Chế độ ăn cho người mắc bệnh gút luôn là một trong những cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất. Bởi đặc thù của căn bệnh này có mối liên quan chặt chẽ đến thành phần thực phẩm được nạp vào cơ thể, quyết định đến việc tăng hay giảm hàm lượng axit uric trong máu. Vậy liệu người mắc bệnh gút có ăn được sữa chua không?
Sữa chua và những lợi ích với sức khỏe
Sữa chua là một trong những chế phẩm từ sữa được ưa dùng nhiều nhất, là kết quả của quy trình lên men sữa của vi khuẩn. Quá trình này tạo ra axit lactic – một chất làm cho protein trong sữa đông lại, tạo cho sữa chua có hương vị chua dịu tự nhiên.
Một số lợi ích với sức khỏe của sữa chua có thể kể đến như sau:
- Cung cấp nhiều dưỡng chất: Sữa chua chứa nhiều canxi, một số khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Đồng thời, trong sữa chua có nhiều vitamin nhóm B có thể giúp cơ thể chống lại bệnh tim mạch và các dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, lượng photpho, magie và kali dồi dào trong sữa chua cũng giúp điều hòa huyết áp rất tốt.
- Cung cấp protein dồi dào: Sữa chua chứa một lượng protein rất lớn, ước tính cứ 200g sữa chua thì có khoảng 12g protein.
- Có lợi cho hệ tiêu hóa: Người ta tìm thấy trong sữa chua chứa một số loại men vi sinh như Bifidobacteria và Lactobacillus giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích hoặc các rối loạn tiêu hóa thông thường.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Ăn sữa chua với lượng phù hợp sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm khả năng mắc bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm.
- Tăng cường sức khỏe xương khớp: Trong sữa chua chứa một số thành phần như canxi, protein, kali, phốt pho,… Đây được coi là những dưỡng chất cực kỳ quan trọng duy trì hệ xương khớp chắc khỏe.
- Tốt cho tim mạch: Một số nghiên cứu đã khẳng định việc ăn sữa chua có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim, giảm tình trạng tăng huyết áp.
Bệnh gút có ăn được sữa chua không?
Đối với người mắc bệnh gút, chế độ ăn cực kỳ quan trọng. Vì thế bị gút nên kiêng ăn gì là câu hỏi mà các bác sĩ thường xuyên nhận được từ phía người bệnh, nhất là ở những người điều trị bệnh gút tại nhà.
Vậy liệu bị gút có ăn được sữa chua không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua là một trong các thực phẩm bổ sung tốt cho việc phòng và chữa bệnh gút. Việc sử dụng sữa chua với lượng và tần suất hợp lý sẽ giúp kiểm soát nồng độ axit uric trong máu hiệu quả và hạn chế tối đa tình trạng kết tủa urat ở thận.
Nguyên nhân là bởi sữa chua là sản phẩm lên men nên trong đó chứa nhiều hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột như nấm men, lactobacillus caucasicus, streptococcus lactic,… Những chủng lợi khuẩn này có tác dụng chuyển hóa đường đa thành đường đơn, đồng thời giúp chuyển hóa đạm trong sữa thành các axit amin, từ đó kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp loại bỏ và làm ổn định lượng axit uric trong máu, duy trì lượng đường huyết ổn định, ngăn ngừa bệnh gút tái phát. Theo kết quả của một cuộc khảo sát tại Mỹ, không chỉ ở những người mắc bệnh gút mà người bình thường ăn 200ml sữa chua mỗi ngày cũng giảm được 21% nguy cơ mắc căn bệnh này.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo, người mắc gút chỉ nên ăn 1 hộp sữa chua mỗi ngày. Lượng dùng này giúp hỗ trợ rất tốt dinh dưỡng cho người bệnh gút. Nếu dùng quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng ngược, khiến bệnh phát triển theo chiều hướng xấu hơn.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn loại sữa chua phù hợp cũng cực kỳ quan trọng. Bởi một số loại sữa chua chứa quá nhiều chất béo lại làm cho cơ thể người bệnh gút gia tăng các dưỡng chất gây dư thừa axit uric hoặc tăng đường huyết. Sữa chua bao nhiêu calo cũng tùy thuộc vào từng loại khác nhau. Vì thế, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng dùng và loại sữa chua phù hợp với thể trạng cơ thể nhé!
Người bệnh gút nên ăn sữa chua loại nào?
- Sữa chua ít béo hoặc tách béo: Sữa chua ít béo là sản phẩm đã giảm bớt lượng chất béo trước khi tiến hành lên men. Trong mỗi hộp sữa chua ít béo có khoảng 2 – 5g chất béo. Còn sữa chua tách béo là sản phẩm ít chua hơn các sản phẩm khác, ít hơn 0,5% chất béo từ sữa nhưng vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đây là 2 loại sản phẩm rất thích hợp cho người mắc gút sử dụng hằng ngày.
- Các loại sữa chua uống: Ngoài các loại sữa chua thì sữa chua uống cũng là sản phẩm mà người mắc bệnh gút nên sử dụng. Đây là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thể lỏng với nhiều hương vị thơm ngon. Bạn có thể thay đổi hương vị nếu muốn để dễ uống hơn nhé!
Người bị bệnh gout nên chọn loại sữa chua không đường hoặc ít đường. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh đường không tốt cho người mắc bệnh gút vì nó dễ làm tăng acid uric máu.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa chua khác nhau. Khi lựa chọn sản phẩm, bạn có thể đọc nhãn hàng hóa để biết hàm lượng protein trong sữa. Bạn có thể lựa chọn loại sữa chua có hàm lượng protein thấp hơn, sẽ tốt hơn cho ngơ]ì bệnh gout.
Như vậy, với những thông tin trên đây, bài viết đã giúp bạn có câu trả lời cho băn khoăn “bệnh gút có ăn được sữa chua không”. Qua bài viết cũng giúp bạn hiểu về lợi ích của sữa chua, liều lượng và loại sữa chua phù hợp sử dụng cho người mắc bệnh gút. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về việc uống thuốc trị bệnh gout, thực hiện chế độ ăn uống đúng cách để sớm kiểm soát bệnh hiệu quả nhé!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.