Bầu ăn lá mắc mật được không? Đây vẫn luôn là chủ đề được nhiều mẹ bầu quan tâm bởi loại lá này ngoài là gia vị giúp món ăn trở nên thơm ngon mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Để làm sáng tỏ chủ đề này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu sơ qua về lá mắc mật trước nhé.
Vài nét về lá mắc mật
Lá mắc mật có tên khoa học là Clausena indica. Loại lá này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như lá móc mật, dương tùng, hồng bì núi…
Lá mắc mật có dạng kép lông chim, màu xanh đậm và bề mặt lá thường nhẵn. Lá mắc mật có chứa nhiều tinh dầu thơm, thường được người dân sử dụng làm gia vị chế biến cùng các món quay nướng, giúp làm dậy mùi các món ăn và tăng độ hấp dẫn.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, so với các loại rau gia vị khác, lá mắc mật chứa hàm lượng lớn các dưỡng chất như sắt, canxi, protein, mangan… Do vậy, khi sử dụng loại lá này để chế biến các món ăn sẽ giúp kích thích hoạt động tiêu hoá tốt, lợi mật đồng thời tăng cường chức năng gan. Trong đông y, lá mắc mật còn được sử dụng như một vị thuốc trong nhiều bài thuốc với tác dụng tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
Bầu ăn lá mắc mật được không?
Bầu ăn lá mắc mật được không? Các chuyên gia khẳng định, lá mắc mật rất tốt cho mẹ bầu và mẹ bầu có thể sử dụng lá mắc mật chế biến các món ăn để tăng hương vị thơm ngon từ đó giảm cảm giác mệt mỏi, chán ăn.
Dưới đây là một số tác dụng của lá mắc mật đối với bà bầu, bạn đọc có thể tham khảo:
- Lá móc mật được chứng minh có chứa hàm lượng lớn vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng, tăng hấp thu sắt và đặc biệt là rất cần thiết với mẹ bầu trong suốt thai kỳ.
- Protein trong lá mắc mật cũng rất tốt cho sức khỏe bà bầu. Việc thiếu protein có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như khó tăng cân, sức đề kháng kém và suy nhược cơ thể. Do vậy, mẹ bầu có thể ăn lá mắc mật để bổ sung protein cho cơ thể.
- Lá mắc mật rất tốt cho hệ tiêu hoá của mẹ bầu. Loại lá này không chỉ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột mà còn giúp kích thích hoạt động tiêu hoá, ngăn chặn nhiễm khuẩn đường ruột. Ngoài ra, lá mắc mật còn được chứng minh là giúp cơ thể loại bỏ các độc tố dư thừa đồng thời cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua và khó tiêu hoá.
- Không chỉ là nguồn bổ sung protein, lá móc mật còn chứa một hàm lượng sắt nhất định giúp bổ sung sắt cho mẹ bầu từ đó ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Việc mẹ bầu thiếu máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chính vì thế, các mẹ cần chú ý vấn đề bổ sung sắt.
- Gan sẽ hoạt động tốt hơn nếu khi mang thai, mẹ bầu có thể ăn lá mắc mật. Điều này sẽ kích thích tiêu hoá, lợi mật đồng thời loại bỏ các chất độc hại. Đây là một trong những tác dụng rất tốt đối với sức khỏe mẹ bầu.
Bên cạnh câu hỏi bầu ăn lá mắc mật được không thì ăn lá mắc mật có bị mất sữa không cũng là câu hỏi được nhiều mẹ đăng tải. Với câu hỏi này, các bác sĩ sản khoa cho biết, lá mắc mật không chỉ tốt cho mẹ bầu mà còn rất tốt cho bà đẻ bởi loại lá này cung cấp hàm lượng lớn protein và sắt giúp tăng sản sinh máu. Còn về vấn đề ăn lá mắc mật có bị mất sữa không thì tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy việc dùng lá mắc mật gây mất sữa.
Một số lưu ý khi mẹ bầu sử dụng lá mắc mật
Lá mắc mật tuy mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho bà bầu, song khi sử dụng lá mắc mật, để đảm bảo an toàn khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý một số vấn đề sau:
- Khi chọn lá mắc mật, mẹ nên lựa chọn lá tươi, sạch, đặc biệt là không có dấu hiệu nhiễm sâu bệnh.
- Trước khi sử dụng để chế biến các món ăn, mẹ nên rửa thật sạch lá mắc mật để loại bỏ bụi bẩn và các chất cặn bã trên lá. Ngoài ra, mẹ có thể ngâm lá mắc mật trong nước muối khoảng 5 – 10 phút.
- Lá mắc mật tuy tốt nhưng mẹ chỉ nên sử dụng với một lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe không đáng có.
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế, bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc sử dụng lá mắc mật.
- Bên cạnh đó, cùng với việc sử dụng lá mắc mật, mẹ nên duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Ăn đa dạng các nhóm thực phẩm và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Điều này rất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Các món ăn chế biến cùng lá mắc mật
Trên thực tế, lá mắc mật có thể chế biến cùng nhiều món ăn khác nhau để tăng hương vị thơm ngon. Dưới đây là hai món ăn chế biến cùng lá mắc mật được nhiều người yêu thích, bạn đọc có thể tham khảo:
Dạ dày lợn nhồi cùng lá mắc mật
Để chế biến món dạ dày lợn nhồi lá mắc mật, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:
- Dạ dày lợn: 300g;
- Lá mắc mật: 1 nắm;
- Gia vị.
Các bước thực hiện lần lượt như sau:
- Dạ dày lợn làm sạch, rửa sạch sau đó để ráo nước.
- Lá mắc mật rửa sạch, ướp cùng với gia vị.
- Nhồi lá mắc mật vào dạ dày lợn sau đó khâu lại.
- Cho vào nồi hấp và hấp với lửa vừa trong vòng 20 phút sau đó vớt ra.
- Cho dầu vào chảo, đun cho đến khi dầu sôi thì cho dạ dày lợn vào và chiên vàng.
- Tắt bếp, vớt dạ dày ra, thái thành miếng vừa ăn và thưởng thức.
Thịt lợn nướng cùng lá mắc mật
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:
- Thịt lợn: 1kg;
- Lá mắc mật: 1 nắm;
- Tỏi và hành khô;
- Que xiên;
- Gia vị.
Cách thực hiện các bước lần lượt như sau:
- Thịt lợn rửa sạch, để ráo nước sau đó thái thành miếng vừa ăn.
- Lá mắc mật rửa sạch, thái một ít để trộn ướp cùng thịt và một ít để nguyên lá.
- Hành và tỏi bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn.
- Ướp thịt heo với 2 muỗng nước mắm, 2 muỗng đường, 1 muỗng bột ngọt, 1 muỗng bột nêm và 5 muỗng dầu ăn. Trộn lá mắc mật thái nhỏ, hành tỏi băm, thịt heo cho đều và ướp trong vòng 45 phút đến 2 tiếng.
- Xiên thịt heo vào que, một miếng thịt xen kẽ một lá móc mật.
- Nướng xiên thịt trên than hoa cho đến khi thịt chín thì bỏ ra đĩa và thưởng thức.
Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh chủ đề bầu ăn lá mắc mật được không mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Với câu hỏi bầu ăn lá mắc mật được không thì câu trả lời là có mẹ nhé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và bình an.
Xem thêm:
- Bà bầu ăn hạt hạnh nhân có tốt không?
- Mẹ bầu có ăn hạt đười ươi được không?
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.