Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeDinh DưỡngCác loại củ mọc mầm không nên ăn bạn cần biết

Các loại củ mọc mầm không nên ăn bạn cần biết


Nếu không biết cách bảo quản rau củ chúng sẽ rất dễ bị hư hoặc lên mầm. Nhiều người cho rằng đây là việc vô cùng bình thường và chỉ cần gọt bỏ những phần mầm cây để tiếp tục sử dụng loại củ đó. Vì những loại củ khi mọc mầm sẽ sản sinh ra một số độc tố gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe. Dưới đây là các loại củ mọc mầm không nên ăn.

Khoai tây mọc mầm

Khoai tây được biết đến là một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: Carbohydrate, chất xơ và một số các khoáng chất cần thiết. Bổ sung dinh dưỡng từ khoai tây vào thực đơn hằng ngày sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe tim mạch ở trạng thái tốt nhất, hỗ trợ tiêu hóa một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, nếu không biết cách bảo quản, thì khoai tây rất dễ mọc mầm xanh và phát triển thành cây. Và bạn không nên sử dụng khoai tây mọc mầm. Do khi nảy mầm khoai tây sẽ chứa một lượng solanine, hợp chất độc gây hại cho sức khỏe nếu bổ sung một lượng lớn. Hợp chất này sẽ gây nên một số triệu chứng như buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy và đau đầu.

Ăn khoai tây mọc mầm dễ khiến bạn bị ngộ độc

Củ hành mọc mầm

Tương tự như khoai tây, thì củ hành mọc mầm thường sẽ chứa một lượng lớn solanine, một hợp chất gây nên độc tố cho cơ thể. Khi củ hành bắt đầu nảy mầm, thì lượng solanine sẽ tăng lên đáng kể ở ngay phần vỏ và phần thân mầm. Hơn nữa, khi củ hành bắt đầu mọc mầm thì dinh dưỡng cũng như mùi vị gốc của nó sẽ bị giảm xuống do những mầm non đã lấy đi hết dinh dưỡng.

Xem thêm  Ăn cà rốt hỗ trợ giảm cân như thế nào?

Thông thường, thì thời gian để hành có thể tự mọc mầm là khá lâu, củ hành khi nảy mầm sẽ khô và héo đi đáng kể. Chính vì vậy bạn nên thường xuyên kiểm tra nơi để củ hành cũng như bảo quản ở những nơi thoáng mát để tránh hiện tượng củ hành nảy mầm.

Khoai lang mọc mầm

Khoai lang là loại củ mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nếu khoai lang có dấu hiệu đang mọc mầm thì bạn không nên sử dụng. Cũng giống với khoai tây, thì khoai lang mọc mầm cũng chứa một lượng solanine đáng kể, chất này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nếu tiêu thụ ở số lượng lớn. Ngay cả khi được nấu chín thì chất độc này cũng sẽ không được loại bỏ hoàn toàn.

Chính vì vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu khoai lang khác so với bình thường hay mọc mầm thì bạn nên bỏ ngay hoặc gieo xuống đất để cây phát triển.

Các loại củ mọc mầm không nên ăn 2
Khoai lang là một trong các loại củ mọc mầm không nên ăn

Đậu phộng mọc mầm

Nếu đậu phộng được bảo quản trong môi trường ẩm ướt thì khả năng mọc mầm sẽ rất cao. Và việc sử dụng đậu phộng mọc mầm cũng sẽ gây nên một số những ảnh hưởng xấu cho cơ thể bạn. Chất độc trong đậu phộng mọc mầm được các nhà khoa học nghiên cứu được có tên là aflatoxin được sản sinh ra từ hai loại nấm aspergillus và aspergillus parasiticus. Chất này được liệt kê trong bảng các chất có thể gây nên nguy cơ ung thư cực kì cao. Hơn nữa, aflatoxin có thể khiến cho khả năng miễn dịch bị suy yếu, từ đó gia tăng khả năng chống lại các bệnh lý khác hay các vết nhiễm trùng. Do đó, để hạn chế nguy cơ đậu phộng mọc mầm bạn nên bảo quản ở nơi khô ráo, để ngăn chặn sự phát triển ở các loại nấm.

Xem thêm  Bị suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì? Lưu ý trong ăn uống cho bệnh nhân
Các loại củ mọc mầm không nên ăn 3
Ăn đậu phộng mọc mầm đề gây nên ung thư 

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn vô tình ăn củ quả mọc mầm?

Bạn sẽ gặp phải một số những vấn đề sau đây nếu không may ăn phải củ quả mọc mầm:

  • Ngộ độc thực phẩm: Trong số loại củ mọc mầm kể trên hay một vài những loại củ quả khác, khi mọc mầm sẽ chứa một lượng độc tố đáng kể, khi cơ thể tiêu thụ có thể gây nên ngộ độc thực phẩm.
  • Gây một số vấn đề về tiêu hóa: Khi ăn phải rau củ mọc mầm, bạn sẽ gặp một số vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy do các chất độc hại có trong rau củ mọc mầm sẽ khiến ruột bị kích thích gây nên các tình trạng nêu trên.
  • Nguy cơ nhiễm trùng đường ruột: Khi rau củ phát triển thành các chồi non, chúng thường sẽ có xu hướng mục rữa, khô héo, gia tăng khả năng hình thành nên các vi khuẩn trên bề mặt từ đó gây nên tình trạng nhiễm trùng đường ruột.
  • Ảnh hưởng gan: Các chất độc có trong các loại rau củ mọc mầm thường sau khi cơ thể tiêu thụ, gan sẽ là nơi hấp thụ những độc tố đó từ đó khiến sức khỏe của gan bị ảnh hưởng. Trong thời gian dài sẽ gây nên tình trạng ung thư gan.

Có thể thấy khi ăn rau củ mọc mầm sẽ khiến cho cơ thể vô tình hấp thụ các độc tố sản sinh ra trong quá trình nảy mầm. Vì vậy để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe bạn nên bảo quản rau củ ở nơi thoáng mát, hạn chế ẩm ướt và tìm hiểu các loại củ mọc mầm không nên ăn. Nếu nhận thấy những thay đổi bất thường từ rau củ bạn nên ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của các chuyên gia để đảm bảo nguồn dinh dưỡng đưa vào cơ thể là tốt nhất.

Xem thêm  Ăn bì lợn có béo không? Cách ăn bì lợn không gây tăng cân

Xem thêm: Nghệ mọc mầm có độc không? Có ăn được không?



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments