Thứ Hai, Tháng 2 24, 2025
spot_img
HomeMẹ BầuMang ThaiBà bầu ăn vải được không? Khi mang bầu ăn vải thế...

Bà bầu ăn vải được không? Khi mang bầu ăn vải thế nào cho đúng?


Vải là loại trái cây nhiệt đới đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Đây là loại trái cây chín vào mùa hè, phủ bên ngoài bởi lớp vỏ ráp màu đỏ hồng, bên trong là phần thịt quả màu trắng, có vị ngọt lịm, đôi khi hơi chua nhẹ. Có nhiều thông tin cho rằng, mẹ bầu ăn vải sẽ gây nóng bên trong cơ thể và không tốt cho thai nhi. Ở bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ làm sáng tỏ câu hỏi “Mẹ bầu ăn vải được không?”

Mẹ bầu ăn vải được không? 

Vải là một loại quả có nhiều khoáng chất và dinh dưỡng quan trọng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, điểm hạn chế của loại quả này đó chính là có lượng đường cao. Nếu ăn loại quả này nhiều, chỉ sau vài giờ đồng hồ, chỉ số đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên đáng kể.

Vậy mẹ bầu ăn vải được không? Câu trả lời là . Mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm khi ăn vải, tuy nhiên chỉ nên ăn với số lượng vừa phải. Cụ thể hơn, mỗi mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 7 – 10 quả vải mỗi ngày và chia ra thành nhiều bữa nhỏ khác nhau, không nên ăn cùng một lúc.

Đối với những mẹ bầu đang gặp phải tiểu đường thai kỳ, tăng cân nhiều, dư nước ối hoặc mang đa thai thì cần thận trọng và quan tâm đến vấn đề sức khỏe nhiều hơn. Tốt hơn hết, sau mỗi bữa ăn thì mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe bằng cách kiểu tra đường huyết, từ đó điều chỉnh chế độ ăn phù hợp nhất.

Chế độ ăn của mẹ bầu rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên thưởng thức đa dạng các loại trái cây và rau củ bởi những thực phẩm này không phải trải qua chế biến, đồng thời có sẵn nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào.

Mẹ bầu ăn vải được không là thắc mắc của nhiều thai phụ

Giá trị dinh dưỡng của vải

Theo nghiên cứu, trong 100 gram quả vải sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng dưới đây:

  • 66 Kcal.
  • 71,5 gram vitamin C.
  • 16,5 gram carbohydrate.
  • 0,8 gram protein.
  • 0,4 gram chất béo.
  • 1,3 gram chất xơ.
  • 1 mg canxi.
  • 0,3 gram sắt.
  • Chất chống oxy hóa.
  • Một số loại vitamin, khoáng chất khác.
Bà bầu ăn vải được không? Khi mang bầu ăn vải thế nào cho đúng? 1 Vải là một loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng có ích cho cơ thể

Với nguồn dinh dưỡng dồi dào như vậy, vải là một loại quả mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, cung cấp nhiều năng lượng, đồng thời giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu rất e ngại trong việc bổ sung vải vào chế độ ăn mỗi ngày. Vì sao lại như vậy?

Xem thêm  Bầu ăn đậu phộng được không? Bầu ăn đậu phộng thế nào cho tốt

Tác dụng của vải đối với mẹ bầu

Những dưỡng chất từ vải đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ, cụ thể như:

  • Nâng cao hệ miễn dịch cơ thể: Trong tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu thường dễ bị ốm và mệt mỏi do thời tiết. Vải là một loại quả có hàm lượng vitamin C cao, giúp tăng cường sức đề kháng, tránh khỏi các bệnh nhiễm trùng và cảm cúm thông thường trong quá trình mang thai.
  • Làm đẹp da: Vải giàu chất chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do, giữ cho da mịn màng và khỏe mạnh. Bên cạnh đó, các loại vitamin khác như vitamin A, vitamin E trong quả vải giúp cải thiện tình trạng da xỉn màu thường gặp ở mẹ bầu 3 tháng đầu do thay đổi nội tiết tố khi mang thai.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Táo bón là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu trong những tháng đầu thai kỳ. Vải có hàm lượng chất xơ cao, nếu ăn đúng cách với lượng vừa phải sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, đồng thời chống táo bón hiệu quả.
  • Cân bằng điện giải: Vải có hàm lượng khoáng chất cao, cụ thể là kali và natri giúp cân bằng điện giải và ổn định huyết áp trong cơ thể, phòng ngừa các bệnh lý như đau tim, đột quỵ.
Bà bầu ăn vải được không? Khi mang bầu ăn vải thế nào cho đúng? 3 Quả vải giúp nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể mẹ bầu

Tác hại khi mẹ bầu ăn vải không đúng cách

Nếu ăn quá nhiều vải, mẹ bầu có thể gặp một số triệu chứng như sau:

  • Đái tháo đường thai kỳ: Như đã nói ở trên, vải là một loại quả có hàm lượng đường tương đối cao. Nếu ăn quá nhiều, lượng đường trong máu tăng lên đột ngột, làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ.
  • Tăng nguy cơ chảy máu: Khi tương tác với các loại thuốc như thuốc nhóm NSAIDs (ibuprofen, naproxen), thuốc chống đông (heparin, warfarin)…
  • Gây mụn nhọt: Vải là một loại quả có tính nóng, mẹ bầu ăn quá nhiều vải sẽ gây mụn nhọt, nóng trong, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Xem thêm  Nguyên nhân và cách khắc phục khi bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội

Phương pháp chọn và bảo quản vải đúng cách

Vải thường được trồng ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, có nhiều trong khoảng thời gian tháng 6 – tháng 8. Trong khoảng thời gian này, nhiệt độ không khí cao, vì vậy vải thường dễ bị hư. Khi chọn mua vải, bạn cần chọn những quả vải có vỏ màu hồng tươi, còn nguyên cuống lá, khi nắn cảm thấy độ đàn hồi và có mùi thơm nhẹ.

Không nên chọn những quả quá mềm, vỏ xỉn hoặc tối màu, có đốm đen hay vỏ bị nứt.

Bà bầu ăn vải được không? Khi mang bầu ăn vải thế nào cho đúng? 4 Vải là loại trái cây mùa hè được nhiều người ưa thích

Nếu muốn bảo quản vải trong thời gian dài, cần tách phần thịt vải cho vào ngăn đông của tủ lạnh. Tuy nhiên, để đối đa hóa những lợi ích từ quả vải, cần ăn ngay chứ không nên bỏ vào tủ lạnh. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể chế biến vải theo các cách dưới đây để vừa đảm bảo dinh dưỡng, đồng thời đa dạng hóa các món ăn hằng ngày:

  • Thêm vải vào các loại bánh ngọt, chè hoặc sinh tố.
  • Cho vải vào các loại salad.
  • Bổ sung vải vào ngũ cốc hoặc sữa chua.
  • Làm nước ép kết hợp với các loại trái cây khác.

Lượng vải an toàn cho bà bầu bao nhiêu

Theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (Hoa Kỳ), người đang mang thai chỉ nên ăn 200 – 400g ( khoảng 7 – 10 quả vải) mỗi ngày.

Xem thêm  Làm thế nào để giảm buồn nôn khi mang thai?

Ngoài ra, nhiều gia đình có thói quen ăn hoa quả ngay sau khi kết thúc bữa ăn chính. Đây là một thói quen không tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, nên sử dụng trái cây nói chung và vải nói riêng trước các bữa chính bởi chất xơ mà các loại thực phẩm này cung cấp có tác dụng làm giảm khả năng hấp thu đường đơn từ các món trong bữa ăn chính.

Hơn nữa, mẹ bầu chỉ nên ăn vải tươi để hấp thu các chất dinh dưỡng của loại trái cây này một cách đầy đủ nhất. Hạn chế ăn vải sấy nhiều bởi trong đó có chất bảo quản, có thể gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa đang trong giai đoạn nhạy cảm của mẹ bầu.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về các chất dinh dưỡng có trong quả vải, đồng thời trả lời câu hỏi: “Bầu ăn vải được không?” Nếu ăn vải đủ lượng và đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và bé. Chúc bạn đọc sức khỏe và đừng quên theo dõi những bài viết tới đây trên trang web của Nhà Thuốc Long Châu nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments