Thứ hai, Tháng mười hai 23, 2024
spot_img
HomeMẹ BầuSinh ConBí kíp để mẹ bầu tránh sinh non

Bí kíp để mẹ bầu tránh sinh non


Tình trạng sinh non trước 36 tuần không phải là trường hợp hiếm gặp. Bé bị sinh thiếu tháng thường có nhiều biến chứng, yếu ớt, hoặc thậm chí tử vong. Do đó, biết chăm sóc bản thân tốt  sẽ giúp chị em có một thai kỳ khỏe mạnh và giảm nguy cơ sinh non.

1. Nguyên nhân gây sinh son

Bất thường về ối

Màng ối là môi trường sống, chúng bao quanh thai nhi ở trong bụng mẹ, giúp thai nhi hấp thụ oxy mà không cần phải thở. Do đó, khi màng ối bất thường tức là môi trường sống của thai bị đe dọa dễ dẫn đến hiện tượng sinh non. Các vấn đề màng ối bất thường như: vỡ ối non, đa ối hay viêm màng ối.

Khi màng ối bất thường tức là môi trường sống của thai bị đe dọa dễ dẫn đến hiện tượng sinh non

Tử cung hay cổ tử cung của mẹ bầu bất thường

Trong thời gian mang thai, tử cung của mẹ bầu gặp phải những bất thường như: có tử cung dị dạng (xuất hiện tử cung hai sừng, hình tim và có vách ngăn), tử cung kém phát triển hoặc bị hở eo tử cung, mắc bệnh u xơ tử cung hoặc cổ tử cung ngắn đều dễ gây ảnh hưởng đến bào thai, làm thai nhi phải chào đời sớm.

Nhau thai

Nhau thai vốn là “trạm trung chuyển” chất dinh dưỡng từ mẹ sang bé qua dây rốn. Vì thế, khi mẹ bầu mắc các biến chứng về bánh nhau: nhau bong non, nhau tiền đạo hay thiểu năng nhau sẽ khiến nguồn dưỡng chất cung cấp cho thai bị đe dọa, khiến thai nhi sinh sớm hơn dự tính

Xem thêm  Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Cách chăm sóc vết mổ sau sinh như thế nào?

Tâm trạng của mẹ bầu

Những mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, bị stress hay chịu nhiều áp lực công việc cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone tuyến thượng thận, chúng tác động lên tử cung và ảnh hưởng tới hệ thần kinh mẹ dẫn đến sinh non. Điều này đã được chứng minh, qua một cuộc nghiên cứu ở Đan Mạch thì những mẹ bầu bị stress trong 6 tháng trước thời gian mang thai, sẽ có khả năng sinh non lên tới hơn 50% dù thai nhi chưa đến 33 tuần tuổi.

2. Bí kíp để mẹ bầu tránh sinh non

Chọn thời điểm lý tưởng mang thai

Bí kíp để mẹ bầu tránh sinh non 2Thời gian giữa 2 lần mang thai, phải cách nhau ít nhất là 18 tháng

Lời khuyên đầu tiên các chuyên gia dành cho bạn: không nên mang thai quá liền nhau. Thời gian giữa 2 lần mang thai, phải cách nhau ít nhất là 18 tháng. Bởi nghiên cứu cho thấy rằng, mang thai thời gian quá gần nhau sẽ làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai ở mẹ bầu.

Kiểm soát cân nặng

Một trong những yếu tố quan trọng để có được thai kỳ ổn định, chính là việc giữ cân nặng ổn định. Cân nặng mẹ bầu tăng quá nhanh hay quá chậm cũng đều có thể gây khả năng sinh non. Do đó, tốt nhất các mẹ bầu nên duy trì việc tăng cân từ 12 đến 15 kg trong suốt thai kỳ.

Thực hiện theo đúng hướng dẫn

Việc đi khám thai thường xuyên, làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ khoa sản là rất quan trọng và cần thiết để đảm bảo bé của bạn luôn luôn khỏe mạnh dưới sự kiểm soát của nhân viên y tế. Khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu gì không rõ nguyên nhân hoặc tình trạng tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra kịp thời nhé.

Xem thêm  Phụ nữ bị nổi mề đay sau sinh uống thuốc gì?

Có chế độ nghỉ ngơi và tập thể dục hợp lý

Đây là việc đặc biệt quan trọng với những chị em có tiền sử sinh non, bị sảy thai hoặc trong gia đình có người đã từng gặp triệu chứng này. Với những mẹ bầu có nguy cơ sảy thai thì cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện thể thao điều độ đúng hướng dẫn sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

Bí kíp để mẹ bầu tránh sinh non 3Với những mẹ bầu có nguy cơ sảy thai thì cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện thể thao điều độ đúng hướng dẫn

Lựa chọn đồ lót thoáng

Việc lựa chọn đồ lót không tốt, không chỉ khiến mẹ bầu khó chịu mà cũng là nguyên nhân gây sinh non. Bởi khi thai phụ mặc đồ lót có chất liệu không tốt, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nhất là bệnh viêm đường tiết niệu dễ dẫn tới nguy cơ bị nhiễm trùng nặng, có thể gây ra vỡ màng ối và thai phụ dễ chuyển dạ sinh non.

Trên đây là một vài bí kíp “vàng” giúp mẹ bầu tránh được tình trạng sinh non bé tránh ảnh hưởng tâm, sinh lý của bé và của cả mẹ và cũng để bé có được sự phát triển tốt nhất sau này.

Bảo Bảo



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Xem thêm  Mẹ bầu đau xương mu có phải sắp sinh không?
Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments