Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeSức Khỏe Gia ĐìnhBệnh tim có uống được cà phê không?

Bệnh tim có uống được cà phê không?


Cà phê là một trong những lựa chọn hàng đầu mà mọi người sử dụng để duy trì sự tỉnh táo và tập trung khi làm việc. Có rất nhiều người yêu thích thức uống này và gần như không thể thiếu sống chúng. Tuy nhiên, cà phê vẫn có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ như rối loạn nhịp tim, hô hấp khó khăn, thậm chí gây giảm tuổi thọ. Vì những ảnh hưởng này, có không ít người mắc bệnh tim quan tâm đến việc có thể duy trì thói quen uống cà phê hay không, cũng như b

ệnh tim có uống được cà phê không?

Bệnh tim là gì?

Bệnh tim mạch là các căn bệnh liên quan đến trái tim của bạn, có ảnh hưởng tới các mạch máu và có thể gây suy yếu các chức năng của trái tim. Một số căn bệnh tim phổ biến như: Bệnh mạch vành, suy tim, bệnh cơ tim, hay rối loạn nhịp tim,…

Trong đó, một căn bệnh tim phổ biến ảnh hưởng đến các mạch máu chính cung cấp cho cơ tim đó là bệnh động mạch vành. Nguyên nhân gây ra bệnh động mạch vành thường là do sự lắng đọng cholesterol (hay còn gọi là mảng bám) trong động mạch tim. Sự tích tụ của các mảng này được gọi là xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch sẽ làm giảm lưu lượng của máu đến tim và các bộ phận khác của cơ thể, có thể dẫn đến các cơn đau tim, đau ngực (đau thắt cơ ngực) hay đột quỵ.

Bệnh tim có thể gây suy yếu các chức năng của tim

Các triệu chứng bệnh động mạch vành có thể khác nhau đối với nam và nữ. Ví dụ, đàn ông có nhiều khả năng bị đau ngực. Phụ nữ có nhiều khả năng có các triệu chứng khác cùng với khó chịu ở ngực, chẳng hạn như khó thở, buồn nôn và cực kỳ mệt mỏi.

Xem thêm  Yếu cơ chân có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa trị

Vì các căn bệnh liên quan đến tim là vô cùng đáng quan ngại, nên có không ít người chú ý đến việc mắc bệnh tim có uống được cà phê không. Để làm rõ vấn đề này, trước hết hãy cùng tìm hiểu về việc cà phê có thực sự ảnh hưởng đến tim không.

Cà phê có ảnh hưởng đến các vấn đề sức khoẻ của tim hay không?

Cà phê làm tăng nhịp tim

Sau khi uống ngụm cà phê đầu tiên, caffeine sẽ đi từ dạ dày qua ruột non đến máu của bạn, kích thích hệ thần kinh trung ương. Các thụ thể của tế bào trong tim sẽ tăng tốc và khiến nhịp tim của bạn tăng nhẹ (khoảng ba nhịp mỗi phút). Mỗi cá nhân lại có mức độ gia tăng nhịp tim khác nhau. Số lượng tăng phụ thuộc vào lượng caffein tiêu thụ, tần suất tiêu thụ và sinh lý tổng thể của mỗi người.

Sau khi tiêu thụ, tác dụng của caffein có thể xảy ra ngay sau 15 phút và kéo dài hàng giờ. Nếu bạn không gặp phải các triệu chứng như: Choáng váng hoặc chóng mặt, nhịp tim tăng tạm thời sẽ không gây ra bất kỳ tác động lâu dài hoặc đáng chú ý nào đối với cơ thể bạn.

benh-tim-co-uong-duoc-ca-phe-khong 2
Cà phê làm tăng nhịp tim

Cà phê ảnh hưởng tới huyết áp

Nghiên cứu Tim mạch Framingham cho thấy, những người trưởng thành uống bất kỳ lượng cà phê chứa caffein nào đã giảm 43% khả năng tử vong do bệnh tim so với những người không uống cà phê. Nghiên cứu Circulation cũng cho thấy những người trưởng thành uống từ 3 đến 5 tách cà phê chứa caffein mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn so với những người không uống hoặc uống hơn 6 tách mỗi ngày.

Xem thêm  Bột quế có tác dụng gì đối với sức khỏe? Uống bột quế lúc nào tốt nhất?

Người mắc bệnh tim có uống được cà phê không?

Việc cảm thấy hơi bồn chồn sau một tách cà phê được cho là do tác dụng ngắn hạn của caffein. Caffein có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp của bạn, tác dụng kích thích của nó thường đạt cực đại trong giờ đầu tiên và sau đó giảm dần trong vài giờ tiếp theo.

Các nhà nghiên cứu khuyến nghị rằng lượng caffein hàng ngày không được vượt quá 400 miligam, tương đương với khoảng 4 tách cà phê. Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ nhạy cảm từng người, lượng cà phê tiêu thụ được khuyến nghị này có thể thay đổi. Bạn cũng có thể chuyển sang cà phê đã khử caffein, loại cà phê có khoảng 8 – 15 mg mỗi cốc và là một cách tuyệt vời để cắt giảm lượng caffein của bạn.

Nguyên nhân chính dẫn đến các cơn đau tim sau khi sử dụng nhiều cà phê là do lượng caffein trong máu ở mức cao và không chuyển hóa kịp. Đặc biệt, đối với những người có cấu trúc gen kém bền vững sẽ có nguy cơ cao mắc phải biến chứng đau tim và mức độ nghiêm trọng cũng tăng theo lượng tiêu thụ cà phê của người đó. Thậm chí, tuổi thọ của họ cũng sẽ giảm theo lượng cà phê mà họ nạp vào cơ thể.

benh-tim-co-uong-duoc-ca-phe-khong 4
Nên xem xét lượng caffein bạn tiêu thụ

Các triệu chứng tim đập nhanh, dồn dập sẽ xuất hiện trong một vài trường hợp. Thậm chí, cảm giác như tim sắp thoát khỏi lồng ngực có thể xảy ra khi cơ thể đã hấp thụ quá nhiều lượng caffein. Tình trạng nhịp tim tăng giảm bất thường có thể dẫn tới các triệu chứng nguy hiểm khác như: Chóng mặt, hoa mắt, khó thở, run chân tay,… dẫn đến biến chứng tại tim.

Xem thêm  Quy tắc 20-20-20: Bí quyết bảo vệ mắt giúp mắt luôn khoẻ

Do đó, tốt hơn hết, người bệnh tim không nên lạm dụng thức uống này. Thay vào, người bệnh có thể sử dụng nước ép rau củ quả, trái cây tươi, uống nước lọc để cung cấp nước và dinh dưỡng cho cơ thể.

Vậy bệnh tim có uống được cà phê không? Hầu hết mọi người vẫn có thể thưởng thức một tách cà phê hàng ngày mà không ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh nền về tim mạch từ trước, cần có thêm sự tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ điều trị để đảm bảo an toàn.



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments