Trà xanh từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng làm đẹp da. Tuy nhiên, không phải loại da nào hay tình trạng da liễu nào cũng phù hợp để sử dụng mặt nạ trà xanh. Nếu muốn biết bị mụn có nên đắp mặt nạ trà xanh, đây chính là bài viết bạn không nên bỏ lỡ!
Trà xanh và tác dụng với da mụn
Trà xanh một loại nguyên liệu tự nhiên dùng làm thức uống quen thuộc với người Việt, không chỉ có nhiều lợi ích cho sức khỏe và nguyên liệu này còn được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực chăm sóc da và làm đẹp. Đặc biệt, với làn da mụn, trà xanh mang đến nhiều công dụng hữu ích.
Trà xanh chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, trong đó nổi bật là EGCG (Epigallocatechin Gallate) – một loại polyphenol có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ. Trong thành phần của trà xanh còn chứa catechin, flavonoid, tannin và các vitamin, khoáng chất khác, góp phần bảo vệ và nuôi dưỡng làn da.
Mặt nạ trà xanh có tác dụng gì? Đối với da mụn, trà xanh có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa mụn mới hình thành. EGCG trong trà xanh có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn P. acnes – “thủ phạm” hàng đầu gây mụn trứng cá. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of the American Academy of Dermatology năm 2016 cho thấy, việc sử dụng kem chứa 2% chiết xuất trà xanh có thể làm giảm đáng kể số lượng mụn viêm và mụn không viêm sau 12 tuần sử dụng.
Đồng thời, trà xanh còn giúp kiểm soát dầu thừa, se khít lỗ chân lông và làm dịu da, giảm sưng đỏ. Nguyên liệu này còn có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa sớm. Với những công dụng nếu trên, rõ ràng mặt nạ trà xanh xứng đáng là một trong các loại mặt nạ trị mụn hiệu quả.
Bị mụn có nên đắp mặt nạ trà xanh không?
Trà xanh có nhiều lợi ích cho làn da nói chung và da mụn nói riêng như vậy, nhưng liệu bị mụn có nên đắp mặt nạ trà xanh hay không? Câu trả lời là tùy từng trường hợp cụ thể.
Đối với những trường hợp mụn trứng cá nhẹ và vừa, mặt nạ trà xanh có thể giúp giảm viêm, kháng khuẩn, làm dịu các nốt mụn sưng đỏ và ngăn ngừa sự hình thành của mụn mới. Nếu bạn sở hữu làn da dầu và lỗ chân lông to, mặt nạ trà xanh cũng là một lựa chọn tuyệt vời. Chất tannin trong trà xanh có tác dụng se khít lỗ chân lông, giảm tiết dầu thừa và làm sạch da, từ đó ngăn ngừa sự hình thành của mụn đầu đen và mụn cám.
Những trường hợp không nên đắp mặt nạ trà xanh
Ngoài ra, cũng có trường hợp đắp mặt nạ trà xanh có thể phản tác dụng. Trà xanh có tính kháng khuẩn, nhưng đối với da mụn nặng, viêm nhiễm, việc sử dụng trà xanh có thể gây kích ứng và làm tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn. Các thành phần trong trà xanh có thể làm khô da, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, dẫn đến bít tắc lỗ chân lông và gây mụn.
Làn da nhạy cảm thường có hàng rào bảo vệ tự nhiên yếu hơn, dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài, bao gồm cả trà xanh. Các polyphenol trong trà xanh, mặc dù có tác dụng chống oxy hóa, nhưng cũng có thể gây khô da, bong tróc và mẩn đỏ ở những người có làn da nhạy cảm. Vì vậy, người sở hữu làn da này khi bị mụn cần cân nhắc việc đắp mặt nạ trà xanh.
Một số người có thể bị dị ứng trà xanh với các triệu chứng như ngứa, mẩn đỏ, sưng phù, thậm chí là khó thở. Polyphenol là một nhóm chất chống oxy hóa có nhiều trong trà xanh có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người nhạy cảm. Trà xanh chứa một lượng caffein nhất định, mặc dù ít hơn cà phê. Người bị dị ứng cà phê cũng có thể bị dị ứng trà xanh. Họ là những người không nên dùng mặt nạ trà xanh để trị mụn.
Hướng dẫn sử dụng mặt nạ trà xanh cho da mụn
Một số hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng mặt nạ trà xanh cho da mụn một cách an toàn:
Nên chọn matcha để làm mặt nạ
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên chọn loại trà xanh nguyên chất, không chứa hương liệu và chất bảo quản. Trà xanh matcha là một lựa chọn tuyệt vời, bởi nó chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao gấp 137 lần so với trà xanh thông thường.
Sử dụng công thức mặt nạ hợp với da
Tùy vào loại da và nhu cầu của bạn, hãy áp dụng cách pha bột trà xanh đắp mặt trị mụn khác nhau. Đối với da dầu mụn, bạn có thể trộn bột trà xanh với nước hoặc nước cốt chanh để tăng cường khả năng kháng khuẩn và kiềm dầu. Đối với da khô mụn, bạn có thể trộn bột trà xanh với mật ong hoặc sữa chua không đường để dưỡng ẩm và làm dịu da. Nha đam cũng là một nguyên liệu tuyệt vời để kết hợp với trà xanh, giúp làm mát da và giảm viêm.
Thử mặt nạ trên vùng da nhỏ
Trước khi đắp mặt nạ trà xanh lên toàn bộ khuôn mặt, bạn hãy thử nghiệm trên một vùng da nhỏ, chẳng hạn như sau tai hoặc cổ tay. Bạn nên đợi 24 giờ để xem có phản ứng dị ứng nào không. Nếu không có dấu hiệu kích ứng da như mẩn đỏ, ngứa ngáy hay sưng tấy, bạn có thể yên tâm sử dụng trên toàn mặt.
Không đắp mặt nạ trà xanh quá lâu
Thời gian đắp mặt nạ lý tưởng là 15 – 20 phút. Đắp mặt nạ quá lâu có thể làm khô da và gây kích ứng. Nếu bạn tự làm mặt nạ tại nhà, hãy sử dụng mặt nạ trong vòng 24 giờ kể từ sau khi pha chế để đảm bảo vệ sinh và tránh nhiễm khuẩn. Sau khi đắp mặt bằng mặt nạ trà xanh, vẫn tiếp tục sử dụng các sản phẩm dưỡng theo quy trình chăm sóc da cơ bản.
Mặt nạ trà xanh có thể là một “trợ thủ” đắc lực trong việc trị mụn, nhưng không phải là là loại mặt nạ dùng được mọi loại da mụn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã giải đáp được thắc mắc bị mụn có nên đắp mặt nạ trà xanh không. Hiểu rõ về tình trạng da của mình và sử dụng mặt nạ trà xanh đúng cách sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh bị ảnh hưởng đến da, khiến cho tình trạng mụn trở lên nặng hơn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.