Bé thay răng mọc lệch phải làm sao là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý từ bạn đọc. Để hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý và phòng tránh tình trạng trên, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo thông tin được chia sẻ ngay dưới đây.
Vì răng mọc lệch?
Trước khi tìm hiểu bé thay răng mọc lệch phải làm sao, bạn cần nắm rõ nguyên nhân do đâu khiến bé bị răng mọc lệch. Theo các chuyên gia, có rất nhiều yếu tố tác động đến việc bé thay răng mọc lệch, trong đó phổ biến nhất là:
Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ, ông bà hoặc người thân có dấu hiệu răng mọc lệch, hô, răng móm,… thì khả năng cao bé thay răng sẽ diễn ra tình trạng răng mọc lệch, lệch khớp cắn,…
Mất răng sữa quá sớm: Một nguyên nhân nữa cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc bé thay răng mọc lệch, đó là mất răng sữa từ sớm. Răng vĩnh viễn mọc lên như thế nào, có lệch không đều phụ thuộc rất nhiều vào răng sữa trước đó. Do vậy, nếu răng sữa của trẻ mất quá sớm trước độ tuổi thay răng sữa có thể làm tăng nguy cơ răng mọc lệch lạc, khấp khểnh, chen chúc nhau gây mất thẩm mỹ.
Thói quen xấu: Một số trường hợp bé thay răng mọc lệch đến từ chính những thói quen hàng ngày của trẻ, điển hình như mút tay thường xuyên, thở bằng miệng, ngủ nghiến răng, bú bình nhiều,… Những thói quen xấu này có thể khiến răng mọc nhô ra ngoài dẫn đến trạng thái răng hô, những răng sau đó cũng mọc lệch theo.
Dấu hiệu nhận biết bé thay răng mọc lệch
Bé thay răng mọc lệch phải làm sao? Để sớm có biện pháp xử lý tình trạng răng bé mọc không đều, mọc lệch,… điều quan trọng nhất là bố mẹ cần phát hiện sớm tình trạng răng miệng của bé.
Nếu bạn nhận thấy răng bé bị xoay lệch, không đúng vị trí trong cung hàm, bé thường xuyên kêu đau nhức 1 bên hàm, khó chịu, quấy khóc do cơn đau từ khớp thái dương hàm,… nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp nha sĩ uy tín để tiến hành chụp X-quang, thăm khám và chữa trị, chỉnh nha kịp thời.
Bên cạnh đó, khi gương mặt trẻ bị mất cân đối, xương hàm trên hoặc dưới phát triển quá mức so với bên đối xứng, khi nhìn nghiêng thấy hàm đưa ra phía trước hoặc sau quá nhiều,… cũng là dấu hiệu cảnh báo bé thay răng mọc lệch, cần can thiệp chỉnh nha từ sớm, tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe răng miệng của con.
Giải đáp: Bé thay răng mọc lệch phải làm sao?
Khi phát hiện bé thay răng mọc lệch, một trong những vấn đề được phụ huynh quan tâm hàng đầu là bé thay răng mọc lệch phải làm sao. Thực tế, các chuyên gia nha khoa luôn khuyến khích bố mẹ cần phòng tránh, xử lý sớm tình trạng bé thay răng mọc lệch theo hướng dẫn để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng của hàm.
Thăm khám nha khoa thường xuyên
Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ cần duy trì lịch khám răng cho con đều đặn, thường xuyên nhằm nắm rõ tình trạng răng miệng của trẻ, đồng thời được bác sĩ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất. Nha sĩ không những giúp kiểm tra, giữ vệ sinh răng miệng của bé luôn sạch sẽ, tránh nguy cơ sâu răng, mất răng vĩnh viễn mà còn sớm nhận biết được các vấn đề như răng mọc lệch, mọc thiếu răng,… để có phương án xử lý thích hợp, kịp thời.
Sửa đổi những thói quen xấu
Bé thay răng mọc lệch phải làm sao? Như bạn đã biết, thói quen xấu trong đời sống hàng ngày có thể chính là nguyên nhân khiến trẻ bị răng mọc lệch, hô, móm,… Vì thế, để kịp thời đề phòng và hỗ trợ xử lý tình trạng này, bố mẹ nên giúp con điều chỉnh lại những thói quen xấu như:
- Sử dụng núm vú giả lâu năm;
- Trẻ mút tay hoặc cắn móng tay, cắn bút,…;
- Thở bằng miệng lâu ngày;
- Thói quen thường xuyên đẩy lưỡi khi nói hoặc nuốt;
- Ăn nhai nghiêng lệch sang 1 bên;
- Nằm úp nghiêng về 1 bên lâu ngày.
Khi đi khám, nha sĩ sẽ giúp bạn phát hiện những thói quen xấu của trẻ, từ đó hướng dẫn điều chỉnh để răng mọc thẳng hơn, đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng cơ bản của hàm. Ví dụ như khi núm vú giả của trẻ đã quá cũ hoặc trẻ dùng núm vú giả quá lâu, đến năm 2 tuổi vẫn sử dụng thì bác sĩ sẽ khuyến khích bố mẹ tập dần cho bé bỏ núm vú giả nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và xương hàm.
Bé thay răng mọc lệch phải làm sao? Một nguyên nhân nữa cũng rất thường gặp, khiến răng mọc không đều, răng mọc lệch là để tật mút ngón tay cái. Tuy rằng đây là thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến răng miệng của trẻ. Thay vì để con mút ngón tay cái thường xuyên thành thói quen, bố mẹ nên cho bé sử dụng núm vú giả đến độ tuổi nhất định.
Luôn theo dõi quá trình phát triển của răng
Một số trẻ có xu hướng mọc răng vĩnh viễn theo hướng khá lệch lạc, răng mọc lên có vẻ lệch nhiều trong những giai đoạn tăng trưởng ban đầu nhưng đôi khi, răng sẽ tự sửa chữa tình trạng này khi răng vĩnh viễn mọc đủ. Chính vì vậy, để góp phần phòng tránh và điều trị răng mọc lệch, bố mẹ nên theo dõi tình trạng răng miệng của bé thường xuyên, nhất là giai đoạn mọc răng vĩnh viễn để sớm phát hiện vấn đề và tìm đến cách điều trị phù hợp.
Đến gặp bác sĩ chỉnh nha
Nếu nha sĩ thăm khám tình trạng bé bị răng mọc lệch và khuyến khích bố mẹ nên đưa con đến bác sĩ chỉnh nha thì bạn nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt vì tình trạng của bé có thể cần can thiệp để điều chỉnh hướng mọc, vị trí của răng. Độ tuổi tốt nhất để trẻ chỉnh nha, chữa trị răng mọc lệch là trước giai đoạn 6 – 7 tuổi bởi nếu răng đã trưởng thành, việc chỉnh nha trở nên khó khăn, hiệu quả có thể thấp hơn so với việc chỉnh nha từ sớm.
Điều trị chỉnh nha 2 giai đoạn
Với những trẻ có răng mọc lệch và ảnh hưởng đến khớp cắn, nha sĩ chỉnh nha sẽ tiến hành điều trị theo 2 giai đoạn chính là:
- Giai đoạn 1: Điều trị tiền chỉnh nha bao gồm mắc cài, khí cụ tháo lắp hoặc cố định cùng các khí cụ hỗ trợ ngoài mặt áp dụng theo từng trường hợp cụ thể.
- Giai đoạn 2: Diễn ra khi răng vĩnh viễn của trẻ đã mọc đầy đủ, sử dụng các khí cụ cố định như mắc cài để chỉnh nha cho trẻ. Giai đoạn niềng răng này có thể kéo dài từ 18 – 36 tháng.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp bé thay răng mọc lệch phải làm sao. Ngay khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu răng mọc lệch, bố mẹ cần đưa bé đến nha sĩ uy tín để được thăm khám, can thiệp bằng phương pháp phù hợp để chỉnh nha, giúp trẻ có nụ cười tự tin hơn.
Xem thêm: Răng cấm có thay không? Những vấn đề phổ biến ở răng cấm
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.