Chủ Nhật, Tháng 2 23, 2025
spot_img
HomeSức Khỏe Gia ĐìnhCác tư thế ngủ tốt cho phổi bạn nên tham khảo

Các tư thế ngủ tốt cho phổi bạn nên tham khảo


Đối với bệnh nhân bị phổi, nếu như nằm ngủ không đúng tư thế sẽ dễ gây mất ngủ, khó thở, hoặc thậm chí là làm cho bệnh tình diễn biến nặng nề hơn. Do đó, họ cần phải biết nằm ngủ ở tư thế nào cho đúng để giảm áp lực cho phổi. Dưới đây là các tư thế ngủ tốt cho phổi mà bạn nên tham khảo. Những tư thế này sẽ giúp bạn bệnh tình thuyên giảm và ít biến chứng hơn.

Một số bệnh lý thường gặp ở phổi

Dưới đây là một số bệnh lý phổi thường gặp:

  • Viêm phổi: Tình trạng viêm nhiễm của phổi, thường do nhiễm khuẩn hoặc virus.
  • Hen suyễn: Là một bệnh phổi mãn tính có triệu chứng khó thở, ho và cảm giác nghẹt mũi.
  • Lao phổi: Là một bệnh lý phổi do nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao, gây ra các triệu chứng như ho, khó thở và đau ngực.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Là một bệnh lý phổi khác mãn tính, thường do hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
  • Viêm màng phổi: Tình trạng viêm nhiễm của màng bao phủ bên ngoài của phổi, thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra.
  • Ung thư phổi: Là một bệnh lý phổi có liên quan đến tế bào ung thư, thường do hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
  • Suy hô hấp: Tình trạng giảm khả năng hô hấp, thường do các bệnh lý phổi hoặc các vấn đề liên quan đến tim.
Các tư thế ngủ tốt cho phổi bạn nên tham khảo 1 Một số căn bệnh dễ gặp ở phổi như hen suyễn, lao phổi, ung thư phổi, suy hô hấp,…

Các tư thế ngủ tốt cho phổi

Bên cạnh việc giữ ấm cho phổi, lọc không khí, cân bằng độ ẩm trong phòng,… việc lựa chọn tư thế ngủ tốt cho phổi cũng sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn:

Xem thêm  Huyết áp tâm trương cao có nguy hiểm không? Một số thông tin về huyết áp tâm trương cao

Nằm qua bên trái, kê gối ở dưới đầu hoặc giữa hai chân

Việc nằm nghiêng qua trái khi ngủ có thể giúp quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi, do tác động của trọng lực. Đây cũng là tư thế lý tưởng cho những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Khi nằm ngửa, trọng lực khiến lưỡi có thể tụt về phía cổ họng, làm cản trở đường thở và gây tiếng ngáy. Ngược lại, khi ngủ nghiêng, lưỡi được giữ ở vị trí trung tâm, giúp làm thông thoáng đường thở và giảm tiếng ngáy.

Các tư thế ngủ tốt cho phổi bạn nên tham khảo 2 Nằm nghiêng qua trái khi ngủ giúp làm thông thoáng đường thở, giảm ngáy

Ngoài ra, tư thế nghiêng còn có thể làm giảm triệu chứng ợ nóng do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, một yếu tố gây khởi phát cơn hen suyễn về đêm. Tuy nhiên, nếu nằm nghiêng quá lâu, có thể gây áp lực lên vùng hông và lưng. Vì vậy, người ta nên kê thêm một chiếc gối giữa hai chân để cố định hông, giữ cho cột sống ổn định và giảm đau mỏi lưng.

Nằm ngửa và kê gối ở cổ và vai

Trong trường hợp không quen ngủ nghiêng về phía bên trái, bạn có thể chọn tư thế ngủ tốt cho phổi là nằm ngửa. Thế nhưng, bạn cần kê thêm một chiếc gối mềm ở phần cổ và vai để giúp đường thở lưu thông thuận lợi, không gặp vật cản trong khi ngủ.

Xem thêm  Uống nhiều L-cystine có hại không? Một số lưu ý khi sử dụng L-cystine

Nếu bạn bị viêm xoang, hoặc mũi đang có nhiều dịch nhầy, thì bạn có thể kê cao gối đầu để tránh dịch nhầy chảy xuống cổ họng gây ra ho.

Nằm ngửa và kê cao đầu gối

Đây là tư thế thích hợp cho những người muốn nằm ngửa nhưng bị ngưng thở khi ngủ. Khi kê một gối cao, nó giúp hạn chế lưỡi trượt xuống cổ họng và giúp không khí đi thẳng vào phổi, trong khi việc kê một gối dưới đầu gối có thể giúp điều chỉnh cột sống và giảm đau mỏi.

Tư thế ngủ nên tránh cho người bị bệnh phổi

Nằm sấp cũng không phải là một tư thế ngủ khuyến khích cho người bệnh phổi. Vì nó có thể hạn chế luồng khí vào phổi. Nằm ngửa mà không kê gối phía sau cổ và vai cũng có thể làm triệu chứng tắc nghẽn đường thở trở nên nghiêm trọng hơn.

Các tư thế ngủ tốt cho phổi bạn nên tham khảo 3 Nằm sấp cũng không phải là một tư thế ngủ khuyến khích cho người bệnh phổi

Để có giấc ngủ ngon, tránh bị khó thở và tỉnh giấc giữa đêm, bạn cần giảm thiểu các chất gây dị ứng trong phòng ngủ như mùi hương nhân tạo, lông động vật, bụi bặm. Bạn nên giặt ga trải giường 1 – 2 lần mỗi tuần để loại bỏ mạt bụi và các chất kích thích, hạn chế sử dụng chất liệu polyester tổng hợp và chuyển sang sử dụng bông tự nhiên. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế sử dụng quạt tốc độ cao. Và nếu sử dụng điều hòa thì nên chỉnh nhiệt độ phòng ngủ cao hơn bình thường, vì không khí lạnh là tác nhân gây khó thở ở người mắc hen suyễn và COPD.

Xem thêm  Nhận biết trẻ sơ sinh bị Down như thế nào? Chăm sóc trẻ bị Down đúng cách

Trong bài là những tư thế ngủ tốt cho phổi và tư thế ngủ nên tránh khi đang gặp các vấn đề về phổi. Trong trường hợp tình trạng mất ngủ kéo dài do khó thở vào buổi tối nhiều hơn một tuần/lần, bạn nên đi khám sớm để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và kịp thời điều trị dứt điểm. Hy vọng rằng qua các thông tin trên, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân.

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: Vnexpress.net



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments