Đau lưng khi mang thai là nỗi ám ảnh của nhiều bà bầu. Hiện tượng này thường xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ hai. Những thay đổi của cơ thể khi mang thai khiến bà bầu mệt mỏi, đau lưng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Những cách giảm đau lưng cho bà bầu 3 tháng đầu dưới đây hy vọng sẽ giúp ích cho phụ nữ mang thai.
Nguyên nhân gây đau lưng cho bà bầu 3 tháng đầu
Hầu hết phụ nữ mang thai thường bị đau lưng, hông và vùng xương cùng. Cường độ và tần suất cơn đau thay đổi tùy theo từng đợt. Đau lưng khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ và có thể ảnh hưởng đến tâm lý. Nguyên nhân gây đau lưng ở bà bầu trong ba tháng đầu của thai kỳ là do:
- Sự thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể khiến các khớp bị lỏng và giãn dây chằng ở xương chậu và cột sống làm giảm chức năng hoạt động của lưng và gây đau lưng.
- Tăng trọng lượng cơ thể: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể bà bầu bắt đầu tăng cân, gây áp lực lên vùng lưng, gây đau lưng.
- Yếu cơ bụng: Khi mang thai, chức năng chịu áp lực của cơ bụng giảm đi khiến cơ lưng chịu áp lực và bị đau.
- Do bệnh lý: Một số trường hợp đau lưng ở phụ nữ mang thai có thể liên quan đến chứng đau thần kinh tọa. Bệnh lý này làm giảm chức năng của dây chằng vùng lưng và xương chậu.
- Căng thẳng tâm lý: Căng thẳng tâm lý khi mang thai có thể gián tiếp dẫn tới triệu chứng đau lưng ở bà bầu.
- Tư thế đi, đứng, ngồi, nằm không đúng: Tập thể dục, di chuyển và nghỉ ngơi sai tư thế cũng có thể làm tăng tình trạng đau lưng. Chẳng hạn, ngồi sai tư thế, ngồi quá lâu ở một chỗ là những nguyên nhân gây đau lưng ở bà bầu.
Cách giảm đau lưng cho bà bầu 3 tháng đầu
Trong những tháng đầu thai kỳ, đau lưng tuy không nguy hiểm nhưng khiến mẹ khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Lúc này, bạn có thể áp dụng những cách giảm đau lưng cho bà bầu 3 tháng đầu nhanh chóng và an toàn:
- Chườm nóng: Hơi nóng sẽ làm giãn mạch máu và tăng tuần hoàn ở lưng giúp giảm đau. Để thực hiện, hãy chườm túi nước ấm lên vùng eo và hông trong khoảng 10 đến 15 phút và lưu ý không nên dùng nước quá nóng vì có thể gây bỏng da.
- Chú ý tư thế đi, đứng, ngồi khi bị đau lưng: Khi đứng nên giữ thẳng lưng, nếu ngồi thì dùng ghế. Nếu cần nhặt đồ trên sàn, từ từ ngồi xuống trước sau đó nhặt đồ lên sẽ cảm thấy dễ dàng hơn.
- Massage lưng: Mang thai 3 tháng đầu bị đau lưng mẹ nên massage để tác động trực tiếp lên vùng lưng đau, cảm thấy dễ chịu hơn. Hãy nhờ người thân massage nhẹ nhàng dọc sống lưng đến hông và hai bên sườn hoặc đến các tiệm massage.
Cách tránh đau lưng khi mang thai
Đau lưng là tình trạng rất phổ biến khi mang thai nhưng bạn có thể tránh hoặc làm giảm cơn đau bằng một số phương pháp sau:
- Bài tập dành cho bà bầu: Thường xuyên đi bộ, bơi lội, tập thể dục, yoga,… sẽ giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh, tăng cường cơ bắp, xương chắc khỏe, hỗ trợ mẹ bầu trong quá trình sinh nở sau này dễ dàng hơn.
- Chú ý đến tư thế vận động và nghỉ ngơi: Ở tư thế đứng hãy giữ lưng thẳng, duỗi hông và cơ bụng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và tránh đứng quá lâu. Với tư thế ngủ hãy tập nằm nghiêng bên trái nhiều hơn sẽ giúp mẹ thở dễ và giảm áp lực lên tử cung. Đồng thời, tránh sử dụng đệm quá mềm sẽ ảnh hưởng đến cột sống và làm nặng thêm tình trạng đau lưng.
- Nói không với giày cao gót: Giày cao gót có xu hướng nghiêng cơ thể về phía trước nhiều hơn, làm tăng tình trạng đau lưng. Hơn nữa, sẽ rất nguy hiểm cho mẹ nếu chẳng may vấp ngã. Tạm thời thay thế giày cao gót bằng giày thấp, sandal êm chân sẽ mang lại sự thoải mái khi đi lại.
- Không mang vác vật nặng: Điều này làm tăng áp lực lên cột sống, gây đau nhức nhiều hơn. Hãy nhờ những người xung quanh giúp đỡ trong trường hợp xách, mang đồ nặng.
- Bổ sung canxi và magie: Mẹ bầu nên bổ sung canxi, magie thông qua các loại thực phẩm như đậu, sữa, rau xanh,… Hoặc sử dụng thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Một số bài tập giảm đau lưng cho mẹ bầu
Bài tập kéo dãn lưng dưới
Đây là bài tập giảm đau lưng ở bà bầu tương đối hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
- Vào tư thế quỳ gối sao cho đầu gối và bàn tay vuông góc với sàn.
- Nâng vai, cúi đầu sao cho cổ và lưng thẳng hàng. Giữ tư thế trong 15 đến 30 giây rồi trở về vị trí ban đầu.
- Lặp lại các bước trên liên tục 10 – 15 lần/giờ.
Bài tập nghiêng lườn
Tư thế nghiêng lườn có thể giảm đau lưng cho bà bầu là vì giúp kéo giãn cột sống và giảm áp lực lên cơ hông. Các bước thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng trên sàn, hai tay đặt thoải mái trên đùi hoặc bên cạnh người.
- Tay phải giơ lên trên đầu và nghiêng sang trái, khuỷu tay trái vuông góc với sàn. Giữ trong 30 giây đến 1 phút, sau đó nhẹ nhàng đưa cơ thể về vị trí ban đầu.
- Lặp lại động tác tương tự với bên còn lại.
- Lặp lại các động tác trên khoảng 10 lần/bài.
Bài tập thư giãn
Với bài tập này, cột sống của bà bầu sẽ được thư giãn từ đó cải thiện tình trạng đau lưng.
- Đứng thẳng lưng, cách tường khoảng 40cm, mở hai chân ngang vai, duỗi thẳng tay.
- Từ từ hạ thấp cơ thể, đảm bảo lưng, cổ và đầu chạm vào tường. Giữ tư thế trong 3 – 5 giây rồi từ từ trở về vị trí ban đầu.
Khi nào mẹ bầu đau lưng cần đi khám bác sĩ?
Nếu cơn đau lưng trở nên trầm trọng hơn, mẹ bầu nên nói chuyện với bác sĩ, để được tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả. Ngoài ra, đau lưng kèm theo chảy máu âm đạo, sốt hoặc đi tiểu thường xuyên có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang có vấn đề. Trong một số ít trường hợp, đau lưng nghiêm trọng có thể liên quan đến loãng xương thai kỳ, viêm cột sống hoặc viêm khớp nhiễm trùng. Những cơn đau theo nhịp có thể là dấu hiệu của sinh non.
Vì vậy, nếu mẹ bầu gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào ở trên nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân cũng như có cách khắc phục hiệu quả nhất.
Khi mang thai, mẹ bầu nên khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Những chia sẻ trên đây về cách giảm đau lưng cho bà bầu 3 tháng đầu chắc chắn sẽ rất hữu ích và giúp bà bầu thoải mái hơn. Nếu bị đau lưng kéo dài bà bầu nên đi khám để được bác sĩ tư vấn điều trị an toàn.
Xem thêm:
Bà bầu đau lưng có được bôi dầu gió không
Tại sao đau bụng đau lưng nhưng không có kinh
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.