Rau húng lủi vốn là loại rau thơm quen thuộc từ xưa tới nay. Loại rau này có mùi thơm đặc trưng và có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Vậy bà bầu ăn rau húng lủi được không? Bà bầu cần lưu ý gì khi ăn húng lủi? Nếu như bạn đang quan tâm tới vấn đề này, hãy tìm hiểu ngay bài viết sau đây.
Rau húng lủi là gì?
Trước khi trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn rau húng lủi được không, bạn cũng nên nắm được thế nào là rau húng lủi. Rau húng lủi là loại rau thơm phổ biến ở nước ta từ xưa tới nay. Loại rau này có hình dạng tương đối giống rau bạc hà. Vì vậy, có rất nhiều người nhầm lẫn 2 loại rau thơm này là cùng một loại và hay lầm tưởng loại này là loại kia. Thế nhưng, trên thực tế, rau húng lủi và rau bạc hà là 2 loại rau hoàn toàn khác nhau, mỗi loại rau đều có những đặc điểm và công dụng riêng.
Húng lủi là loại rau thơm thường được sử dụng trong các bữa ăn, giúp bữa ăn trở nên ngon hơn, hấp dẫn hơn. Rau húng lủi thuộc họ hoa môi, chi bạc hà và có nguồn gốc từ Châu Âu, Tây Nam Châu Á, Tây Bắc Châu Phi. Ngoài cái tên húng lủi, loại rau này còn có rất nhiều tên gọi khác nhau tùy vào vùng miền như húng dũi, húng lũi, húng nhũi, húng láng…
Tác dụng của húng lủi
Cùng với câu hỏi bà bầu ăn rau húng lủi được không, những tác dụng của húng lủi đối với cơ thể cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bên cạnh tác dụng làm gia vị giúp các món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn hơn, húng lủi còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và sắc đẹp của cơ thể. Cụ thể như sau:
- Trị cảm cúm: Rau húng lủi có mùi thơm đặc trưng, thanh mát tương tự như các loại rau thuộc chi bạc hà. Chính vì vậy, người bệnh cảm cúm có thể kết hợp húng lủi với các loại lá khác để xông hơi. Vị thanh mát cùng rất nhiều loại vitamin chứa trong húng lủi sẽ kích thích khứu giác, đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu, giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch.
- Giảm hen suyễn: Hen phế quản là bệnh lý xuất phát từ phổi của người bệnh. Rau húng lủi có vị bạc hà tươi mát và khả năng thanh lọc rất tốt. Bạn cũng có thể giảm thiểu tình trạng hen bằng cách ngâm lá rau húng lủi với nước và uống đều đặn, thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu tình trạng hen suyễn.
- Trị viêm họng: Vị bạc hà thanh mát có trong rau húng lủi sẽ góp phần đẩy lùi các loại vi khuẩn gây viêm họng. Bạn có thể đem lá húng lủi đun cách thủy với đường phèn, sau đó lấy bã ngậm trong miệng, chỉ mút phần nước. Làm liên tục như vậy từ 3 – 5 ngày sẽ thấy hiệu quả giảm đau họng rõ rệt.
- Ngăn ngừa ung thư: Trong rau húng lủi có chứa hoạt chất perillyl, giúp chống lại sự tập trung của các tế bào ung thư trong ung thư phổi, ung thư da, ung thư ruột. Chính vì vậy, ăn rau húng lủi hay uống nước ép rau húng lủi thường xuyên giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa ung thư.
- Tốt cho tiêu hóa: Những hoạt chất chứa trong rau húng lủi có khả năng kích thích hệ tiêu hóa sản sinh men tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể kết hợp kết hợp rau húng lủi với trà hay nhai một vài cọng húng lủi khi cơ thể xuất hiện chứng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu.
- Giúp làm giảm sưng đỏ, vết thâm do côn trùng cắn: Các loại tinh dầu chiết xuất từ húng lủi có tác dụng hiệu quả trong việc làm dịu các vết loét, vết thương do côn trùng cắn. Qua đó giúp hạn chế tình trạng thâm sẹo gây mất thẩm mỹ.
- Làm đẹp da: Không phải ngẫu nhiên mà bạc hà trở thành nguyên liệu được sử dụng nhiều trong các loại mỹ phẩm làm đẹp. Húng lủi cũng là loại rau thuộc chi bạc hà. Chính vì vậy, khi ép lấy nước bạc hà uống hay đắp mặt nạ sẽ giúp cải thiện một cách rõ rệt tình trạng da, giúp làm giảm mụn, mờ thâm, sáng da, đều màu da.
- Chữa quầng thâm mắt: Bạn có thể xay húng lủi, lấy bã và đắp lên quầng thâm mắt. Có thể pha thêm với 1 chút nước chanh để tăng hiệu quả. Kiên trì sử dụng như vậy từ 3 – 4 lần có thể thấy quầng thâm mắt giảm đi rõ rệt.
- Hỗ trợ trị nám: Húng lủi là một trong những thành phần phổ biến trong các mặt nạ trị nám. Để nâng cao hiệu quả, bạn có thể kết hợp húng lủi với các loại lá khác như lá bạc hà, tinh bột nghệ, nước hoa hồng để làm mặt lạ đắp trị nám.

Bà bầu ăn rau húng lủi được không?
Bà bầu ăn rau húng lủi được không chắc chắn là câu hỏi được chị em cũng như các ông chồng có vợ đang mang bầu quan tâm nhất. Như đã trình bày ở trên, rau húng lủi có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe và sắc đẹp của cơ thể. Tuy nhiên, húng lủi lại là một loại rau có tính hàn, trong khi đó, cơ thể các mẹ bầu lại rất nhạy cảm, nhất là phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ. Chính vì vậy, ở những tháng đầu của thai kỳ, khi thai kỳ chưa ổn định, nếu mẹ bầu ăn các loại thức ăn có tính hàn, ví dụ như rau húng lủi có nguy cơ gây sảy thai, xuất huyết.

Những điều bà bầu cần lưu ý khi ăn rau húng lủi
Đến đây, chắc hẳn các mẹ bầu đã trả lời được câu hỏi bà bầu ăn rau húng lủi được không? Mẹ bầu vẫn có thể ăn rau húng lủi, tuy nhiên các mẹ cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Tốt nhất mẹ bầu không nên ăn rau húng lủi trong 3 tháng đầu thai kỳ, bởi cơ thể mẹ bầu lúc này rất nhạy cảm, ăn nhiều rau húng lủi trong giai đoạn này có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như đau bụng, đi ngoài, thậm chí ảnh hưởng xấu tới em bé trong bụng mẹ.
- Chỉ nên ăn với hàm lượng nhỏ. Rau húng lủi chỉ nên dùng để làm rau thơm, hỗ trợ cho bữa ăn trở nên phong phú, ngon miệng hơn. Bởi ăn quá nhiều thực phẩm có tính hàn sẽ không tốt cho thai kỳ. Mẹ chỉ nên ăn số lượng từ 30 – 50g húng lủi mỗi lần, và mỗi tuần chỉ nên ăn từ 2 – 3 lần. Nếu mẹ ăn quá nhiều sẽ gây phản tác dụng có lợi của rau húng lủi.
- Trước khi ăn, bạn cần rửa sạch, ngâm nước muối để loại bỏ tối đa các loại vi khuẩn, ký sinh trùng có trên rau húng lủi.
- Cần phối hợp nhiều loại rau khác nhau trong khẩu phần ăn của mẹ bầu để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho mẹ bầu.
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo độ an toàn và chính xác trước khi ăn.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc bà bầu ăn rau húng lủi được không cũng như nắm được những lưu ý khi ăn rau húng lủi trong thai kỳ. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi thêm rau húng lủi vào khẩu phần trong thai kỳ của mình. Chúc mẹ bầu và các bé khỏe mạnh cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.