Thứ hai, Tháng mười hai 23, 2024
spot_img
HomeDinh DưỡngBà bầu ăn đậu ngự được không? Dinh dưỡng có trong đậu...

Bà bầu ăn đậu ngự được không? Dinh dưỡng có trong đậu ngự với cơ thể


Các loại hạt dinh dưỡng là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất, đối với phụ nữ mang thai có thể lựa chọn sử dụng một số loại thích hợp để làm đồ ăn vặt, không chỉ giảm cảm giác thèm ăn mà còn đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Dinh dưỡng có trong đậu ngự

Theo nghiên cứu, mỗi 100g đậu ngự (chưa chế biến) cung cấp cho cơ thể lượng dinh dưỡng như sau:

  • Lượng calo: 343.8;
  • Protein: 21.9g;
  • Carbohydrate: 62.5g;
  • Natri: 15.6mg;
  • Kali: 1725mg;
  • Canxi: 62.5mg;
  • Sắt: 2mg (chiếm đến 79% lượng sắt cơ thể cần mỗi ngày).
Đậu ngự là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao

Dựa vào bảng thành phần trên, có thể thấy đậu ngự là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein, chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Đặc biệt, lượng protein chiếm đến 26%, làm cho đậu ngự trở thành một siêu thực phẩm có lợi cho sức khỏe con người. Vậy bà bầu ăn đậu ngự được không?

Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng đậu ngự là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào cho cơ thể. Việc tiêu thụ chúng ở mức hợp lý có thể bổ sung đầy đủ lượng sắt khuyến nghị hằng ngày cho một người. Điều này làm cho đậu ngự trở thành một lựa chọn lý tưởng cho chế độ ăn chay, đặc biệt là vì sắt thường thiếu hụt trong chế độ ăn thuần chay.

Thực tế, giá trị dinh dưỡng của đậu ngự có thể sánh kịp với bông cải xanh và rau chân vịt, cả ba đều cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng. Chúng cũng đóng góp vào việc tăng cường hoạt động tiêu hóa thông qua lượng chất xơ, hỗ trợ điều trị táo bón đặc biệt hiệu quả cho những người ít tiêu thụ rau xanh.

Xem thêm  Ăn cá sống có tốt không? Những lưu ý khi ăn cá sống

Bà bầu ăn đậu ngự được không?

Bà bầu ăn đậu ngự được không? Các chuyên gia cho biết đây được coi là một loại đậu an toàn và có lợi cho sức khỏe trong thời kỳ thai nghén. Nó là nguồn cung cấp chất sắt, kali, magie tốt, và đặc biệt, chứa một lượng lớn folate, một loại vitamin B quan trọng cho quá trình sao chép DNA, tổng hợp axit amin và chuyển hóa vitamin trong cơ thể. Folate đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, đặc biệt là để đảm bảo thai kỳ diễn ra khỏe mạnh. Sự thiếu hụt folate có thể tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, bao gồm cả dị tật ống thần kinh.

Bà bầu ăn đậu ngự được không? Các món ngon phù hợp 1
Đậu ngự có lợi cho sức khỏe phụ nữ trong thời kỳ thai nghén

Ngoài ra, đậu ngự còn là một nguồn chất xơ tốt, giúp ngăn ngừa và giảm táo bón cũng như bệnh trĩ, những vấn đề thường gặp khi mang thai.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có dị ứng với thành phần của đậu ngự, có thể ảnh hưởng đến bản thân và thai nhi. Trong trường hợp này, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có lựa chọn thay thế phù hợp, giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết trong thời kỳ mang thai.

Các món ngon từ đậu ngự phù hợp cho bà bầu

Nếu đã nắm được thông tin bà bầu ăn đậu ngự được không? Bạn có thể cân nhắc lựa chọn một số món ăn phù hợp dưới đây để bổ sung vào thực đơn hằng ngày cho các mẹ bầu.

Chè đậu ngự

Nguyên liệu:

  • 300g đậu ngự tươi;
  • 200g đường phèn;
  • 1/2 bó lá dứa.

Cách làm:

  • Đậu ngự tươi ngâm nước 30 phút, sau đó lột vỏ.
  • Nấu đậu trong nước cho đến khi chín, mềm.
  • Rửa sạch lá dứa, buộc thành nắm nhỏ.
  • Nấu lá dứa cùng đường phèn và 1000ml nước.
  • Khi đậu đã mềm, trộn đều với 50g đường. Đun sôi lửa nhỏ để đậu ngấm đều vị ngọt.
  • Trộn hỗn hợp chè vào nước lá dứa đường phèn, đun sôi và điều chỉnh khẩu vị bằng cách thêm đường hoặc nước.
Xem thêm  Làm thế nào để bổ sung vitamin B3 giúp cải thiện làn da và giảm cân?
Bà bầu ăn đậu ngự được không? Các món ngon phù hợp 2
Chè đậu ngự thích hợp cho mẹ bầu

Canh bò hầm đậu ngự

Nguyên liệu:

  • 500g thịt bò;
  • 300g đậu ngự;
  • 4 củ khoai tây;
  • Hành ngò, hành tím, tỏi, gừng;
  • Tương cà chua;
  • Gia vị: Muối, tiêu, đường, bột nêm, bột canh.

Cách làm:

  • Gọt vỏ khoai tây, rửa sạch rồi cắt miếng vừa.
  • Lột vỏ đậu ngự, rửa sạch.
  • Thịt bò cắt cục, ướp với gia vị trong khoảng 20-30 phút.
  • Phi thơm hành và tỏi băm trong ít dầu ăn, sau đó xào thịt bò cho săn.
  • Thêm tương cà chua và nước, hầm thịt bò cho mềm. Vớt bọt để món ăn ngon hơn.
  • Cho đậu ngự và khoai tây vào hầm khoảng 15 phút, nêm nếm vừa miệng và thưởng thức ngay.

Canh hầm chân gà với đậu ngự

Nguyên liệu:

  • Chân gà ta;
  • Hạt sen;
  • Đậu ngự;
  • Ngò;
  • Hành, ớt, tiêu;
  • Gia vị nêm, mọi thứ chuẩn bị với lượng vừa ăn.

Cách làm:

  • Rửa thật sạch chân gà bằng nước muối pha loãng, sau đó chặt thành hai phần.
  • Lột sạch vỏ và rửa sạch đậu ngự, cũng làm tương tự đối với hạt sen.
  • Đặt chân gà vào nồi hầm và đun sôi khoảng 30 phút.
  • Sau đó, thêm hạt sen vào nấu trong khoảng 5 phút trước khi đưa đậu ngự vào. Đun nhỏ lửa cho đến khi hạt sen và đậu chín.
  • Cuối cùng, thêm gia vị nêm như: Hành, ớt, tiêu theo khẩu vị cá nhân. Đảm bảo món canh có hương vị đậm đà và ngon miệng.
Bà bầu ăn đậu ngự được không? Các món ngon phù hợp 3
Lưu ý khi ăn đậu ngự để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi

Lưu ý khi ăn đậu ngự đối với bà bầu

Ngoài bà bầu ăn đậu ngự được không? Thì những lưu ý khi ăn đậu ngự đối với bà bầu cũng được nhiều người quan tâm tìm kiếm, trong trường hợp này cần tuân thủ những nguyên tắc sau để đảm bảo hiệu quả tối ưu:

  • Lựa chọn đậu ngự: Chọn những hạt đậu ngự có màu xanh đậm, chắc chắn, và bóng bẩy. Tránh những hạt có nếp nhăn, đốm, hoặc da vàng.
  • Đậu ngự đóng hộp: Nếu sử dụng đậu ngự đóng hộp, hãy chắc chắn rằng lọ đã được niêm phong kín đáo để bảo quản độ tươi và tránh bị ẩm.
  • Ngâm trước khi nấu: Trước khi sử dụng đậu ngự để nấu ăn, hãy nhớ ngâm chúng trong nước qua đêm hoặc ít nhất 8 giờ. Điều này giúp tăng cường độ mềm của hạt và giảm thời gian nấu.
  • Rửa kỹ trước khi sử dụng: Khi mang đậu ngự về nhà, hãy rửa kỹ để loại bỏ bụi bẩn đảm bảo thực phẩm sạch chuẩn yêu cầu an toàn thực phẩm.
Xem thêm  Thế nào là khẩu phần ăn hợp lý? Các bước xây dựng thực đơn cân đối dinh dưỡng

Hi vọng với thông tin trên đã giúp bạn có được những thông tin cần thiết và giải đáp được vấn đề bà bầu ăn đậu ngự được không? Với hương vị thơm ngon, chất xơ, protein, và đặc biệt là folate, đậu ngự không chỉ là nguồn dinh dưỡng tốt mà còn là một sự bổ sung hoàn hảo cho chế độ ăn uống mỗi ngày của bà bầu.

Xem thêm: Đậu ngự mọc mầm ăn được không?



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments