Thứ hai, Tháng mười hai 23, 2024
spot_img
HomeMẹ BầuBé gái 11 tuổi có kinh nguyệt có sao không?

Bé gái 11 tuổi có kinh nguyệt có sao không?


Một trong những sự thay đổi lớn ở bé gái chính là sự xuất hiện của chu kỳ kinh nguyệt. Kinh nguyệt hình thành do trứng không được thụ tinh với tinh trùng, lúc này lớp niêm mạc tử cung sẽ bị bong tróc, sau đó chúng được đào thải ra khỏi cơ thể cùng máu và các chất nhầy thông qua đường âm đạo. Vậy với câu hỏi bé gái 11 tuổi có kinh nguyệt có sao không, chúng ta hãy cùng tìm đáp án trong bài viết dưới đây nhé!

Bé gái 11 tuổi có kinh nguyệt có sao không?

Trước đây, độ tuổi dậy thì của các bé gái thường giao động trong khoảng từ 13 – 15 tuổi. Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên đến sớm hay muộn còn liên quan đến nhiều yếu tố như di truyền, ảnh hưởng môi trường sống, chế độ dinh dưỡng,… 

Với sự phát triển của cuộc sống hiện nay, trẻ được cung cấp đủ về thực phẩm, tiếp nhận nhiều thông tin trong đời sống hiện đại, có thể có liên quan đến sự gia tăng mức độ béo phì ở trẻ em, từ đó đẩy tuổi hành kinh của các bé gái lên ngày càng sớm. Hiện nay, các bé thường bắt đầu có kinh nguyệt lần đầu tiên trong khoảng từ 9 – 13 tuổi.

Hãy chia sẻ và chuẩn bị tâm lý, kiến thức cho bé gái ở tuổi dậy thì

Vậy bé gái 11 tuổi có kinh nguyệt có sao không? Các chuyên gia cho biết, dậy thì sớm ở các bé gái được xác định khi quá trình có kinh nguyệt diễn ra ở trẻ dưới 8 tuổi. Do đó, trường hợp bé gái 11 tuổi có kinh nguyệt là một điều hoàn toàn bình thường, các phụ huynh không cần phải lo lắng khi bé bị dậy thì sớm. Thay vào đó, bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý, kiến thức cho bé gái trong tuổi dậy thì, để các em sẵn sàng đón nhận sự thay đổi trên cơ thể mình. 

Trong giai đoạn này bé có nhiều thay đổi về mặt hình thể, sinh lý và tâm lý cực kỳ khó khăn, hãy quan tâm, chia sẻ, đồng hành cùng con để bé không cảm thấy lo lắng hay hoang mang bạn nhé!

Xem thêm  Tìm hiểu chi tiết về phương pháp mổ tách dính buồng tử cung

Một số dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu ở tuổi dậy thì

Trong giai đoạn dậy thì, bé gái sẽ có nhiều thay đổi trên cơ thể, các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu cũng sẽ khác nhau tùy thể trạng của mỗi bé, tuy nhiên thông thường các bé gái sẽ có một số dấu hiệu như sau:

  • Khí hư tiết ra nhiều: Dịch tiết trong hoặc trắng và không có mùi, biểu hiện này rất dễ nhận biết. Trước những ngày “rụng dâu” nồng độ estrogen trong cơ thể sẽ tăng nhanh chóng, lượng dịch âm đạo cũng được tiết ra nhiều hơn, khiến cho vùng kín ẩm ướt thường xuyên.
  • Thay đổi tâm trạng: Do lượng hormone trong cơ thể thay đổi kết hợp với nhiều triệu chứng khác trước kỳ kinh nguyệt lần đầu có thể khiến tâm trạng của bé gái thay đổi thất thường, bé có thể cảm thấy vui buồn bất chợt, chán nản hay dễ cáu gắt, tức giận không rõ nguyên nhân.
  • Da tiết nhiều dầu, nổi mụn: Nồng độ hormone thay đổi trước kỳ kinh nguyệt làm cơ thể tăng tiết dầu nhờn, làm tắc nghẽn các lỗ chân lông, tạo môi trường thuận lợi cho các loại mụn tấn công.
  • Đau ngực: Bé sẽ cảm thấy hai bên ngực căng tức, tăng lên về kích thước, đau ngực khi chạm vào. Một số trường hợp, bé có thể đau từ hai bên ngực lan rộng đến vùng nách. Triệu chứng này thường xuất hiện trước khoảng một tuần và có thể kéo dài trong những ngày hành kinh.
  • Đau bụng dưới: Bé có thể cảm thấy vùng bụng dưới chướng và căng cứng, có khi đi kèm cảm giác đau bụng dưới nhẹ và âm ỉ có thể lan ra đùi và phía sau lưng. Những cơn đau có thể tăng lên ở thời điểm 1 – 2 ngày trước khi có kinh nguyệt.
Xem thêm  Giải đáp: Quan hệ lần đầu có mang thai không?
Bé gái 11 tuổi có kinh nguyệt có sao không? 2
Mụn là một trong những dấu hiệu cho thấy bé chuẩn bị có kinh nguyệt

Tuỳ theo độ tuổi và cơ địa của mỗi bé mà sẽ có những triệu chứng khác nhau trước chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Vì thế, bố mẹ hãy chú ý quan sát, theo dõi tình hình sức khoẻ của con mình để có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tâm lý cho bé để hạn chế tình trạng lo lắng, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Nên chuẩn bị những gì khi bé gái lần đầu có kinh nguyệt?

Chia sẻ và chuẩn bị tâm lý trước cho bé

Khi bé trải qua kỳ kinh nguyệt đầu tiên, có nghĩa là bé đã chính thức bước vào giai đoạn tuổi dậy thì. Nếu không được trang bị kiến ​​thức và chuẩn bị tâm lý trước, có thể dẫn đến cảm giác sợ hãi, xấu hổ và tự ti. Để giúp bé vượt qua giai đoạn này, mẹ cần tạo một môi trường thoải mái và cởi mở để bé có thể chia sẻ những cảm xúc và thắc mắc của mình. 

Hãy trò chuyện với bé về những thay đổi bên trong và bên ngoài cơ thể mà tất cả các bé gái đều trải qua khi đến tuổi dậy thì. Mẹ nên giải thích cho bé rằng kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường, không phải là một bệnh lý “chảy máu” gây nguy hiểm như nhiều trẻ em liên tưởng. Điều này rất quan trọng, giúp bé tự tin và thoải mái hơn khi đối mặt với giai đoạn này.

Chuẩn bị và hướng dẫn cách dùng băng vệ sinh

Để vượt qua chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, băng vệ sinh là thứ không thể thiếu. Mẹ nên chuẩn bị băng vệ sinh cho bé và hướng dẫn cách lựa chọn băng vệ sinh phù hợp. Không phải đứa trẻ nào cũng biết cách sử dụng băng vệ sinh đúng cách, mẹ cần hướng dẫn bé cách sử dụng cũng như thay băng vệ sinh đều đặn.

Vệ sinh cơ thể, đặc biệt vùng kín

Trong thời kỳ kinh nguyệt nếu bé không biết cách chăm sóc thì vùng kín đúng cách thì sẽ dễ gặp phải tình trạng viêm nhiễm và mắc các bệnh phụ khoa. Trong thời gian này, mẹ có thể hướng dẫn bé vệ sinh vùng kín với nước ấm, hãy nhớ nhẹ tay và không rửa quá sâu bên trong.

Xem thêm  Ăn rau diếp cá có gây vô sinh không? Tác dụng của rau diếp cá

Một số biện pháp giúp giảm triệu chứng đau bụng kinh

Lần đầu hành kinh của bé sẽ thường kèm theo triệu chứng đau bụng khiến bé khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Để giảm đau bụng kinh cho bé, bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Nằm nghỉ ngơi, massage bụng, tránh vận động mạnh;
  • Chườm ấm bụng bằng túi chuyên dụng, khăn hoặc chai nước nóng;
  • Ăn các món ăn có ngải cứu hoặc thì là;
  • Hạn chế ăn đồ dầu mỡ, cay nóng, nước ngọt, nước có gas, cà phê;
  • Trong trường hợp cơn đau quá nặng, bé có thể uống thuốc giảm đau.
Bé gái 11 tuổi có kinh nguyệt có sao không? 3
Trẻ có triệu chứng đau bụng kinh trong những ngày hành kinh

Bài viết đã giúp các bậc phụ huynh trả lời câu hỏi bé gái 11 tuổi có kinh nguyệt có sao không và cung cấp thêm những điều cần chuẩn bị trước kỳ kinh nguyệt đầu tiên của trẻ. Các bậc phụ huynh hãy giúp con mình hiểu được những kiến thức quan trọng về sức khỏe giới tính để có sự chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn này. Trong trường hợp nhận thấy có vấn đề bất thường, hãy đưa con đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và kiểm tra.

Xem thêm:

  • Sức khỏe nữ giới: Có kinh 2 ngày rồi hết có sao không?
  • Cách làm kinh nguyệt nhanh hết và an toàn trong trường hợp khẩn cấp



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments