Phao câu gà là nơi mọc lông đuôi của con gà, có thịt rất mềm và béo nên nhiều người rất thích ăn. Nhưng nhiều người lại không quan tâm đến việc ăn phao câu gà có tốt không, dẫn đến gây hại cho sức khỏe. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu vấn đề này.
Phao câu gà là gì?
Phao câu gà là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết. Trong tuyến dịch bạch huyết có đại thực bào có thể ăn các loại vi khuẩn và độc tố gây bệnh. Lâu dần, các chất độc đọng lại ở phao câu và trở thành nơi chứa các loại vi khuẩn, virus là mầm bệnh.
Đây cũng là bộ phận sau cùng của thân gà, là phần thịt có nhiều mỡ ở cuống đuôi hậu môn. Mỡ và cholesterol tích tụ nhiều nhất trong phao câu gà. Trên phao câu có phần nhú lên nhỏ bằng hạt đậu, con gà thường quẹt mỏ tại đây để lấy chất dầu béo vừa làm bóng mượt cho bộ lông, vừa ngăn cơ thể không bị thấm nước khi gặp sương, mưa.
Bên trong hậu môn của gà có túi xoang, trong đó có hàng vạn tế bào lympho và những tế bào khổng lồ. Những tế bào này có thể ăn được các chất độc gây bệnh vào cơ thể gà, trong đó bao gồm cả vi khuẩn gây ung thư.
Mặc dù trong phao câu gà có chứa một lượng vitamin E nên có tác dụng làm đẹp da, tóc nhưng không đáng kể.
Phao câu gà là bộ phận được chế biến thành nhiều món ăn ưa thích ở châu Á vì thịt mềm, ngọt và có vị đậm đà hơn hẳn những bộ phận khác của con gà. Tuy nhiên, theo khoa học, phao câu là bộ phận không nên ăn nhất của con gà.
Ăn phao câu gà có tốt không? Có lợi cho sức khỏe không?
Nếu bạn thắc mắc “Ăn phao câu gà có tốt không?” thì câu trả lời là “Bạn không nên ăn” vì những lý do sau đây:
Phao câu gà rất bẩn
Phao câu gà là phần sau cùng của thân con gà chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Dù sát khuẩn kỹ đến đâu cũng không thể làm sạch được. Đặc biệt, vùng hậu môn của gia cầm nói chung và con gà nói riêng có tồn tại khối u.
Ăn phao câu gà là một thói quen có hại cho sức khỏe vì chúng ta tự mình đưa vào cơ thể virus và chất độc gây bệnh. Sự tích tụ những chất độc đó sẽ gây những bệnh mạn tính, thậm chí ung thư.
Chứa nhiều chất béo
Lý do nhiều người thích ăn phao câu là vì nó béo ngậy. Vậy ăn phao câu gà có tốt không? Tất nhiên là không vì chính chất béo này là mầm mống gây nhiều bệnh như rối loạn mỡ máu, béo phì,…
Khi ăn phao câu, lượng mỡ và cholesterol rất có hại cho sức khỏe, do đó phao câu gà là món ăn kiêng kỵ tuyệt đối đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu.
Thật ra, ngoài phao câu gà còn có những bộ phận khác của thịt gà cũng rất béo, nếu ăn nhiều sẽ xảy ra tình trạng tăng cân. Tuy nhiên, nếu so sánh các phần khác của thịt gà với cùng lượng 100g thì phao câu gà vẫn là bộ phận béo nhất. Lượng calo cao nhất của phao câu là 452 calo chứa hàm lượng chất béo là 45,9g. Được xem là bộ phận “siêu béo”, một miếng nhỏ phao câu gà cũng chứa 50 calo. Hơn nữa cách chế biến phao câu đa số là nướng hoặc chiên nên việc cộng thêm dầu, muối sẽ càng làm tăng thêm lượng calo.
Ngày xưa, con người ăn phao câu để bổ sung chất béo vì thiếu thức ăn. Còn nay, những bữa ăn hàng ngày đã đủ chất dinh dưỡng, thậm chí dư thừa chất béo thì không cần phải ăn phao câu.
Không có tác dụng làm đẹp
Nhiều lời đồn đại rằng chị em phụ nữ ăn phao câu giúp tóc mượt, da đẹp và cải thiện vòng ba. Vậy ăn phao câu gà có tốt không? Thực tế đây chỉ là quan niệm không có căn cứ khoa học. Thậm chí, khi làm gà, có người còn không cắt tuyến nhờn ở phao câu để có tác dụng tốt hơn. Trên thực tế, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh lợi ích của việc ăn phao câu trong lĩnh vực làm đẹp.
Những ai cần tránh ăn phao câu gà?
Sau đây là những đối tượng cần tránh ăn thịt gà, nhất là phao câu gà:
Người mới phẫu thuật: Bệnh nhân vừa mới mổ xong, nếu ăn thịt gà sẽ có cảm giác ngứa da. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà có biểu hiện này hay không nhưng tốt nhất là tránh ăn.
Người bị sỏi thận: Thịt gà là loại thực phẩm giàu protein, điều này có thể làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu và hình thành các loại sỏi nên người đang bị sỏi thận cần tránh ăn thịt gà.
Người có vết thương hở: Vết thương có thể bị sưng, mưng mủ vì thịt gà vốn có tính nóng. Ăn nhiều gà sẽ làm da lâu lành, dễ bị viêm nhiễm.
Người bị huyết áp cao, bệnh tim mạch: Y học hiện đại cho biết phao câu gà có nhiều mỡ, cholesterol nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch không nên ăn nhiều thịt gà, đặc biệt là phao câu.
Người đang bị thủy đậu: Các nốt thủy đậu sẽ bị ngứa, gây khó chịu khi người bệnh ăn thịt gà, đặc biệt là phần da gà, đồng thời dễ để lại sẹo.
Người đang bị vấn đề về tiêu hóa: Theo kinh nghiệm dân gian, ăn nhiều thịt gà gây khó tiêu, táo bón. Người bệnh nên tránh ăn thịt gà vì khiến bệnh thêm trầm trọng và không có lợi về mặt tiêu hóa.
Trẻ nhỏ: Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn phao câu gà.
Cách ăn thịt gà có lợi cho đường ruột
Cùng một con gà nhưng không phải bộ phận nào cũng không tốt. Bạn chỉ nên tránh ăn da gà, phao câu gà vì chứa nhiều chất béo và có thể gây hại cho hệ tiêu hóa. Cách chế biến cũng quan trọng, không nên ăn nhiều gà chiên, gà nướng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phần ức gà không có da là loại thịt gà tốt nhất. Khi chế biến thịt gà, cần chú ý đến các nguyên liệu, gia vị bạn cho thêm vào. Ví dụ, những người mắc bệnh ruột kích thích có thể không dung nạp tốt thịt gà với gia vị và đường. Bạn nên kết hợp nấu thịt gà với các thực phẩm, gia vị có lợi cho đường ruột khác như sữa chua, hành và tỏi. Cho một lượng dầu ô liu nguyên chất vừa phải vào gà nướng sẽ tốt cho tim mạch.
Ngoài chọn loại thịt, cách chế biến, cách bảo quản thịt cũng quan trọng. Bạn hãy tránh để thịt gà ở bên ngoài quá lâu và không cất trong tủ lạnh suốt thời gian dài để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Thay vì chỉ ăn thịt gà mỗi ngày, bạn nên áp dụng thêm chế độ ăn giàu chất xơ, protein và chất béo lành mạnh, ngũ cốc nguyên hạt,… giúp bạn có đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Tóm lại, lời giải đáp cho câu hỏi ăn phao câu gà có tốt không là chúng ta không nên ăn vì có hại cho sức khỏe. Nếu muốn ăn thịt gà, bạn cần lưu ý cách ăn đúng và lựa chọn những phần thịt gà tốt cho cơ thể.
Xem thêm: Ăn đuôi lợn có tác dụng gì cho sức khoẻ?
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.