Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
spot_img
HomeDinh DưỡngBắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào? Thời điểm phù...

Bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào? Thời điểm phù hợp cho trẻ ăn dặm


Thực tế cho thấy, nếu ngay từ giai đoạn đầu, mẹ cho trẻ ăn dặm không đúng cách có thể khiến trẻ sợ hãi, biếng ăn và hấp thụ kém. Trước khi giải đáp thắc mắc bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thế nào là ăn dặm bạn nhé.

Ăn dặm là gì?

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ phát triển nhanh đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất dành cho trẻ dưới 5 – 6 tháng tuổi, tuy nhiên, không thể thoả mãn được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ khi trẻ lớn hơn.

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở lứa tuổi này đòi hỏi phải có một chế độ ăn mới, chế độ ăn bổ sung cho trẻ hay còn gọi là ăn sam, ăn dặm… Một câu hỏi đặt ra: Ăn dặm là gì?

Ăn sam, ăn bổ sung, ăn thêm là các tên gọi khác của ăn dặm. Đây là chế độ ăn dành cho trẻ từ 5 – 6 tháng đến 2 tuổi, khi mà các chế độ ăn trước đó hoặc là bú mẹ, hoặc là ăn nhân tạo, hoặc là ăn hỗn hợp không còn đủ khả năng cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nên trẻ cần được ăn thêm, ăn bổ sung. Việc cho trẻ ăn dặm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của trẻ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ quen dần với các loại thức ăn mới.

Ăn dặm bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ

Đâu là thời điểm phù hợp cho trẻ ăn dặm?

Trong 6 tháng đầu đời, trẻ cần được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ bởi giá trị dinh dưỡng sữa mẹ mang lại rất cao, được chứng minh là tốt cho sự phát triển của trẻ, giúp trẻ nâng cao sức đề kháng. Vậy đâu là thời điểm phù hợp cho trẻ ăn dặm?

Xem thêm  Mật ong hoa nhãn: Đặc điểm và lợi ích

Theo các chuyên gia, thời điểm phù hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn gây ra cho trẻ không ít các vấn đề trong tương lai.

Thực tế cho thấy, cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể khiến trẻ giảm bú mẹ đồng thời giảm lượng sữa mẹ. Trong khi đó, theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế thì trẻ nên được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ tối thiểu trong vòng 6 tháng đầu đời. Do vậy, mà việc cho trẻ ăn dặm quá sớm khi chưa được 6 tháng tuổi không được khuyến khích. Mặt khác, cho trẻ ăn dặm quá sớm, khi trẻ còn quá nhỏ có thể gây ra cho bé nhiều vấn đề về tiêu hoá bởi lúc này hệ miễn dịch của bé còn non yếu, cơ quan tiêu hoá cũng chưa phát triển toàn diện, khả năng hấp thu dinh dưỡng còn kém.

Bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào? Thời điểm phù hợp cho trẻ ăn dặm 2
Mẹ nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi

Ngược lại, nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển về thể chất của trẻ. Chưa kể, lúc này hệ miễn dịch của trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện nên cũng rất dễ bị ảnh hưởng. Thực tế chỉ ra rằng, bé ăn dặm muộn rất dễ bị chậm phát triển kỹ năng vận động liên quan đến ăn uống như kỹ năng cầm nắm thức ăn, kỹ năng nhai, nuốt…

Bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào?

Bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào vẫn luôn là chủ đề được nhiều mẹ quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Xem thêm  7 loại rau giàu canxi tốt cho xương người cao tuổi

Ăn dặm nhưng không thay thế sữa mẹ hoàn toàn

Trong những năm tháng đầu đời, khi mà hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, sữa mẹ được cho là nguồn dinh dưỡng an toàn và tuyệt vời nhất cho sự phát triển của trẻ. Vì thế, mẹ cần hiểu được tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ và hãy bắt đầu cho con ăn dặm theo ô vuông thức ăn mà trung tâm của ô vuông thức ăn chính là sữa mẹ.

Bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào? Thời điểm phù hợp cho trẻ ăn dặm 3
Mẹ cần cho trẻ ăn dặm song song với bú mẹ

Thức ăn bổ sung cần đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần thiết

Theo các chuyên gia, thức ăn bổ sung cho trẻ khi ăn dặm cần đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần thiết theo nguyên tắc ô vuông thức ăn tức là bữa ăn của trẻ cần phải có đầy đủ 4 nhóm:

  • Chất đạm: Các loại thịt, cá, trứng, sữa…
  • Tinh bột: Gạo tẻ, gạo nếp, ngô…
  • Chất béo: Dầu từ thực vật hoặc mỡ từ động vật…
  • Chất xơ: Rau, củ, quả.
  • Vitamin và khoáng chất: Các loại rau củ quả tươi.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần nắm được cách tô màu bát bột cho trẻ.

Cách cho trẻ ăn dặm

Bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào? Tập ăn dặm cho bé như thế nào? Ăn bột thường được bắt đầu vào tháng 5 hoặc tháng 6. Mẹ cần tập cho trẻ quen dần với từng loại bột. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, ăn từ ít đến nhiều, bắt đầu ăn từ các loại thức ăn dễ tiêu.

Trong lần đầu tiên ăn dặm, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn duy nhất 1 bữa/ngày. Nếu trẻ thích nghi tốt, hệ tiêu hoá hoạt động tốt, mẹ có thể tăng dần số bữa ăn lên.

Xem thêm  Mách bạn nước uống giảm mỡ bụng hiệu quả

Theo thời gian, mẹ có thể thay thế dần các bữa bú mẹ bằng các thức ăn bổ sung. Khi trẻ được 18 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn đặc hơn, thô hơn, rắn hơn, nhiều hơn, phong phú và đa dạng hơn: Cháo thịt, cháo cá… Sau 24 tháng, trẻ có thể ăn cơm nát với các loại thực phẩm giàu đạm, vitamin và khoáng chất.

Bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào? Thời điểm phù hợp cho trẻ ăn dặm 4
Bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào?

Mẹ không nên ép trẻ ăn

Nếu thấy trẻ ngậm miệng, quay sang chỗ khác hoặc khóc lên khi mẹ cho ăn thì khả năng cao là trẻ không muốn ăn. Lúc này, thay vì ép trẻ ăn, mẹ nên dừng lại và chờ cho đến khi trẻ đói thì tiếp tục cho trẻ ăn. Đối với những loại thực phẩm mới, mẹ không nên ép con khi con không muốn ăn, thay vào đó hãy kiên nhẫn thử lại vào lần sau. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần có thời gian để thích nghi với các loại thực phẩm mới.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về việc cho trẻ ăn dặm mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc ăn dặm là gì, đâu là thời điểm phù hợp cho trẻ ăn dặm, bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào. Cảm ơn bạn đã dành thời gian dõi theo các bản tin sức khỏe của Nhà thuốc Long Châu.



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments