Có thể nhiều bố mẹ bỉm sữa sẽ rất bất ngờ về những thay đổi và phát triển vượt bậc khi bé 12 tuần tuổi, điển hình là trẻ bắt đầu ít quấy và ngủ thẳng giấc hơn trước đó, đặc biệt là trẻ sẽ nhận thức được giọng nói của bố mẹ và thường xuyên thể hiện tình cảm nhiều hơn. Bài viết sau đây sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về tâm lý của bé trong độ tuổi này và giúp bé có nền tảng phát triển vững vàng nhất và cách
chăm sóc trẻ sơ sinh, bố mẹ cùng theo dõi nhé.
Chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ từ 12 tuần tuổi
Bắt đầu bước qua cột mốc 12 tuần tuổi, bé sẽ có sự quan sát nhiều hơn về các hoạt động diễn ra xung quanh mình, từ đó tư duy và thể chất của trẻ cũng thay đổi rõ rệt. Đồng thời khi bé bắt đầu được 3 tháng tuổi, chiều cao sẽ tăng thêm từ 2 – 3cm và đồng thời cân nặng cũng tăng từ 0,6 – 1,2kg tùy thuộc vào giới tính. Cụ thể:
- Bé gái: Chiều cao ở mức khoảng 55,6 – 64cm và cân nặng dao động khoảng 5,8kg.
- Bé trai: Chiều cao đạt mức trung bình từ 57,6 – 61,4cm và cân nặng cũng đạt khoảng 6,4kg.
Bé 12 tuần tuổi có thể làm những gì?
Bên cạnh sự phát triển về thể chất thì bé 12 tuần tuổi còn có nhiều sự thay đổi về khả năng vận động, nhận thức và ngôn ngữ.
Khả năng vận động
Bé sẽ bắt đầu dùng tay chống xuống để nâng cao ngực và ngẩng đầu cao hơn 90 độ khi lật. Nếu bé nằm ngửa thì chúng sẽ thường xuyên có những hành động duỗi chân, đá hoặc đưa lên miệng ngậm.
Về khả năng vận động tay, trẻ bắt đầu biết đưa tay ra xa và cầm nắm mọi thứ rất chặt như tóc, áo hoặc vật bất kỳ nào trước mặt. Do đó giai đoạn này bố mẹ chú ý không nên để nhiều vật sắc nhọn xung quanh khu vực của trẻ để đảm bảo an toàn cao nhất.
Khả năng nhận thức và thể hiện cảm xúc
Trẻ từ 3 tháng tuổi cũng dần có sự nhận thức rõ rệt về mặt cảm xúc, bố mẹ sẽ thấy trẻ có nhiều hành động thường xuyên như đá, nắm, dễ phản xạ về nơi phát ra âm thanh và tỏ cảm xúc phấn khích khi có người nói chuyện hoặc đến giờ bú.
Bên cạnh đó, trẻ cũng xuất hiện thêm nhiều dạng cảm xúc khác nhau như khó chịu, hài lòng khi thấy điều mình thích và tỏ vẻ giận dỗi khi trẻ không thích.
Phát triển về ngôn ngữ
Thời điểm 12 tuần tuổi cũng là lúc trẻ biết hóng chuyện nhiều hơn cùng bố mẹ, trẻ sẽ thể hiện nụ cười và những âm thanh “ê, o a,…” để đáp lại lời nói của người lớn. Không những vậy khi trẻ cảm thấy thích thú sẽ tự động tiếng cười khúc khích không ngớt. Tuy nhiên lúc này nếu vừa bú no, trẻ sẽ bị ọc ra một ít sữa nếu chưa kịp tiêu.
Chế độ sinh hoạt của trẻ 12 tuần tuổi
Khi trẻ đủ 3 tháng tuổi trở lên, mẹ bỉm cần tìm hiểu các chế độ sinh hoạt của trẻ cũng như là theo dõi lịch tiêm chủng cho trẻ em theo khuyến cáo để giúp con phát triển tốt nhất.
Cột mốc tiêm ngừa khi bé 12 tuần tuổi
Sau khi tiêm mũi 5 trong 1 phòng ngừa bệnh ho gà, bạch cầu, uốn ván, bại liệt và HIB vào cột mốc 2 tháng tuổi, mẹ cần cho bé tiêm liều thứ hai, thêm mũi vắc-xin rotavirus khác và vắc-xin phế cầu chống lại nhiễm trùng phế cầu khuẩn.
Lưu ý: Nếu bố mẹ không hiểu rõ những loại vắc-xin trẻ cần tiêm thì có thể nhận thêm sự tư vấn từ bác sĩ.
Thời gian ngủ của bé
Nhìn chung tần suất ngủ của bé 12 tuần tuổi so với trước đó vẫn không có sự thay đổi nhiều, vào buổi tối trẻ có thể ngủ thẳng giấc 12 tiếng và ban ngày vẫn cần được ngủ trưa vào ban ngày, điều này sẽ giúp bé ngủ ngon hơn vào ban đêm và tốt cho sự phát triển trí não.
Tần suất bú sữa
Khi trẻ đủ 3 tháng tuổi trở lên sẽ có thay đổi về nhu cầu ăn uống cao hơn, ăn nhiều và nhanh hơn. Ban đêm mặc dù trẻ ngủ ngon nhưng vẫn thức dậy 1 – 2 lần bú đêm, trung bình mỗi lần bú sẽ từ 150 – 200ml cho mỗi kg trọng lượng cơ thể đối với sữa công thức. Ngược lại nếu trẻ bú mẹ thì các mẹ sẽ dễ dàng nhận biết được sự thay đổi trong nhu cầu bú của trẻ.
4 vấn đề thường gặp ở trẻ 12 tuần tuổi mẹ cần lưu ý
Bên cạnh sự phát triển về nhận thức thì trẻ 12 tuần tuổi cũng dễ xuất hiện nhiều vấn đề khác mà mẹ cần lưu ý, bao gồm:
- Đầu trẻ dễ bị dẹt: Khi nằm ngủ quá lâu ở một tư thế, vì xương sọ của trẻ vẫn còn rất mềm, thông thường đầu trẻ sẽ trở lại bình thường khi đến cột mốc biết ngồi và bò. Bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh hoặc nếu không có dấu hiệu hồi phục, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám.
- Trẻ dễ bị thoát vị đĩa đệm: Dễ gặp trong giai đoạn trẻ được 1 – 12 tuần tuổi, có thể nhận biết qua dấu hiệu có khối u ở những nếp gấp tiếp giáp giữa đùi và bụng.
- Trẻ dễ bị thoát vị bẹn: Xảy ra khi phần ruột trượt toàn bộ xuống đường ống dẫn vào bìu khiến cho bìu phình to, triệu chứng này không gây khó chịu cho bé và cần được điều trị kịp thời nếu phát hiện sớm.
- Trẻ có nguy cơ bị hói hoặc rụng tóc: Phần lớn do tư thế ngủ của bé, khi trẻ có xu hướng ngủ cố định ở một tư thế và cọ xát phần đầu xuống nệm hoặc gối. Bố mẹ có thể tìm hiểu về các tư thế ngủ cho trẻ sơ sinh để có sự can thiệp phù hợp.
Sự thay đổi về mặt nhận thức và tâm lý của bé 12 tuần tuổi rất cần sự hỗ trợ từ bố mẹ, vì thế hãy dành nhiều thời gian bên cạnh con trong giai đoạn này, để tăng gắn kết giữa bố mẹ và con cái qua những khoảnh khắc tiếp xúc và trải nghiệm của trẻ nhé.
Xem thêm: Sự phát triển của em bé 11 tuần tuổi và một số lưu ý cần nhớ
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.