Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeSức Khỏe Gia ĐìnhChân chữ X có chữa được không? Chẩn đoán tình trạng chân...

Chân chữ X có chữa được không? Chẩn đoán tình trạng chân chữ X của trẻ


Chân chữ X là tình trạng thường gặp ở trẻ em và thường sẽ trở về bình thường trước 7 tuổi. Thế nhưng có những trẻ có biểu hiện chân chữ X nặng hơn khi lớn lên, nhất là sau 7 tuổi. Vậy, trẻ có chân chữ X có chữa được không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về tình trạng này qua bài viết dưới đây.

Chân chữ X là gì?

Chân chữ X (Genu valgum hay Knock knees) là tình trạng đầu gối gập vào trong, chạm nhau khi duỗi thẳng chân trong khi hai mắt cá chân vẫn cách xa nhau.

Chân chữ X là một tình trạng phổ biến, thường xuất hiện ở trẻ mới tập đi, trẻ mẫu giáo. Thông thường, cha mẹ có thể nhận thấy ở trẻ mới bắt đầu tập đi tình trạng chân vòng kiềng (Genu varum), nhưng đến khoảng 3 tuổi, trẻ lại phát triển thành chân chữ X. Chân chữ X thường dễ nhận thấy nhất khi trẻ 3 tuổi, nhưng sau đó thường tự khỏi khi trẻ 7 – 8 tuổi.

Chân chữ X thường phổ biến hơn ở trẻ gái so với trẻ trai.

Tật chân chữ X thường gặp ở trẻ em

Nguyên nhân tình trạng chân chữ X là gì?

Thông thường, theo sinh lý, nhiều trẻ phát triển chân chữ X trong thời thơ ấu. Khi trẻ mới biết đi, đầu gối nghiêng vào trong và một hoặc cả hai bàn chân nghiêng trong hoặc hướng ra ngoài có thể giúp trẻ giữ thăng bằng.

Tuy nhiên, tình trạng chân chữ X có thể là biểu hiện bên ngoài của những rối loạn nghiêm trọng hơn như:

  • Các bất thường di truyền như loạn sản xương hoặc các bệnh liên quan đến chuyển hóa xương như còi xương có thể gây ra hiện tượng chân chữ X.

  • Béo phì ở trẻ em có thể góp phần gây ra hoặc làm nặng hơn tình trạng chân chữ X của trẻ.

  • Chấn thương vùng phát triển của xương chày hoặc xương đùi có thể dẫn đến đầu gối bên chân chịu chấn thương nghiêng vào trong.

Xem thêm  6 bí quyết ăn uống giảm mỡ và giảm cân vào mùa hè

Biểu hiện của tình trạng chân chữ X

  • Góc 2 đầu gối hướng vào trong.

  • 2 mắt cá chân cách xa nhau mặc dù 2 đầu gối chạm nhau.

  • Dáng đi bất thường.

  • Bàn chân xoay ngoài.

Khi nào cha mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra tình trạng chân chữ X?

Nếu con bạn bị tình trạng chân chữ X cùng với bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, bé có thể có một rối loạn nghiêm trọng hơn và cần đi khám để kiểm tra rõ hơn:

  • Chân chữ X trở nên rõ ràng trước 2 tuổi hoặc chân trẻ không về bình thường sau 7 tuổi.

  • Chân chữ X trở nên tồi tệ hơn sau 7 tuổi.

  • Xuất hiện sự bất đối xứng của chân.

  • Trẻ khập khiễng khi đi lại.

  • Trẻ có tình trạng đau đầu gối hoặc hông.

  • Tầm vóc của trẻ thấp hơn các trẻ khác cùng tuổi.
Dáng chân bình thường theo tuổi phát triển của trẻ 2
Dáng chân bình thường theo tuổi phát triển của trẻ 

Chẩn đoán tình trạng chân chữ X của trẻ

Khi đi khám, trẻ sẽ được xem xét tương quan vị trí của chân, đầu gối và mắt cá chân để xác định mức độ nghiêm trọng. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa 2 mắt cá chân trong của trẻ cũng sẽ được đo, tình trạng này được coi là nghiêm trọng hơn khi trẻ có khoảng cách giữa các mắt cá chân cao hơn.

Các bác sĩ thường xem xét thêm các yếu tố sau để xác định xem một trẻ dưới 7 tuổi có bị chân chữ X không:

  • Cân nặng, chiều cao và chỉ số khối cơ thể (BMI)

  • Vị trí của đầu gối khi trẻ duỗi và xoay chân.

  • Chiều dài mỗi chân và sự đối xứng 2 bên chân.

  • Dáng đi lại của trẻ khi đi bộ bình thường.

Xem thêm  Viền chân răng bị đen: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngoài ra, chụp X – quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể sử dụng để kiểm tra mức độ biến dạng chân trẻ bằng cách đo góc của trục Hông – Đầu gối – Mắt cá chân. Bình thường, góc này dao động từ 1.0° đến 1.5° ở người lớn bình thường.

Phim chụp X-quang trẻ có tật chân chữ X 3
Phim chụp X-quang tật chân chữ X trước khi phẫu thuật (bên phải) và sau khi phẫu thuật

Chân chữ X có chữa được không?

Tình trạng chân chữ X có chữa được không là nỗi băn khoăn của nhiều cha mẹ đang có con mắc tình trạng này. May mắn thay, hầu hết các trường hợp, trẻ bị chân chữ X có thể chữa được và không cần điều trị. Với các trẻ từ 2 – 5 tuổi có tình trạng này, điều cần làm là quan sát và theo dõi chặt chẽ. Có tới 99% trẻ sẽ khỏi khi lên 7 tuổi và có thể hoạt động bình thường mà không cần điều trị gì.

Với những trường hợp khác, khi tình trạng của trẻ ngày càng nghiêm trọng hoặc không biến mất khi trẻ lên 7 tuổi thì có thể trẻ sẽ cần điều trị y tế: Điều trị không phẫu thuật hoặc điều trị bằng phẫu thuật cho chân chữ X.

Trước tiên, cần kiểm tra xem nguyên nhân tại sao trẻ gặp tình trạng chân chữ X, sau đó quyết định điều trị sẽ dựa trên nguyên nhân của từng trẻ.

Điều trị không phẫu thuật cho chân chữ X

Nếu trẻ gặp tình trạng còi xương do dinh dưỡng, trẻ sẽ được điều trị bằng điều chỉnh lối sống, chế độ dinh dưỡng: Tăng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bổ sung vitamin D và canxi.

Xem thêm  Thắc mắc: Đau dạ dày ăn mít được không?

Ngoài ra, nếu trẻ có cân nặng cao hay BMI cao hơn so với trẻ cùng tuổi thì việc giảm cân sẽ giúp làm chậm tình trạng này.

Điều trị phẫu thuật cho chân chữ X

Trong trường hợp hiếm hoi mà sự phát triển tự nhiên không điều chỉnh được tình trạng đầu gối của trẻ, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.

  • Phẫu thuật tăng trưởng theo hướng dẫn (Guided growth surgery): Phương pháp này từ từ làm thẳng xương bằng cách ghép thiết bị kim loại ở một bên của xương. Khi trẻ lớn lên, bên gắn kim loại phát triển chậm hơn bên không có. Điều này cho phép xương dần dần thẳng ra.

  • Phẫu thuật cắt xương (Osteotomy surgery): Phương pháp này có thể điều chỉnh các dị tật nghiêm trọng hơn hoặc chấn thương đầu gối không tự khỏi khi trẻ đã trưởng thành bằng cách thay đổi góc của xương. Bác sĩ phẫu thuật thực hiện điều này bằng cách cắt và sắp xếp lại xương trên hoặc dưới đầu gối.
Phẫu thuật cắt xương cho tật chân chữ X 5
Phẫu thuật cắt xương (Osteotomy surgery) cho tật chân chữ X

Thông tin trong bài viết đã cung cấp đến bạn đọc các nội dung xoay quanh câu hỏi: “Chân chữ X có chữa được không?”, qua đó hy vọng giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh này. Chủ động theo dõi các triệu chứng xuất hiện của bệnh và can thiệp điều trị sớm để đạt kết quả tốt nhất

.



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments