Rạch tầng sinh môn gần như không thể thiếu trong những lần sinh thường của những mẹ bầu, ngoài việc để em bé được sinh ra dễ dàng, nhiều mẹ bầu lại mang cảm giác ám ảnh với các thủ thuật liên quan đến tầng sinh môn. Vậy các bước rạch tầng sinh môn gồm những bước nào? Làm sao để vừa chăm sóc vết thương vừa giúp mẹ bỉm nhanh chóng quên nỗi ám ảnh ấy, mời mọi người xem ngay bài viết sau đây nhé.
Thông tin cần biết về tầng sinh môn
Tầng sinh môn có cấu tạo và đảm nhiệm chức năng gì trong cơ thể người phụ nữ có lẽ không phải ai cũng biết, vậy mình cùng tìm hiểu trước một chút về tầng sinh môn nhé.
Cấu tạo 3 lớp của tầng sinh môn
Tầng sinh môn nằm giữa âm đạo và hậu môn, gồm các bộ phận mềm, cơ và dây chằng dưới khung chậu.Trong quá trình sinh nở của phụ nữ, tầng sinh môn sẽ giãn nở tự nhiên hoặc bị rạch để giúp em bé ra đời dễ dàng hơn. Ngoài ra tầng sinh môn cũng có 3 tầng, mỗi tầng sẽ có cơ và lớp cân riêng biệt:
Tầng nông: Có năm cơ, trong đó cơ thắt hậu môn nằm trong tầng sinh môn sau, các cơ còn lại nằm trong tầng sinh môn trước.
Tầng giữa: Gồm cơ thắt niệu đạo và cơ ngang sâu nằm trong tầng sinh môn trước, bao bọc bởi hai lá ở tầng sinh môn giữa.
Tầng sâu: Có cơ ngồi cụt và cơ nâng hậu môn được bọc bởi hai lá cân của tầng sinh môn sau.
Chức năng của tầng sinh môn
Vai trò chính của tầng sinh môn là bảo vệ, nâng đỡ các cơ quan ở vùng chậu và là nơi tiếp nhận tinh trùng vào tử cung trong sinh hoạt tình dục phụ nữ.
Bên cạnh đó trong quá trình sinh nở của các chị em, tầng sinh môn là nơi có thể co giãn để em bé sinh ra dễ dàng hơn. Riêng đối với người có cơ địa tầng sinh môn kém, sẽ gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ và có thể làm rách bộ phận này làm ảnh hưởng về chất lượng đời sống tình dục.
Vì sao sản phụ sinh thường cần phải rạch tầng sinh môn?
Sự thật là có đến 95% trường hợp sinh nở cần phải rạch tầng sinh môn, vì đầu em bé khá to so với lỗ âm đạo nên có thể tạo áp lực lớn khiến tầng sinh môn dễ bị rách, vì thế khi có dấu hiệu đầu bé ló ra khỏi cửa mình, bác sĩ sẽ thực hiện các bước rạch tầng sinh môn để em bé ra ngoài nhanh hơn.
Bên cạnh đó việc rạch tầng sinh môn còn giúp hạn chế các trường hợp tai biến trong quá trình sinh nở và giảm ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Ngoài ra việc rạch tầng sinh môn cũng được thực hiện trong các trường hợp như:
- Thai phụ bị nhiễm độc thai nghén, mắc bệnh tim mạch;
- Đường kính đỉnh đầu thai nhi lớn;
- Cơ địa tầng sinh môn giãn nở kém;
- Đáy chậu bị viêm hoặc phù nề, viêm âm đạo;
- Cơn gò tử cung yếu.
Lưu ý: Cần nhấn mạnh rằng việc rạch tầng sinh môn không phải lúc nào cũng là lựa chọn đầu tiên; các bác sĩ thường cố gắng để bảo tồn tầng sinh môn nếu có thể.
Các bước rạch tầng sinh môn trong quá trình sinh nở
Trước khi tìm hiểu chi tiết các bước rạch tầng sinh môn, mọi người nên biết đến những nguyên tắc để không làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc lành vết thương của sản phụ.
Nguyên tắc khi rạch tầng sinh môn
Thời điểm rạch tầng sinh môn phù hợp nhất khi tầng sinh môn và âm hộ đều có biểu hiện căng giãn tối đa hoặc có thể nói lúc này thai đã xuống sâu trong âm đạo, nên thực hiện rạch lúc có cơn gò tử cung để giảm cảm giác đau. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần thiết phải rạch tầng sinh môn, mà thường chỉ trong các trường hợp nhất định.
Sau đó sử dụng chỉ tự tiêu để khâu vết rạch tầng sinh môn, có thể giúp sản phụ hạn chế được tình trạng nhiễm trùng qua đầu chỉ, giảm nguy cơ để lại sẹo và cũng hạn chế được ma sát vào vết chỉ khâu gây cảm giác đau.
Các bước rạch tầng sinh môn
Sau đây là 4 bước rạch tầng sinh môn cùng những lưu ý khi khâu tầng sinh môn, bao gồm:
Bước 1: Sử dụng thuốc tê để tránh cảm giác đau đớn
Mặc dù thực tế các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo nên hạn chế việc sử dụng thuốc tê để không cảm thấy đau khi rạch tầng sinh môn, nhưng mức độ chịu đau ở mỗi người là khác nhau và sẽ có người không thể chịu được cảm giác đau nên thường được tiêm thuốc tê để giảm cảm giác đau.
Bước 2: Xác định vị trí rạch tầng sinh môn
Tầng sinh môn thường được rạch chếch 45 độ tại vị trí 5 giờ hoặc 7 giờ, ở giữa bờ âm hộ trên và dưới theo hướng lệch từ trên xuống và hướng ra ngoài, tránh cắt quá sâu vì có thể cắt vào cơ nâng hậu môn. Ngoài ra khi rạch tầng sinh môn thường chỉ cần một bên, ít các trường hợp phải rạch 2 bên tầng sinh môn.
Kỹ thuật rạch tầng sinh môn thường được cắt chếch 45 độ tại vị trí 7 giờ. Lưu ý các vị trí tuyệt đối không được rạch tầng sinh môn như:
- Vị trí 9 giờ: Vì đây là vùng dễ chảy máu như tuyến Bartholin, các tổ chức xốp vùng âm hộ.
- Vị trí đường giữa: Tránh thắt nút tại trung tâm vùng sinh môn, cơ thắt hậu môn và trực tràng.
Bước 3: Tiến hành rạch tầng sinh môn
Thực hiện rạch tầng sinh môn bằng kéo thẳng và sắc bén, đặc biệt thao tác thực hiện cần phải chính xác tuyệt đối và dứt khoát, sau đó bác sĩ mới tiếp tục bước đỡ đẻ.
Bước 4: Khâu tầng sinh môn
Giai đoạn khâu tầng sinh môn sẽ bắt đầu khi các nhau thai đã sổ hết ra ngoài, vệ sinh thật sạch và vô trùng tầng sinh môn. Lúc này bác sĩ có thể gây tê tại chỗ nếu sản phụ không chịu được cơn đau.
Bước thực hiện khâu bằng chỉ tự tiêu được chia làm 3 theo từng lớp cấu trúc của tầng sinh môn, cụ thể:
- Khâu âm đạo: Khâu từ trong ra ngoài, hai mép vết khâu và khớp nhau để tránh để lại đường hầm sau khâu.
- Khâu cơ: Khâu gần tới da và khép kín để tránh tạo lỗ hổng giữa 2 lớp cơ và da.
- Khâu da: Tương tự 2 vị trí trên nhưng có thể sử dụng chỉ chậm tiêu hơn. Cuối cùng là bước vệ sinh vết khâu và vùng âm hộ.
Một số lưu ý khi khâu vết rạch tầng sinh môn:
- Khâu đúng theo giải phẫu tầng sinh môn.
- Khoảng cách giữa các nút chỉ khâu vừa phải, không thắt quá chặt hoặc quá lỏng.
- Cuối cùng là để vết khâu khô ráo.
Tóm lại, các bước rạch tầng sinh môn là một phương pháp cần thiết trong nhiều tình huống sinh nở nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Việc thực hiện đúng các bước từ chuẩn bị, tư vấn, thực hiện cho đến chăm sóc hậu phẫu không chỉ giúp giảm thiểu các biến chứng mà còn tạo điều kiện cho quá trình hồi phục nhanh chóng. Để đạt được hiệu quả cao nhất, sự phối hợp giữa bác sĩ, đội ngũ y tế và sự hỗ trợ từ gia đình là rất quan trọng. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp các bà mẹ tương lai có cái nhìn rõ ràng hơn về quy trình này, từ đó có thể chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sinh nở của mình.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.