Dạy bé ghép vần vào lớp 1 là việc cần thiết nhằm trang bị cho bé nền tảng kiến thức vững vàng trong tương lai. Tuy nhiên, làm sao để trẻ tập trung học và ghi nhớ nhanh lại là điều mà nhiều phụ huynh băn khoăn. Dưới đây là những bí quyết giúp việc dạy con học trở nên dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.
Vì sao cần dạy bé ghép vần vào lớp 1?
Ghép vần là bài học quan trọng để bé có thể đọc thông, viết thạo. Sau khi bé đã nhận diện và thuộc làu bảng chữ cái thì cũng là lúc bố mẹ có thể dạy bé ghép vần vào lớp 1. Giai đoạn bước vào lớp 1, tức ở độ tuổi lên 6, bé cũng đã có sự phát triển nhất định về thể chất, tâm lý, cảm xúc và ngôn ngữ. Do đó, bé hoàn toàn có thể học ghép vần một cách nhanh chóng, tạo tiền đề cho các bài học kiến thức nâng cao sau này.
Hơn nữa, nếu bố mẹ áp dụng các phương pháp hướng dẫn kích thích sự tò mò và hứng thú học của bé thì có thể khiến bé học nhanh, nhớ lâu hơn. Do đó, quan trọng nhất là bố mẹ hãy tìm đúng cách để dạy bé, giúp việc học ghép vần trở thành trải nghiệm học tập thú vị.
Các cách dạy bé ghép vần vào lớp 1 hiệu quả
Dưới đây là các cách dạy bé ghép vần vào lớp 1 đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo áp dụng:
Dạy bé nhận biết mặt chữ
Bạn cần để cho bé tiếp xúc và làm quen với các mặt chữ cái ghép vần để hình thành phản xạ nhận biết và ghi nhớ vào trí não của bé. Thay vì cho bé ngồi vào bàn và học một cách nghiêm túc, bạn có thể gắn chữ cái lên các vị trí mà bé dễ thấy như tủ lạnh, cửa ra vào… hoặc mua bảng chữ cái ngộ nghĩnh dán ở góc học tập để bé quen dần và ghi nhớ một cách tự nhiên. Đây được xem là cách dạy bé lớp 1 học khá hiệu quả được nhiều phụ huynh áp dụng.
Dạy bé học chữ ghép tiếng Việt đơn giản
Trong bảng chữ cái tiếng Việt, có 11 chữ ghép mà bé cần phải học để có thể ghép vần hiệu quả. Bố mẹ nên dạy trẻ theo lần lượt các âm như sau:
- Âm c ghép với h tạo âm “ch”, tạo thành các từ như cha, chim, chanh…
- Âm g ghép với h tạo âm “gh”, tạo thành các từ như ghế, ghép…
- Âm g ghép với i tạo âm “gi”, tạo thành các từ như giấy, giờ, giặt…
- Âm n ghép với h tạo âm “nh”, tạo thành các từ như nhà, nhớ, nhỏ…
- Âm n ghép với g tạo âm “ng”, tạo thành các từ như ngô, ngã…
- Âm n ghép với g và h tạo âm “ngh”, tạo thành các từ như nghĩ, nghe…
- Âm k ghép với h tạo âm “kh”, tạo thành các từ như khen, khỉ…
- Âm p ghép với h sẽ tạo âm “ph”, tạo thành các từ như phở, phạt…
- Âm q ghép với u tạo âm “qu”, tạo thành các từ như quả, quýt…
- Âm t ghép với h tạo âm “th”, tạo thành các từ như thu, thảm…
- Âm t ghép với r tạo âm “tr’’, tạo thành các từ như tre, trong…
Dạy bé học ghép vần đơn giản theo quy tắc
Việc dạy bé ghép vần vào lớp 1 không quá khó, bé hoàn toàn có thể hiểu được nếu bố mẹ hướng dẫn đúng phương pháp. Một số quy tắc bạn có thể dạy bé học ghép chữ nhanh chóng và hiệu quả như sau:
- Quy tắc 1: Mẫu tự + nguyên âm + mẫu tự/nguyên âm + dấu (nếu có) + chữ ghép vần. Ví dụ để ghép từ “bố” sẽ bao gồm bờ-ô-bô-sắc-bố.
- Quy tắc 2: Phụ âm ghép + vần + phụ âm ghép/vần + dấu (nếu có) + chữ ghép vần. Ví dụ để ghép từ “nhà” sẽ bao gồm nhờ-a-nha-huyền-nhà.
Dạy bé ghép vần với các nguyên âm và phụ âm
Bộ chữ cái tiếng Việt bao gồm nguyên âm và phụ âm, khi bé nắm chắc kiến thức này, bé sẽ biết cách ghép vần một cách chính xác. Vì thế, để bé học ghép vần, bố mẹ cần giúp bé nắm vững bộ âm nay như sau:
- 12 nguyên âm bao gồm a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.
- 17 phụ âm bao gồm b, c, d, đ, g, h, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.
Giúp trẻ học ghép vần qua trò chơi
Giáo dục trẻ thông qua trò chơi là phương pháp đạt hiệu quả cao, giúp bé được thỏa sức khám phá, tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên. Để dạy bé ghép vần hiệu quả mà không nhàm chán, bố mẹ có thể áp dụng các trò chơi trẻ em bổ ích như cho bé cầm một đồ vật trên tay rồi chỉ cho bé cách đánh vần. Một trò chơi khác mà nhiều bé cũng thích thú đó là tìm chữ cái bị mất. Ví dụ từ “gà” bị mất chữ “à” và bố mẹ sẽ hướng dẫn bé tìm đúng đáp án.
Vừa học vừa chơi theo cách này còn giúp phát triển não bộ cho trẻ. Trường hợp bé tìm sai, bố mẹ không nên phê bình, chỉ trích mà hãy động viên trẻ và yêu cầu bé tìm lại, còn nếu bé chọn đúng thì hãy vỗ tay và động viên, khích lệ bé nhé!
Một số lưu ý khi dạy bé ghép vần
Dưới đây là một số lưu ý khi dạy bé ghép vần vào lớp 1 mà bố mẹ không nên bỏ qua:
- Bố mẹ cần chuẩn bị kiến thức tốt trước khi dạy trẻ: Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, tránh việc bé sẽ sai lệch kiến thức và có độ “chênh” lý thuyết giữa việc bố mẹ dạy ở nhà và giáo viên dạy ở lớp.
- Phân chia thời gian biểu hợp lý, không tạo áp lực lên bé: Tùy vào khả năng của bé bạn hãy phân bổ thời gian học tập hợp lý và tăng cường độ tập trung. Nếu quá gây áp lực và kéo dài thời gian học của bé sẽ rất dễ stress, nhàm chán, làm giảm sự hứng thú. Ngoài ra, bố mẹ hãy tăng dần độ khó sao cho phù hợp với khả năng của bé.
- Luôn bình tĩnh, kiên nhẫn với trẻ: Trong quá trình dạy trẻ ghép vần, bố mẹ không nên có tâm lý nóng vội, quát tháo hay la mắng trẻ. Điều này chỉ khiến trẻ sợ hãi và khó tiếp thu chứ không thể giúp trẻ tiến bộ hơn.
Như vậy, với các thông tin trên đây, Long Châu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách dạy bé ghép vần vào lớp 1 cũng như những lưu ý trong quá trình hướng dẫn bé. Đây là bài học đầu tiên trên con đường học tập của bé, vì thế bố mẹ hãy đồng hành cùng trẻ, tạo niềm yêu thích ngay từ đầu nhé!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.