Chủ Nhật, Tháng 2 23, 2025
spot_img
HomeMẹ BầuSinh ConĂn riềng có bị mất sữa không? Các thực phẩm gây mất...

Ăn riềng có bị mất sữa không? Các thực phẩm gây mất sữa


Riềng là một loại gia vị thường được sử dụng trong các bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên riềng được cho là không tốt đối với phụ nữ cho con bú. Vậy ăn riềng có bị mất sữa không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây nhé.

Các nguyên nhân gây mất sữa

Có nhiều nguyên nhân gây mất sữa ở phụ nữ đang cho con bú, bao gồm:

  • Stress: Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính gây mất sữa, vì nó ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của mẹ và giảm sản xuất hormone prolactin – hormone quan trọng để sản xuất sữa.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai có chứa hormone estrogen,có thể ảnh hưởng đến sản lượng sữa.
  • Suy dinh dưỡng: Việc thiếu chất dinh dưỡng hoặc không ăn đủ các loại thực phẩm cần thiết để sản xuất sữa cũng có thể gây mất sữa.
  • Sử dụng các loại thực phẩm gây mất sữa: Đồ uống có cồn, chất kích thích, cafe,… 
 Stress là một trong những nguyên nhân chính gây mất sữa

Ăn riềng có bị mất sữa không?

Riềng tạo hương vị thơm nồng và cay nhẹ cho các món ăn nên rất bắt cơm và được nhiều người yêu thích. 

Tuy nhiên đối với phụ nữ đang cho con bú thì việc ăn riềng có thể giảm lượng sữa và nghiêm trọng hơn là mất sữa. Vì riềng là một loại gia vị có tính nóng, ấm nên sẽ gây ảnh hưởng đến sữa mẹ. Chưa kể mùi vị đặc trưng của riềng sẽ làm cho sữa mẹ có mùi khó chịu và khiến em bé không muốn uống. 

Xem thêm  Sinh con dưới nước là gì? Ưu và nhược điểm của phương pháp sinh con dưới nước

Ngoài ra, riềng còn khiến dạ dày tiết ra nhiều acid gây khó chịu cho hệ tiêu hóa của phụ nữ sau sinh. Qua đó có thể thấy riềng là một loại thực phẩm không tốt cho phụ nữ cho con bú. 

Ăn riềng có bị mất sữa không? Các thực phẩm gây mất sữa 3
Riềng có thể gây tắt sữa và làm cho sữa có mùi khó chịu

Các thực phẩm nên tránh để không bị mất sữa

Một số loại thực phẩm sau đây có thể gây ảnh hưởng đến sữa mẹ hoặc làm mất sữa:

  • Cà phê: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống quá nhiều caffeine có thể làm giảm sản lượng sữa và làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
  • Thức uống có cồn: Cồn làm giảm sản lượng sữa và làm thay đổi thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ gây ảnh hưởng đến em bé.
  • Các thực phẩm muối chua: Các thực phẩm muối chua thường chứa một hàm lượng acid nitrat, HCN không tốt cho sữa mẹ và có thể làm mất sữa.
  • Món ăn cay nóng nhiều gia vị: Nên hạn chế ăn hành tỏi, riềng, ớt vì có thể làm cho sữa mẹ có mùi khó chịu. Đồng thời có thể làm cho bé bị táo bón, khó tiêu hoặc mắc các bệnh tiêu hóa.
Ăn riềng có bị mất sữa không? Các thực phẩm gây mất sữa 4
Các loại thực phẩm có tính nóng sẽ làm mất sữa

Các thực phẩm lợi sữa cho mẹ bầu

Bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm tốt cho sữa mẹ như: 

  • Rau xanh: Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất rất quan trọng cho sữa mẹ. Các loại rau như bông cải xanh, cải thìa, rau muống, rau ngót, rau dền đều là các lựa chọn tốt. Tuy nhiên nên tránh ăn mướp đắng, bí đỏ, bắp cải, lá lốt, rau bạc hà, mùi tây, các loại măng tươi, măng khô vì có thể gây mất sữa
  • Trái cây: Trái cây giàu vitamin và chất xơ và cung cấp một lượng lớn nước cho cơ thể. Nên bổ sung những loại trái cây như dâu tây, nho, táo, cam, lê, chuối và quýt.
  • Uống đầy đủ nước: Đủ nước sẽ giúp cơ thể mẹ sản xuất được nhiều sữa hơn.
  • Các loại đậu: Các loại đậu như đậu nành, đậu đen, đậu xanh và đậu hà lan cung cấp protein, sắt và chất xơ cho sữa mẹ.
  • Sữa và sản phẩm từ sữa: Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi và protein cho sữa mẹ giúp sữa mẹ thơm hơn.
Xem thêm  Tiền sản giật sau sinh có nguy hiểm không?
Ăn riềng có bị mất sữa không? Các thực phẩm gây mất sữa 5
Bổ sung các loại đậu có tác dụng kích thích sữa mẹ

Như vậy thông qua bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho thắc mắc “Ăn riềng có bị mất sữa không?”. Riềng là một loại thực phẩm cần tránh khi đang cho con bú. Thay vào đó hãy nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sữa mẹ như trong bài đề cập, từ đó giúp cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng để em bé phát triển.

Hoàng Vi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments