Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeMẹ BầuKế Hoạch Mang ThaiCác giai đoạn phát triển của bệnh Rubella

Các giai đoạn phát triển của bệnh Rubella


Bệnh này dễ lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc, vậy có bao nhiêu giai đoạn và triệu chứng từng giai đoạn bệnh Rubella như thế nào?

Rubella là bệnh gì?

Rubella hay còn được gọi là bệnh sởi Đức hoặc sởi ba ngày, là một bệnh virus truyền nhiễm và dễ nhận ra qua loại ban (đốm hoặc nhọt) đỏ đặc trưng. Rubella từng là căn bệnh rất phổ biến ở trẻ em trước khi nhà nước và Bộ Y tế khuyến cáo mọi trẻ em phải được tiêm vắc xin tiêm liên phòng bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR).

Rubella không giống như bệnh sởi (Rubella), mặc dù hai bệnh đều gây phát ban đỏ. Rubella được gây ra bởi một loại virus khác với bệnh sởi, không phải là bệnh dễ lây nhiễm và nghiêm trọng như bệnh sởi.

Rubella là một bệnh virus truyền nhiễm, rất phổ biến ở trẻ em.

Nguyên nhân gây ra bệnh Rubella là gì?

Virus Rubella là nguyên nhân gây bệnh Rubella. Bệnh được lây nhiễm từ người sang người thông qua sự tiếp xúc với dịch tiết bắn ra từ mũi và cổ họng của người bị nhiễm bệnh.

Bệnh Rubella có tính lây nhiễm cao và dễ lây truyền cho người khác. Một người bệnh có thể làm lây truyền virus cho những người khác từ 1 tuần trước khi xuất hiện triệu chứng phát ban da và cho đến tận 1 tuần sau khi hết phát ban. Phụ nữ mang thai có thể truyền virus cho thai nhi thông qua đường máu.

Các giai đoạn phát triển của bệnh Rubella

Rubella phát triển qua 3 giai đoạn:

Thời kỳ ủ bệnh Rubella:

Xem thêm  2 tháng sau sinh quan hệ có bầu không? Những điều các mẹ cần biết

Giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng 12 – 23 ngày sau khi cơ thể bắt đầu tiếp xúc với nguồn lây. Và người bệnh ở thời kỳ này chỉ bị nhiễm virus Rubella mà không hề gây nên các triệu chứng lâm sàng.

Thời kỳ phát bệnh của Rubella:

Trong giai đoạn này, virus rubella bắt đầu xâm nhập sâu vào cơ thể và gây bệnh. Biểu hiện phổ biến của bệnh giai đoạn này sẽ gồm 3 triệu chứng chính: Sốt, phát ban và nổi hạch.

  • Sốt: thường sốt nhẹ khoảng 38 độ C kèm theo triệu chứng mệt mỏi, đau họng, chảy nước mũi trong. Một số trường hợp còn bị đỏ mắt. Triệu chứng sốt xuất hiện trong khoảng 1 – 4 ngày và sẽ bị giảm đi khi bắt đầu có dấu hiệu phát ban.
  • Phát ban: Đây là dấu hiệu quan trọng để nhận biết và xuất hiện sau hiện tượng sốt. Các nốt ban thường mọc ở đầu, mặt rồi đến toàn thân chứ không theo thứ tự nhất định như biểu hiện bệnh sởi. Các nốt ban thường có hình tròn hay hình bầu dục, đường kính khoảng 1 – 2mm và các nốt có thể mọc riêng rẽ hoặc mọc tập trung thành từng mảng. Kể từ thời gian mọc ban, sau khoảng 24 giờ, nốt ban có thể xuất hiện khắp người.
  • Nổi hạch: Hạch thường xuất hiện trước khi có hiện tượng phát ban, dễ gặp ở các vị trí như bẹn, cổ, vùng xương chẩm. Hạch có biểu hiện lâm sàng là sờ đau và có thể tự hết sau khi các nốt ban trên cơ thể bay đi hết.
Các giai đoạn phát triển của bệnh Rubella 2Giai đoạn phát bệnh, trẻ sẽ có dấu hiệu sốt và phát ban khắp người.

Ngoài ra, một số người có thể kèm thêm các triệu chứng khác như đau nhức khớp, người mệt mỏi, chán ăn xuất hiện.

Xem thêm  Nguyên nhân khiến que thử thai 2 vạch nhưng không có thai

Thời kỳ lui bệnh:

Bệnh rubella nếu được can thiệp điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì tiến triển có thể lui bệnh mà không gây biến chứng gì nguy hiểm hay các vấn đề khác ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Biểu hiện: Các triệu chứng sốt phát ban thuyên giảm và người bệnh hết sốt, các nốt ban bay nhanh không theo quy luật hay thứ tự nào, bay đi không để lại các dấu vết nào trên da như sẹo, thâm… Sau khoảng 1 tuần, hạch trở về bình thường.

Triệu chứng đau khớp thường ở giai đoạn lui bệnh có thể bị kéo dài hơn so với các triệu chứng khác.

Khi nào bạn cần phải đi gặp bác sĩ?

Cha mẹ hãy chủ động đi khám hoặc đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy mình hoặc trẻ bị sốt phát ban hoặc có bất kỳ triệu chứng nào kể ở trên.

Khi mang thai, chị em sẽ được bác sĩ phụ sản cho xét nghiệm Rubella và tiêm vắc xin khi cần. Tuy vậy, nếu nghi ngờ có thai và đồng thời phát hiện xuất hiện triệu chứng của Rubella, mẹ bầu phải nhập viện ngay lập tức để bác sĩ theo dõi.

Cách phòng ngừa bệnh Rubella

Rubella hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó tiêm vắc-xin là biện pháp phòng tránh bệnh tốt nhất. Các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh Rubella như sau:

  • Tiêm phòng vắc-xin rộng rãi cho trẻ sơ sinh từ 12-24 tháng tuổi.
Các giai đoạn phát triển của bệnh Rubella 3Tiêm vắc-xin Rubella là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.
  • Tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm vắc-xin: Sốt phát ban, nổi hạch hoặc tăng bạch cầu đa nhân, đau khớp.
  • Với những phụ nữ có ý định mang thai nên chủ động đi xét nghiệm xác định có miễn dịch với Rubella hay chưa, nếu chưa có nên chủ động tiêm phòng vắc xin ít nhất 1-3 tháng trước khi mang thai. Khi có thai không nên tiêm vắc-xin. Do virus có thể đi qua nhau thai và nhiễm bệnh cho thai nhi.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần hạn chế gặp gỡ hoặc tiếp xúc với những người bị sốt, phát ban và với trẻ mắc Rubella bẩm sinh. Khi xuất hiện những biểu hiện như sốt, phát ban, nổi hạch trong thời kỳ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu phải tới đến các cơ sở y tế chuyên khoa ngay để được khám, chẩn đoán và tư vấn.
Xem thêm  Trễ kinh 5 ngày thử que 1 vạch báo hiệu điều gì?

Chống chỉ định tiêm vắc xin Rubella cho những đối tượng mắc bệnh suy giảm miễn dịch, thận trọng với bệnh nhân có tiền sử dị ứng nặng với gelatin, thuốc neomycin hoặc các lần tiêm vắc xin trước, người đang sốt.

Thanh Hoa

Nguồn tham khảo: Tổng Hợp



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments