Nước chanh đem đến rất nhiều công dụng có ích cho sức khỏe cơ thể của bạn. Vậy liệu bạn có biết uống nước này mỗi sáng có thể giúp bạn giảm mỡ nội tạng không? Bài viết này sẽ đem đến cho bạn những thông tin cụ thể về cách mà nước chanh góp mặt trong việc giúp bạn đạt được mục tiêu này.
Mỡ nội tạng là gì?
Mỡ nội tạng hay mỡ bụng là phần mỡ bao quanh các cơ quan nội tạng và nằm sâu bên trong bụng. Ở mức độ cho phép thì mỡ nội tạng sẽ có vai trò bảo vệ các cơ quan. Tuy nhiên, tiểu đường hay các bệnh về tim mạch sẽ là hậu quả khó lường khi bạn tích tụ quá nhiều lượng chất béo này trong cơ thể.
Có nhiều cách để giảm bớt lượng mỡ nội tạng của cơ thể, chẳng hạn như:
- Tập thể dục thường xuyên;
- Chế độ ăn uống cân đối;
- Hạn chế các đồ uống có cồn hoặc có nhiều calo;
- Uống nước từ rau củ và trái cây.
Nước chanh giúp giảm mỡ nội tạng như thế nào?
Nước chanh là một loại thức uống đơn giản và dễ dàng pha chế bằng sự kết hợp của nước và nước cốt chanh tươi. Đây là món đồ uống đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện tiêu hóa, tăng cường sự tập trung và bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, nước chanh cũng hỗ trợ quá trình giảm cân và góp mặt trong chế độ ăn kiêng.
Nước chanh đem đến sự hỗ trợ giảm mỡ nội tạng thông qua các tác động sau:
Giúp cơ thể giữ nước
Có nghiên cứu cho thấy rằng việc đảm bảo cơ thể đủ lượng nước cần thiết sẽ hỗ trợ cho cơ thể gia tăng quá trình phân hủy chất béo và giảm mỡ. Ngoài ra, duy trì đủ nước cũng sẽ giúp giảm tình trạng tích nước, giảm bớt các trạng thái đầy hơi, phù nề và tăng cân.
Khởi động một ngày mới bằng một cốc nước chanh pha loãng sẽ cung cấp cho cơ thể đủ nước và hỗ trợ giảm bớt lượng mỡ nội tạng của bạn.
Chứa hàm lượng calo thấp
Pha nửa trái chanh vào một cốc nước ấm chỉ cung cấp khoảng 6 – 8 calo, ít hơn rất nhiều so với nhiều loại đồ uống khác. Uống một cốc nước chanh vào buổi sáng vừa giúp cơ thể giữ nước, vừa đảm bảo bạn không dung nạp quá nhiều calo. Bổ sung một món nước ít calo sẽ góp phần giảm tổng lượng calo tiêu thụ trong bữa ăn vì bạn sẽ ăn ít hơn sau khi uống nước chanh, từ đó hỗ trợ giảm lượng mỡ nội tạng của cơ thể.
Uống nước chanh sẽ giúp bạn no hơn
Nghiên cứu cho thấy rằng uống nước trước hoặc trong bữa ăn sẽ làm giảm cơn đói và tăng cảm giác no. Hàm lượng calo có trong nước chanh rất ít, vì vậy khi uống nước chanh cũng sẽ đem lại tác dụng thúc đẩy cảm giác no như nước thường. Do đó, đây được xem là một phương pháp hiệu quả để giúp giảm lượng calo nạp vào. Khi giảm được lượng calo nạp vào thì sẽ giúp bạn giảm dần lượng mỡ nội tạng tích tụ.
Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
Uống nước chanh sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, khiến bạn phải tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, từ đó gia tăng phân giải lượng mỡ. Vì vậy, uống nước chanh vào mỗi sáng sẽ giúp bạn tăng cường giảm được lượng mỡ nội tạng.
Làm sao để uống nước chanh đúng cách?
Nước chanh là loại thức uống đơn giản và dễ dàng pha chế với các nguyên liệu sẵn có tại nhà. Mỗi sáng bạn có thể khởi đầu bằng một cốc nước ấm hòa cùng nửa quả chanh. Nếu muốn cầu kỳ hơn, bạn có thể cho thêm một số nguyên liệu có ích cho sức khỏe khác vào cốc nước chanh như lá bạc hà tươi, mật ong hoặc thay nước ấm bằng trà. Tùy theo sở thích của bản thân mà bạn có thể lựa chọn cách pha chế món nước chanh tốt cho sức khỏe và giúp giảm mỡ nội tạng vào mỗi buổi sáng.
Ai không nên uống nước chanh?
Nước chanh là một loại thức uống có tính axit nên có thể gây ợ nóng, vì vậy nếu bạn bị trào ngược dạ dày thì nên hạn chế sử dụng nước chanh. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy rằng axit citric trong chanh làm mòn men răng nếu dùng trong thời gian dài, vậy nên bạn có thể pha loãng nước chanh để giảm bớt tình trạng này.
Nước chanh là một loại thức uống có chứa hàm lượng calo thấp có thể cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể của bạn, qua đó giúp bạn giảm được phần nào lượng mỡ nội tạng tích tụ. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng cơ thể và sức khỏe của bản thân, bạn vẫn nên cân nhắc và lựa chọn phương pháp giảm mỡ nội tạng phù hợp. Mong rằng bài viết này của Nhà thuốc Long Châu sẽ đem đến cho bạn cái nhìn toàn diện về món nước giúp giảm mỡ nội tạng này.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.