Dầu tràm được biết đến như dược liệu quý lâu đời giúp hỗ trợ chữa được nhiều bệnh. Nhưng trong thời kỳ mang thai bà bầu có được dùng dầu tràm không, nếu dùng có tác hại gì không, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay.
Dầu tràm có tác dụng gì?
Dầu tràm gồm các loại tinh dầu được chiết xuất từ các bộ phận cây tràm với tỉ lệ phần nước cao hơn tinh dầu. Từ thành phần, tinh dầu tràm được chia làm 2 loại:
- Tinh dầu tràm gió: Gồm các loại tinh dầu với thành phần chủ yếu là Cineol, α-Terpineol và Limonene, đều là những loại tinh dầu có tính kháng khuẩn, tăng sức đề kháng của cơ thể giúp phòng và chữa bệnh tốt.
- Tinh dầu tràm trà: Gồm các loại tinh dầu với thành phần chủ yếu là Gamma-terpinene và Terpinen-4-ol, là những loại tính dầu có thể chăm sóc da, kháng khuẩn, giảm nhiễm trùng và trị mụn.
Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời mà tinh dầu tràm có thể mang lại cho sức khỏe:
- Kháng khuẩn: Thành phần tinh dầu có tính kháng khuẩn, làm sạch nên thường được ứng dụng trong việc trị các bệnh do virus cúm gây ra.
- Trị ho: Ngoài tính kháng khuẩn, tinh dầu tràm giúp hạn chế sinh dịch nhầy giúp đường hô hấp thông thoáng hơn đồng thời còn có tác dụng làm ấm cơ thể giúp giảm ho hiệu quả.
- Giảm đau xương khớp, nhức mỏi: Nhờ có tính kháng khuẩn và kháng viêm nên có thể giúp giảm đau xương khớp gối mùa lạnh, nhức mỏi cơ bắp.
- Giúp làn da sạch mụn: Với tác dụng kháng khuẩn giúp mụn giảm sưng, mau lành, giảm thâm.
Bà bầu có được dùng dầu tràm không?
Dầu tràm được các bác sĩ cho rằng khá lành tính và an toàn cho trẻ em, trẻ sơ sinh và cả phụ nữ có thai. Chính vì thế, để giải đáp cho câu hỏi bà bầu có được dùng dầu tràm không thì câu trả lời là có. Trong Y học Cổ truyền Việt Nam, tinh dầu tràm và dầu tràm có mặt trong rất nhiều bài thuốc Y học Cổ truyền giúp chữa nhiều loại bệnh khác nhau như chữa đau nhức, chữa ho, hen suyễn, cảm lạnh, đau bụng, chống viêm, chống muỗi đốt,… Đối với phụ nữ có thai, dầu tràm có những công dụng sau:
- Ngăn ngừa muỗi đốt: Khi các mẹ bị muỗi đốt, xoa 1 ít dầu tràm lên vùng bị đốt sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, ngoài ra còn giúp giảm sưng và ngứa. Để ngừa muỗi, các mẹ có thể bôi một ít dầu tràm lên quần áo, mùi hương của dầu tràm sẽ giúp đuổi muỗi, hạn chế chúng tấn công.
- Cải thiện sức khỏe đường hô hấp: Các bác sĩ cho rằng phải hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh trong lúc mang thai. Vì thế việc sử dụng dầu tràm thay thế trong các bệnh đường hô hấp như ho, sổ mũi, viêm phế quản, chữa viêm họng mà không ảnh hưởng đến thai nhi.
- Giảm căng thẳng, giúp thư giãn đầu óc: Mùi hương nhẹ nhàng, tự nhiên, thanh mát, tạo bầu không khí thư giãn, giúp tác động lên khứu giác, dẫn truyền lên não bộ giúp mẹ bầu có giấc ngủ tốt hơn, tăng khả năng tập trung, giảm stress.
- Cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa: Thời kỳ mang thai có nhiều loại thực phẩm nên tránh để sinh con khỏe mạnh. Do kiêng nhiều loại thực phẩm nên, các mẹ dễ dẫn đến các tình trạng khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, nóng trong người. Dầu tràm có tác dụng giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh, giảm đầy hơi, khó tiêu, hoặc thậm chí giúp loại bỏ giun đũa. Ngoài ra, tinh dầu tràm còn giúp xử trí hôi miệng ở phụ nữ mang thai.
- Giúp có làn da khỏe: Việc thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ dễ dẫn đến việc nổi mụn, mẩn ngứa, viêm da,.. Dầu tràm có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm nên rất thích hợp cho mẹ bầu dùng để làm sạch da và điều trị mụn.
Các cách sử dụng dầu tràm cho bà bầu
Phụ nữ mang thai là đối tượng nhạy cảm, chính vì thế nên khi lựa chọn sản phẩm dầu tràm, mẹ bầu nên hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con nhé! Sau khi đã có câu trả lời cho thắc mắc bà bầu có được dùng dầu tràm không, một vấn đề khác cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều người đó chính là cách sử dụng dầu tràm cho bà bầu:
- Thoa trực tiếp lên cơ thể: Các mẹ bầu có thể thoa trực tiếp dầu tràm lên cơ thể nhằm đuổi muỗi, trị ngứa, những vùng cần giữ ấm cơ thể hay dùng để xoa bóp cơ bắp bị đau nhức.
- Pha loãng với nước tắm: Pha một vài giọt dầu với nước, dùng để tắm hoặc ngâm. Mùi hương nhẹ nhàng của dầu tràm cùng hơi nước giúp mẹ bầu thư giãn đầu óc, cơ thể thoải mái. Ngoài ra, còn giúp tăng sức đề kháng, hạn chế cảm lạnh, giảm đau xương khớp, các vết rạn da cũng ít xuất hiện hơn.
- Xông dầu tràm: Nhỏ vài giọt dầu vào nồi nước sôi, sau đó đưa mũi lại gần vào nồi để hít thở, xông mũi hơi nước bốc lên. Ngoài cách trên, bà bầu có thể sử dụng máy xông tinh dầu hoặc máy xông mặt.
Lưu ý khi sử dụng dầu tràm cho phụ nữ mang thai
Như đã đề cập ở trên, phụ nữ mang thai là đối tượng nhạy cảm, khi sử dụng dầu tràm cần phải có sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Tránh thoa trực tiếp lên vùng da có vết thương hở, vùng da nhạy cảm hay quá mỏng.
- Nên chọn dầu tràm có nguồn gốc thiên nhiên, xuất xứ rõ ràng.
- Không nên lạm dụng dầu tràm quá nhiều, bà bầu chỉ nên dùng liệu lượng bằng một nửa so với người bình thường.
- Không được uống dầu tràm.
- Thời gian xông hơi bằng dầu tràm không nên quá 20 phút mỗi lần.
- Đối với những mẹ bầu có cơ địa dị ứng với mùi hương hay có các bệnh huyết áp cao, tiểu đường nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Vậy bà bầu có được dùng dầu tràm không? Thì câu trả lời là có, nhưng tùy những trường hợp đặc biệt cần nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Xem thêm:
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có được dùng betadine súc họng không?
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.