Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeMẹ BầuMang ThaiBầu 9 tháng là bao nhiêu tuần? Cách tính tuần thai cho...

Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần? Cách tính tuần thai cho bà bầu


Thai nhi phát triển liên tục và nhanh chóng ở trong bụng mẹ, do đó việc tính toán tuần thai là vô cùng quan trọng để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Vào mỗi tuần thai, chế độ ăn uống sinh hoạt của mẹ sẽ quyết định đến dinh dưỡng cho trẻ. Để tìm hiểu thông tin về mẹ bầu và các giai đoạn trong quá trình mang thai, bạn đọc hãy theo dõi bài viết “Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần? Cách tính tuần thai cho bà bầu” của Nhà thuốc Long Châu ngay dưới đây nhé!

Mang thai và tầm quan trọng của tính tuần thai

Thai nhi phát triển qua mỗi tuần thai, do đó việc tính toán tuần thai giúp cho mẹ bầu nắm vững được sự phát triển của thai nhi trong mỗi giai đoạn. Từng thời kỳ, sự thay đổi của thai nhi sẽ có những biến đổi đáng kể, bắt đầu từ sự hình thành các cơ quan đến sự phát triển của hệ thần kinh và giác quan. Sự theo dõi tuổi thai giúp cho mẹ có sự chuẩn bị tâm lý cũng như đảm bảo vật chất tốt nhất cho thai kỳ.

Tính tuần tuổi thai bắt đầu từ thời điểm lần cuối cùng xuất hiện kỳ kinh. Khi đó, tuần có mang đầu tiên sẽ được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng và cộng thêm vào các tuần sau đó.

Để dự đoán chính xác tuần thai nhi, bác sĩ sẽ kết hợp dựa trên cả 3 phương pháp bao gồm:

  • Phương pháp tính ngày kinh cuối cùng;
  • Siêu âm;
  • Khám sức khỏe tổng quát.

Sau khi làm kiểm tra kỹ lưỡng, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chính xác về số tuần tuổi của thai nhi, điều này nhằm mục đích theo dõi tình trạng phát triển của trẻ và dự đoán trước ngày dự sinh của mẹ bầu.

Tính tuần thai giúp hỗ trợ theo dõi sự phát triển của trẻ

Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?

Thai đủ 40 tuần tuổi còn gọi là thai đủ ngày. Tuy nhiên, thai nhi > 38 tuần tuổi cũng được cho là đã trưởng thành và hoàn toàn có thể nuôi sống ở bên tử cung của mẹ. Do đó, tỷ lệ biến chứng sẽ thấp nhất nếu trẻ được sinh ra ở tuần thứ 39 – 41 và những trẻ sinh ra ngoài khoảng thời gian này sẽ có nguy cơ rất cao gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Ở phụ nữ mang thai, thời gian sinh đẻ được dự tính như sau:

  • Trẻ sinh non: Thời gian trước 37 tuần;
  • Trẻ sinh sớm: Từ tuần 37 – 38 tuần;
  • Trẻ sinh đủ tháng: Từ tuần 39 – 40;
  • Trẻ sinh cuối thời hạn: Sinh vào tuần thứ 41;
  • Trẻ sinh già tháng: Từ tuần 42 trở đi.
Xem thêm  Nếu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao?

Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần? Các chuyên gia đã giải đáp rõ bầu ở tháng thứ 9 tức là thai nhi đã được 39 tuần thai. Nói cách khác, đây là thời điểm dự kiến sinh của những mẹ bầu bình thường. Thai nhi ở giai đoạn này gần như phát triển hoàn thiện về tất cả các mặt từ hình thái đến chức năng sinh lý của các cơ quan. Tuy nhiên, thời gian sinh nở của mỗi người sẽ có sự khác nhau, phụ thuộc bởi nhiều yếu tố tác động như tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, cơ địa, tâm lý và các yếu tố kích thích đến từ bên ngoài. Về mặt lý thuyết, thời điểm sinh tốt nhất là từ tuần 39 – 40, nhưng mẹ bầu cũng không cần phải quá lo lắng nếu sinh sớm hoặc muộn hơn 1 – 2 tuần so với thời gian trên vì điều này không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé.

Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần? Cách tính tuần thai cho bà bầu 2
Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?

Trẻ sinh non có sao không?

Bạn đã biết bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần, đây cũng là thời điểm thích hợp để dự sinh. Vậy nếu trẻ sinh non có bị ảnh hưởng gì không? Trường hợp đẻ non có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân tác động như:

  • Nguy cơ xuất phát từ thai nhi: Các trường hợp đa thai hoặc thai quá lớn, thai có lượng nước ối nhiều… làm tử cung của mẹ căng lớn quá mức trong giai đoạn cuối dẫn đến hiện tượng chuyển dạ sớm.
  • Mẹ bầu bị bệnh: Sự bất thường về tử cung (như hở eo tử cung, u xơ tử cung to), bệnh mãn tính (như đái tháo đường thai kỳ, huyết áp cao), nhiễm trùng đường tiểu… gây ảnh hưởng đến thai nhi hoặc làm mẹ sinh non.
  • Các thói quen không tốt của thai phụ: Không khám thai đúng định kỳ, sử dụng các chất kích thích, tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ… là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu.
  • Trong quá trình mang thai, mẹ bầu không được chăm sóc đầy đủ gây ra các vấn đề về thể chất như suy dinh dưỡng hoặc lao động nặng nhọc trong thời kỳ mang thai là yếu tố tác động đến tỷ lệ sinh non ở phụ nữ mang thai.
Xem thêm  Mẹ bầu có được dùng mỹ phẩm không? Thành phần mỹ phẩm mẹ bầu cần tránh

Nếu trẻ bị sinh non, các bộ phận của cơ thể như não, phổi… gặp phải nguy cơ chưa phát triển đầy đủ, vì vậy những trẻ sinh non trong khoảng thời gian từ tuần 28 – 32 cần phải được chăm sóc đặc biệt dưới sự hỗ trợ của máy móc hiện đại và đội ngũ y bác sĩ đến khi sức khỏe đạt được độ ổn định.

Việc sinh non khiến cho trẻ gặp phải nhiều rủi ro liên quan đến sức khỏe như nhỏ, chậm phát triển, có vấn đề về thị giác và thính giác, nhiệt độ cơ thể không thể tự điều chỉnh, vàng da, thiếu máu, nhiễm trùng sơ sinh, hệ tiêu hóa hoạt động kém… Ngoài ra, việc đẻ non cũng gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ sau này, một số tình trạng có thể xảy ra ở trẻ như:

  • Chậm phát triển về mặt ngôn ngữ, chậm nói;
  • Sự tăng trưởng và khả năng vận động suy giảm;
  • Các vấn đề liên quan đến thính giác, thị lực, nha khoa;
  • Gặp khó khăn trong học tập, tư duy;
  • Dễ mắc các bệnh về tâm lý.
Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần? Cách tính tuần thai cho bà bầu 3
Trẻ đẻ non có thể bị chậm phát triển về ngôn ngữ, vận động… sau khi sinh

Dấu hiệu chuyển dạ ở phụ nữ mang thai

Bên cạnh việc tìm hiểu về thông tin “Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần”, “Trẻ sinh non khi nào?”, nhiều người cũng thắc mắc về: Những dấu hiệu chuyển dạ ở mẹ bầu, khi nào cần đến bệnh viện? Ở thời điểm bầu 9 tháng, mẹ bầu có thể có tình trạng chuyển dạ bất cứ khi nào. Do đó, để đảm bảo an toàn, ngay khi có một số dấu hiệu sau, mẹ bầu hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được hỗ trợ:

  • Âm đạo bị chảy máu: Tại giai đoạn này, việc ra máu là một dấu hiệu dự báo bất thường, nó có thể là vấn đề liên quan đến rau thai, sinh non hoặc chuyển dạ. Nếu lượng máu càng nhiều, mức độ nghiêm trọng càng lớn.
  • Chảy nước ối: Nếu có dấu hiệu chảy nước ối (hay rỉ ối, vỡ ối sớm, ối vỡ non) như dịch âm đạo chảy nhiều hơn bình thường, tính chất giống như nước, rỉ rả liên tục hoặc tiết ra ồ ạt, đồng thời có mùi hơi tanh nồng và hơi nhớt… thai phụ nên tới bệnh viện ngay.
  • Đau đột ngột ở vùng bụng dưới và vùng tử cung: Nếu mẹ bầu có những cơn đau đột ngột, liên tục hay cơn co thành chu kỳ… kéo dài quá 1 giờ dù đã nghỉ ngơi, nhất là mẹ bầu mang thai ở tuần thứ 37, đây có thể là một báo hiệu của việc sinh sớm.
  • Nếu thai không có dấu hiệu cử động hoặc hoạt động ít hơn bình thường.
  • Một số dấu hiệu khác: Mẹ bầu bị ngất xỉu, khó thở, sốt trên 38 độ C, buồn nôn hoặc nôn mửa, co giật, đau tức ngực, đau đầu dữ dội… đều cần phải xử trí sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm  Tại sao mẹ bầu thường chọn sữa Nhật? So sánh sữa bầu Meiji và Morinaga

Những điều cần lưu ý cho mẹ bầu trong thời kỳ mang thai

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bé phát triển toàn diện, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

  • Chế độ ăn uống: Bổ sung nhiều dưỡng chất và vitamin, cân bằng dinh dưỡng, nên thực hiện theo tháp dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai.
  • Uống đủ nước: Bù nước giúp cơ thể cân bằng, hỗ trợ tuần hoàn máu mẹ vào thai nhi.
  • Hạn chế các tác nhân xấu như hút thuốc, uống bia, rượu, cà phê…
  • Luyện tập thể dục, vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị của bác sĩ nếu mẹ bầu có bệnh nền, không tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần? Cách tính tuần thai cho bà bầu 4
Tập thể dục, yoga giúp tăng cường sức khỏe ở phụ nữ mang thai

Mang thai là một hành trình dài, đánh dấu mốc quan trọng cho sự ra đời của trẻ. Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần? Tháng thứ 9 của thai kỳ tương đương với tuần thứ 39, đây cũng là giai đoạn dự sinh của những mẹ bầu khỏe mạnh. Do đó, để việc sinh đẻ diễn ra một cách tốt nhất, mẹ cần thực hiện nghiêm các chế độ chăm sóc sức khỏe, khám thai định kỳ để theo dõi tình hình phát triển của bé. Ngay khi có những dấu hiệu chuyển dạ, nên đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ tốt nhất.

Xem thêm: Các giai đoạn phát triển của thai nhi và những điều cần biết



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments