Chủ Nhật, Tháng 2 23, 2025
spot_img
HomeTiêm ChủngCác bệnh do Hib gây ra có thể phòng ngừa bằng vắc...

Các bệnh do Hib gây ra có thể phòng ngừa bằng vắc xin nào?


Vi khuẩn Hib thuộc nhóm vi khuẩn nguy hiểm và dễ lây lan hàng đầu gây ra các bệnh nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi,… cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nếu không được tiêm chủng phòng bệnh. Bài viết dưới đây sẽ có những chia sẻ cụ thể hơn để giúp bạn đọc hiểu hơn về mức độ nguy hiểm cũng như các bệnh do Hib gây ra, mọi người cùng xem qua để chủ động bảo vệ con trước các biến chứng do bệnh gây ra nhé!

Mức độ nguy hiểm của vi khuẩn Hib đối với cơ thể con người

Vi khuẩn Hib xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ khi trẻ hít phải những giọt nước bọt từ người bệnh trong không khí, hơn nữa các triệu chứng ban đầu của bệnh do Hib gây ra thường không rõ ràng và hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện nên rất dễ lây lan trong cộng đồng. Đây cũng là nguyên nhân làm trẻ có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh nguy hiểm do Hib gây ra như viêm màng não, viêm phổi,…

Trong đó bệnh viêm màng não do Hib gây ra có đến hơn 30% để lại di chứng vĩnh viễn cho não bộ gây rối loạn tâm thần, thậm chí có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Thêm nữa đứa trẻ đã từng mắc bệnh do Hib gây ra thì cũng có khả năng sẽ tái nhiễm thêm một lần nữa hoặc gây biến chứng. Vì thế việc thực hiện tiêm ngừa bệnh do Hib cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi là cách phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Hình dạng của vi khuẩn Hib – nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về hô hấp

Vi khuẩn Hib gây ra các bệnh lý nào?

Trước khi có vắc xin phòng ngừa vi khuẩn Hib thì đây chính là nỗi ám ảnh hàng đầu đối với nhóm trẻ dưới 4 tuổi khi gây ra căn bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi. Trong đó có thể kể đến các bệnh có độ phát nhanh do vi khuẩn Hib gây ra như:

  • Viêm màng não;
  • Viêm nắp thanh quản;
  • Viêm phổi;
  • Viêm mô tế bào thường ở mặt;
  • Viêm xương và khớp.
Xem thêm  Sau khi tiêm vắc xin cần chú ý điều gì để giảm đau?

Nhóm đối tượng dễ mắc các bệnh do Hib nhất

Bên cạnh nhóm trẻ em dưới 4 tuổi thì có thêm những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh như:

  • Người mắc các bệnh khác như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm.
  • Người bị nhiễm HIV/AIDS.
  • Người đang ghép tủy hoặc điều trị ung thư.
Các bệnh do HIB gây ra có thể phòng ngừa bằng vacxin nào?  2
Trẻ em dưới 4 tuổi thuộc nhóm đối tượng có tỷ lệ cao mắc bệnh do Hib

Biểu hiện phổ biến nhận diện bệnh do vi khuẩn Hib

Trong các bệnh lý nguy hiểm mà Hib gây ra thì viêm màng não, viêm phổi, viêm tủy xương và viêm nắp thanh quản là phổ biến và dễ tiến triển nặng nhất rơi vào nhóm trẻ em dưới 2 tuổi, đặc biệt là từ 4 tháng đến 18 tháng tuổi. Càng nguy hiểm hơn khi bệnh hầu như không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, chỉ đến khi trở nặng thì bố mẹ mới phát hiện thì lúc này trẻ đã đứng trước nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng khó lường.

Những trường hợp trẻ có kèm theo các triệu chứng thì các dấu hiệu sẽ cụ thể như sau:

  • Viêm màng não: Trẻ nhạy cảm với ánh sáng, phát sốt và có dấu hiệu rối loạn về ý thức, cảm xúc.
  • Viêm tủy xương: Có triệu chứng sưng, viêm và đau ở phần xương.
  • Viêm phổi: Trẻ bị hành sốt, ớn lạnh, hơi thở gấp, suy hô hấp và ho lõm lồng ngực.
  • Viêm nắp thanh quản: Có dấu hiệu khó thở, chảy nước dãi, sốt cao và bứt rứt.
Xem thêm  Vaccine nào có trong những mũi tiêm ở trạm xá? Một số lưu ý khi tiêm chủng mở rộng

Nhận biết được vi khuẩn Hib nguy hiểm thế nào, khi thấy con bắt đầu có các biểu hiện trên thì các bố mẹ cần phải đưa con đến bệnh viện ngay lập tức trước khi bệnh trở nặng.

Bệnh được chẩn đoán và điều trị bằng cách nào?

Nếu nghi ngờ cơ thể nhiễm vi khuẩn Hib thì nên thăm khám ngay lập tức để có chẩn đoán chính xác nhất từ bác sĩ bằng cách dựa vào các triệu chứng trên cơ thể hoặc thực hiện một số xét nghiệm để tìm vi khuẩn như máu hoặc dịch não tủy.

Song song với đó, cách điều trị những trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn Hib cũng được điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu như Cotrimoxazol, Ampicillin,…

Có thể phòng ngừa các bệnh do Hib gây ra bằng vắc xin nào?

Như đã đề cập, các bệnh do Hib có tính lây lan rất nhanh qua đồ vật, đồ chơi mà trẻ thường cầm nắm hoặc ngậm, do đó bên cạnh việc vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ thì các bố mẹ cần phải chủ động phòng ngừa bệnh viêm màng não do Hib gây ra bằng cách tiêm phòng vắc xin cho con.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đã có vắc xin 6 trong 1 ngừa các bệnh do Hib gây ra từ Pháp và Bỉ dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi có thể kể đến như viêm gan B, bệnh viêm phổi, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, ho gà và viêm màng não. Hiện tại, giá vắc xin là 1.020.000đ và có thể thay đổi tùy theo thời điểm. Việc tiêm chủng chủ động chính là cách điều trị tốt nhất trước khi các triệu chứng bệnh đầu tiên xuất hiện.

Xem thêm  Phân biệt vắc xin Pentaxim và Hexaxim
Các bệnh do HIB gây ra có thể phòng ngừa bằng vacxin nào? 3
Lựa chọn tiêm ngừa các bệnh do Hib gây ra tại trung tâm tiêm chủng Long Châu

Nhóm đối tượng trẻ em dưới 4 tuổi thường có nguy cơ cao mắc các bệnh do Hib gây ra, vì thế các bậc phụ huynh cần chủ động tìm hiểu sớm các gói vắc xin chống lại vi khuẩn Hib gây ra để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh và phòng bệnh tốt nhất.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là đối tác chiến lược hợp tác với nhiều hãng vắc xin hàng đầu thế giới để cung cấp đa dạng các loại vắc xin chất lượng. Trung tâm có đội ngũ y tá chuyên nghiệp, luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và tiêu chuẩn y tế trong quá trình tiêm chủng, để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho mọi khách hàng. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu luôn lấy sự an toàn và sức khỏe của mọi người làm tiêu chí hàng đầu trong mọi hoạt động của mình.

Xem thêm:

  • Các mũi tiêm 6 trong 1 cách nhau bao lâu là tốt nhất?
  • Tiêm mũi Hib 3 có sốt không? Các giai đoạn cần tiêm Hib



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments