sự tăng lên của chỉ số bạch cầu, chỉ dấu tình trạng viêm tuyến tiền liệt. Chi phí thường từ 150 – 200 nghìn đồng.
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ chỉ định xét nghiệm này để đánh giá các chỉ số bạch cầu, PSA. Các giá trị này tăng lên là bằng chứng về nguy cơ phì đại, viêm tuyến hay ung thư tuyến tiền liệt. Chi phí khoảng từ 100 – 150 nghìn đồng.
- Nội soi niệu đạo, bàng quang: Thực hiện với mục đích kiểm tra bàng quang, niệu đạo cũng như bề mặt tuyến tiền liệt. Chi phí thủ thuật từ 100 – 150 nghìn đồng.
- Siêu âm tiền liệt tuyến: Thủ thuật này được tiến hành nhằm giúp bác sĩ chẩn đoán phân biệt viêm tuyến tiền liệt với phì đại hay u xơ tiền liệt tuyến. Chi phí khoảng từ 150 – 200 nghìn đồng.
Sau khi hoàn thành bước chẩn đoán tình trạng tiền liệt tuyến, bạn cần phải chuẩn bị cho khoản chi phí điều trị tuyến tiền liệt theo chỉ định của bác sĩ, thường là điều trị nội khoa. Chi phí cho tổng các loại thuốc Tây y chữa viêm tiền liệt tuyến dao động khá lớn tùy vào mức độ của bệnh, từ 700 – 1.800.000 nghìn đồng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị viêm tuyến tiền liệt
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trên thực tế, chi phí điều trị viêm tuyến tiền liệt có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể là:
- Tình trạng sức khỏe: Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm tuyến tiền liệt mà cách chữa viêm tuyến tiền liệt cũng như chi phí sẽ khác nhau. Một điều đáng mừng là phần lớn các ca mắc thường nhẹ và đơn giản nên mức chi phí không đáng kể. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh không được xử lý kịp thời và chuyển sang giai đoạn mãn tính, chi phí sẽ tăng lên.
- Cách thức điều trị: Đây có thể xem là yếu tố quyết định chi phí điều trị viêm tuyến tiền liệt của người bệnh. Với những can thiệp nội khoa bằng thuốc, chi phí sẽ thấp hơn so với các phương pháp ngoại khoa như phẫu thuật. Hầu hết đối với những tình trạng viêm tuyến tiền liệt không quá nghiêm trọng, bác sĩ vẫn ưu tiên sử dụng thuốc.
- Địa điểm và cơ sở y tế: Tiếp nhận điều trị viêm tiền liệt tuyến ở các bệnh viện công lập sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc thăm khám tại các cơ sở tư nhân. Tuy nhiên, điều này còn hoàn toàn phụ thuộc vào trải nghiệm dịch vụ mà bạn hướng đến khi cân nhắc về chi phí điều trị viêm tuyến tiền liệt.
Tóm lại, viêm tuyến tiền liệt là bệnh lý nguy hiểm ở nam giới. Chi phí điều trị viêm tuyến tiền liệt có thể dao động tùy theo cơ sở y tế và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nhìn chung, chi phí sẽ không quá cao nếu bệnh được phát hiện kịp thời và chưa tiến triển thành biến chứng.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất để giải đáp cho thắc mắc chi phí điều trị viêm tuyến tiền liệt có đắt không. Theo dõi nhiều bài viết mới tại trang web Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm kiến thức nhằm nâng cao sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống của cả bạn và gia đình nhé!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.