Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeSức Khỏe Gia ĐìnhBệnh nấm da tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh nấm da tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị


Bệnh nấm da là căn bệnh da liễu nhiều người đang hoặc đã từng mắc phải. Nấm da có thể xảy ra ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, đặc biệt là đôi tay. Nấm da tay cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời để tránh làm lây lan sang các vùng da khác. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của bệnh nấm da tay là gì?

Nấm da tay là bệnh gì?

Nấm da là bệnh da liễu thường gặp gây ra bởi các loại vi nấm như: T. verrucosum, Microsporum canis, Nannizzia gypsea, Dermatophytes… Trên da người, nấm phát triển mạnh ở những vùng da thường xuyên bị ẩm ướt, ra nhiều mồ hôi, hay bị bí bách như nách, bẹn, cổ, da đầu, lưng, các kẽ ngón. Các sợi nấm liên kết với nhau tạo thành búi nấm. Trong quá trình hình thành và phát triển, sợi nấm tiết ra độc tố gây ngứa da. Nấm da tay có thể gây ảnh hưởng đến lớp ngoài của da lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ ngón tay.

Nấm da tay có thể xuất hiện ở cả cánh tay lẫn bàn tay

Theo thống kê, có khoảng 25% dân số thế giới đã hoặc đang bị nấm da tay. Nấm có thể xuất hiện ở cả hai tay nhưng thường chỉ ảnh hưởng đến một tay. Một số bệnh nhân thường bị nấm da tay cùng lúc với nấm da chân. Thậm chí có trường hợp bị nấm da ở 2 chân và 1 tay. Tình trạng này xảy ra với khoảng 65% trường hợp mắc bệnh. Nhiễm nấm ở cả 2 tay và 2 chân chiếm khoảng 20% ​​trường hợp. Nhiễm nấm ở 1 tay xảy ra trong gần 12% trường hợp. Có khoảng 4% nhiễm nấm ở cả 2 tay.

Triệu chứng nhiễm nấm da tay

Người bị nấm da tay có thể gặp các triệu chứng bệnh như:

  • Trên da tay có vết phát ban dạng tròn hoặc dạng vòng. Ở các vết này thường có viền nổi lên, vảy bao quanh. Cũng có khí các mảng tấm phát triển thành nhiều vòng tròn có khoảng trống ở giữa.
  • Tại vị trí bị nấm có triệu chứng ngứa. Bị nấm ở lòng bàn tay, người bệnh sẽ cảm nhận được da trong lòng bàn tay dày lên và rất khô.
  • Ở các vùng da sáng, vết nấm có tình trạng nổi mẩn đỏ. Trên vùng da sẫm màu, các mảng da nấm có thể có màu nâu hoặc xám.
  • Một số người bệnh xuất hiện vết nứt sâu trong lòng bàn tay nếu bị nấm lòng bàn tay.
  • Người bị nhiễm nấm có thể bị sưng và đau, cũng có thể không.
  • Vùng da quanh ngón tay có thể xuất hiện mụn nước, mảng da màu đỏ. Nhiều trường hợp nhiễm nấm sẽ lan đến móng tay.
Xem thêm  Những người nào không nên uống sữa Ensure?

Nguyên nhân gây nhiễm nấm da tay

“Thủ phạm” gây bệnh nấm da tay là một số loại nấm phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt (T. verrucosum, Microsporum canis, Nannizzia gypsea, Dermatophytes…). Chúng có nhiều ở khu vực có khí hậu nhiệt đới, các phòng tắm công cộng, phòng thay đồ… Các loại nấm gây nấm da tay rất dễ lây lan qua tiếp xúc với người và động vật bị nhiễm bệnh. Thậm chí chạm vào hoặc tiếp xúc với đồ vật có nấm cũng có thể khiến bạn bị lây bệnh.

Nhiều người bị nấm bàn chân trước khi bị nấm da tay bởi vi nấm dễ lây lan và gây bệnh từ chân sang tay, nhất là với những người có thói quen gãi chân.

Bệnh nấm da tay: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 2
Loại vi nấm gây bệnh ở mỗi người có thể khác nhau

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm da tay như:

  • Người sống ở môi trường sống nhiệt đới với khí hậu nóng và ẩm ướt hoặc những người mới tham quan, du lịch, chuyển đến sống ở những nơi có thời tiết nóng ẩm.
  • Người thường xuyên sử dụng phòng thay đồ, phòng tắm công cộng, hồ bơi trong nhà, dụng cụ tập chung ở các phòng tập… cũng có nguy cơ bị nhiễm nấm cao hơn những người khác.
  • Người sống trong môi trường tập thể như ký túc xá, doanh trại bộ đội, khu bán trú… cũng dễ bị nấm da tay.
  • Nếu dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là khăn lau, khăn tắm, ga trải giường, dụng cụ thể thao… sẽ dễ bị lây nhiễm nấm từ người khác.
  • Những người làm các công việc bằng tay nhiều như: Thợ gội đầu, nhân viên massage, thợ cắt tóc, công nhân làm việc trong môi trường ẩm ướt, bác sĩ thú y, thợ sửa xe, người làm việc nhiều với hóa chất… có nguy cơ nhiễm nấm ở tay cao hơn những người khác.
  • Những người gặp các vấn đề như: Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, suy giảm miễn dịch, béo phì, ra nhiều mồ hôi tay…
Xem thêm  Massage thể thao là gì? Những thông tin cần biết

Nấm da tay điều trị thế nào?

Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh nấm da tay là dùng thuốc kháng nấm. Nếu bạn bị nấm nhẹ, bạn có thể điều trị bằng thuốc bôi không kê đơn. Người bệnh có thể bôi trực tiếp kem chống nấm lên vùng da bị bệnh, thời gian bôi tối đa 6 tuần. Một số loại thuốc bôi tại chỗ như Miconazole và Clotrimazole.

Bệnh nấm da tay: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 3
Dùng thuốc dạng bôi không hiệu quả bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc uống

Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc chống nấm đường uống như Terbinafine và Itraconazole khi bệnh nhân bị nấm da tay nặng, nấm móng tay. Đặc biệt, thuốc chống nấm kê đơn đường uống nên được sử dụng trong các trường hợp hệ miễn dịch suy yếu, dùng các thuốc kháng nấm bôi tại chỗ không hiệu quả, nhiễm nấm tái phát nhiều lần.

Một số người bệnh tự ý dùng kem steroid tại chỗ. Điều này vô cùng nguy hiểm, thuốc corticosteroid có thể giúp giảm ngứa tạm thời nhưng lại không giúp trị nấm dứt điểm và có thể dẫn đến trì hoãn việc điều trị nấm đúng cách. Vì vậy, người bị nhiễm nấm tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

Cách phòng ngừa bệnh nấm da tay

Các loại vi nấm tồn tại khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Khí hậu nước ta khá thuận lợi cho vi nấm phát triển nên tỷ lệ người Việt bị nấm da tay khá cao. Khi tỷ lệ người mắc bệnh trong cộng đồng cao, nguy cơ lây nhiễm cũng sẽ cao. Một số biện pháp phòng ngừa có thể giúp chúng ta giảm nguy cơ nhiễm nấm.

  • Luôn thực hiện vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên và lâu khô tay sau mỗi lần rửa tay. Thường xuyên cắt ngắn móng tay, giữ móng sạch sẽ.
  • Không nên gãi chân khi bị nấm, ngứa chân vì việc này làm tăng nguy cơ lây nhiễm nấm từ chân sang tay.
  • Khi phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên của bệnh nấm da, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được tư vấn điều trị sớm và dứt điểm. Việc này giúp nấm không lây lan ra các vùng da rộng hoặc lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân nhất là quần áo, khăn tắm, ga giường…
  • Hạn chế vuốt ve vật nuôi, nhất là vật nuôi bị nhiễm nấm. Sau khi tiếp xúc với vật nuôi nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Nếu thường xuyên sử dụng các dụng cụ tập luyện, bạn cần thường xuyên vệ sinh và giữ chúng sạch sẽ, khô ráo.
Xem thêm  Hướng dẫn cách tắm nắng cho người cao tuổi đảm bảo tốt cho sức khỏe
Bệnh nấm da tay: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 4
Nên gặp bác sĩ da liễu sớm để bệnh nấm da tay không lây lan

Nấm da tay kéo theo triệu chứng khó chịu và mang đến những bất tiện cho người nhiễm nấm. Việc phòng ngừa nhiễm nấm là việc làm cần thiết đối với bất cứ ai trong chúng ta. Và khi nghi ngờ nhiễm nấm, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân bị nấm da đầu và cách điều trị hiệu quả
  • Nguyên nhân và cách chữa bệnh nấm da toàn thân



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments