Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, thịt lợn gác bếp có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Với cách chế biến đặc biệt, thịt lợn gác bếp không chỉ giữ được mùi vị thơm ngon lạ miệng mà chúng còn giữ được nhiều khoáng chất quan trọng cho sức khỏe. Vậy bà bầu ăn được thịt lợn gác bếp không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp ngay qua bài viết dưới đây.
Liệu bà bầu ăn được thịt lợn gác bếp không?
Nếu mẹ đang thắc mắc “Liệu bà bầu ăn được thịt lợn gác bếp không?” thì câu trả lời là mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn thịt lợn gác bếp nhưng nên ăn một cách thận trọng. Giai đoạn đầu của thai kỳ là giai đoạn quan trọng trong quá trình phân chia và phát triển bào thai, vì vậy chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu cần đảm bảo đầy đủ các nguồn protein chất lượng cao như cá, trứng, sữa hoặc các sản phẩm từ sữa, đậu nành, canxi và các loại vitamin cần thiết.
Thịt lợn gác bếp rất giàu chất dinh dưỡng, trong đó có các chất như photpho, kali, natri, ngoài ra còn chứa một số loại chất béo, cholesterol, carbohydrate. Vì vậy, mẹ bầu có thể ăn nhưng không nên ăn quá nhiều thịt gác bếp.
Lợi ích khi ăn thịt lợn gác bếp
Thịt lợn gác bếp là một đặc sản của vùng núi Tây Bắc, nó không chỉ mang hương vị dễ chịu mà còn có mùi khói riêng biệt rất đậm đà. Thịt lợn gác bếp có lớp da cứng, phần vỏ thịt nạc bên ngoài có màu nâu, kết cấu khô và cứng, sau khi cắt xé có thể thấy thớ thịt bên trong có màu hồng sáng. Không chỉ dễ sử dụng, thịt lợn gác bếp còn đem lại một số lợi ích như sau:
- Trong thịt lợn gác bếp giàu các chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, chất béo, photpho, kali…
- Lợn đã qua thời gian treo bếp giúp giảm bớt độ ngấy từ đó giảm các cảm giác ốm nghén và mệt mỏi cho mẹ bầu.
- Kích thích vị giác cho mẹ bởi hương vị độc đáo và lạ miệng so với nhiều món ăn thông thường khác.
Thịt lợn được gác cao trên bếp củi và được đun ở nhiệt độ thấp, thịt được làm chín bằng cách tiếp xúc với khói của quá trình đốt chứ không đốt trực tiếp trên ngọn lửa. Các thành phần hóa học từ gỗ cháy giúp và nấm khiến bảo quản thực phẩm được lâu hơn. Tuy nhiên, quá trình này có thể làm thay đổi thành phần dinh dưỡng của thịt. Trong quá trình hun khói, các chất hóa học như benzopyran và amin dị vòng là chất độc và có thể hấp thụ vào thực phẩm treo trên bếp. Vì vậy, mẹ bầu cần cân nhắc trước khi sử dụng thịt lợn gác bếp, đặc biệt không nên sử dụng thịt lợn gác bếp trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Tại sao trong 3 tháng đầu mẹ bầu không nên ăn thịt treo gác bếp?
Khi trả lời cho câu hỏi “ Bà bầu ăn được thịt lợn gác bếp không?”, các chuyên gia cho rằng, mẹ bầu có thể sử dụng thịt treo gác bếp từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Trước đó mẹ bầu không nên sử dụng thịt treo gác bếp vì:
- Nếu mẹ bầu sử dụng thịt treo gác bếp trong 3 tháng đầu sẽ có nguy cơ sinh con nhỏ, không đủ cân nặng và vóc dáng, vòng đầu của em bé có thể nhỏ hơn bình thường.
- 3 tháng đầu mang thai rất nhạy cảm vì vậy nếu mẹ bầu ăn phải các loại thịt treo kém chất lượng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng tiêu hoá dẫn đến nguy cơ sảy thai.
- Trong 3 tháng đầu mang thai hệ miễn dịch của mẹ và thai đều rất yếu, dễ bị tác động. Những gia vị tẩm trong thịt treo gác bếp thường có độ cay nóng khá cao nên dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi.
- Với hàm lượng dinh dưỡng cao và phương pháp chế biến đặc biệt, ăn thịt treo gác bếp làm tăng nguy cơ béo phì ở mẹ.
- Không chỉ vậy, nếu bà bầu sử dụng quá nhiều thịt lợn gác bếp có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư tuyến tụy.
- Thịt lợn gác bếp có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn E.coli và vi khuẩn Listeria monocytogenes dạ dày. Do vậy, khi ăn quá nhiều thịt hun khói có thể xảy ra tình trạng đau bụng kèm theo tiêu chảy.
- Lượng muối có trong thịt lợn gác bếp cao hơn bình thường nên khi ăn sẽ làm cho lượng natri trong máu tăng cao dẫn đến mất nước, tăng huyết áp, tăng nguy cơ bệnh tim và bệnh thận.
- Trong một số nghiên cứu, mẹ bầu nếu ăn nhiều thịt lợn gác bếp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tiểu đường tuýp 2.
Mẹ bầu nên ăn thịt lợn gác bếp như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Nếu mẹ bầu có nhu cầu sử dụng thịt lợn gác bếp trong quá trình mang thai, hãy tham khảo những vấn đề sau đây để có cách sử dụng phù hợp nhất:
- Xét trên các phương diện nói trên, mẹ bầu vẫn có thể ăn thịt lợn gác bếp. Tuy nhiên, mẹ cần có chế độ ăn đúng cách với số lượng hợp lý. Đặc biệt là tuyệt đối không sử dụng thịt lợn gác bếp vào 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Không nên ăn luôn thịt lợn gác bếp. Trước khi sử dụng, mẹ bầu nên chế biến, làm nóng thịt lợn với các cách làm như hấp, nướng, xào, chiên…
- Tuyệt đối không được sử dụng thịt lợn gác bếp kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thịt đã quá hạn sử dụng, thịt lợn khô bị mốc…
- Trong quá trình chế biến thịt lợn gác bếp có sử dụng muối để bảo quản nên vị thịt khá mặn và có sự biến đổi của một số chất dinh dưỡng. Hàm lượng muối quá nhiều là nguyên nhân sinh ra các chất độc hại như nitrit anime không tốt cho mẹ và thai nhi.
- Trong thịt lợn gác bếp có chứa nhiều natri và cholesterol, đồng thời được tẩm ướp với nhiều gia vị cay nóng nên mẹ bầu không nên sử dụng quá nhiều. Mẹ bầu không nên sử dụng thịt lợn gác bếp quá 300gr/tuần.
- Mẹ bầu có các vấn đề về tiêu hoá, tim mạch, huyết áp, tiểu đường… không nên sử dụng thịt treo gác bếp.
- Mẹ bầu muốn sử dụng thịt lợn gác bếp thường xuyên trong khẩu phần ăn của mình cần có kế hoạch cân đối dinh dưỡng hợp lý. Đồng thời, mẹ bầu cũng cần học cách lựa chọn và chế biến thực phẩm nhằm bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng khác để giúp trẻ phát triển toàn diện.
- Trong quá trình khám thai, mẹ bầu cũng có thể hỏi ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ là người thăm khám trực tiếp nên sẽ đưa ra những lời khuyên tốt nhất, phù hợp nhất với sức khỏe của mỗi mẹ bầu.
Hy vọng qua những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu đã đưa ra ở bài viết trên, mỗi bạn đọc đã có câu trả lời cho mình về câu hỏi “Bà bầu ăn được thịt lợn gác bếp không?”. Từ đó, mẹ bầu có thể đưa ra cho mình những sự lựa chọn tốt nhất và phù hợp nhất trong suốt thời gian diễn ra thai kỳ.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.