Gừng có hương vị rất đặc biệt và rất tốt cho cơ thể, được sử dụng trong y học cổ truyền lẫn trong y học hiện đại. Nhiều người có thói quen gọt vỏ gừng trước khi chế biến, số khác lại chỉ rửa sạch rồi đập dập sau đó sử dụng ngay. Hầu hết mọi người đều làm theo thói quen chứ không hề biết
ăn gừng cả vỏ có tốt không hay ăn cả vỏ gừng có những ưu, nhược điểm gì? Vậy có nên ăn gừng cả vỏ không?
Tác dụng của gừng đối với sức khỏe
Gừng được trồng phổ biến ở mọi miền nước ta để làm gia vị và làm thuốc. Thành phần hóa học trong gừng bao gồm 2 – 3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpen: B-zingiberen (35%), b-curcumenen (17%), b-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol. Nhựa dầu chứa 20 – 25% tinh dầu và 20 – 30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol.
Nhờ chứa các thành phần nêu trên, gừng được xem là một phương thuốc thảo dược điều trị bệnh như: Viêm khớp, ho, cảm cúm, đau dạ dày, đau bụng kinh… Gừng không chỉ giúp các món ăn trở nên ngon hơn mà còn tăng cường hệ thống miễn dịch.
Giảm nhẹ các triệu chứng về dạ dày
Gừng đã được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa và đau dạ dày từ rất lâu, nó giúp giảm chứng buồn nôn, giảm các cơn đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt. Ngoài việc làm giảm buồn nôn, gừng còn giảm các triệu chứng say tàu xe, ốm nghén, đầy bụng.
Hỗ trợ điều trị chứng cảm lạnh
Theo đông y, gừng có tính nóng, vị cay có khả năng tán hàn, ôn trung, giải độc… Nên được dùng trong điều trị cảm lạnh và tác dụng của gừng trong trường hợp này đã được khẳng định, nó cho thấy hiệu quả rất cao trong điều trị chứng cảm lạnh.
Đặc tính chống viêm
Gừng giúp điều trị cơn đau mạn tính hoặc cấp tính. Các tinh dầu có trong gừng có tác dụng chống viêm, chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Chất hoạt tính sinh học có khả năng ngăn chặn sự hình thành của leukotrienes gây ra đau nhức, chứa gingerol giúp chống viêm, ức chế các chất chemokin, cytokin và các yếu tố gây viêm khác, từ đó giúp giảm đau, cải thiện khả năng vận động do viêm khớp gây ra.
Phòng bệnh đái tháo đường
Có các nghiên cứu cho thấy gừng có hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm đường huyết ở các bệnh nhân đái tháo đường.
Ngừa ung thư
Trong gừng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và đã có nhiều nghiên cứu chứng minh làm giảm quá trình oxy hóa gây tích tụ các gốc tự trong cơ thể. Các gốc tự do là các chất độc hại được sinh ra trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, tích tụ lâu dần gây nên bệnh ung thư vì vậy cần loại bỏ ra khỏi cơ thể. Việc sử dụng gừng thường xuyên là giảm sự tích tụ các gốc tự do dẫn đến làm giảm nguy cơ mắc ung thư.
Gừng mang lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Chính vì vậy nó được sử dụng rất phổ biến. Nên cách sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả, ăn gừng cả vỏ có tốt không là điều đáng được chú ý.
Ăn gừng cả vỏ có tốt không?
Gừng vô cùng quen thuộc với mọi người, mọi người chỉ sử dụng gừng theo thói quen, chưa hiểu rõ cách sử dụng gừng đúng. Việc ăn gừng cả vỏ có tốt không? Đây là câu hỏi có nhiều tranh cãi. Vậy việc ăn gừng ăn cả vỏ có tốt không còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng nó.
Theo đông y, phần vỏ gừng có tính hàn, vị cay nồng, có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng. Trong khi đó gừng có tính ấm, vị hăng. Hai thành phần này cân bằng nhau, bổ trợ nhau như một cặp thuộc tính âm dương.
Trường hợp cần gọt vỏ gừng
Tốt nhất nên gọt vỏ gừng khi sử dụng cho những người tỳ, vị hư nhược. Khi dùng với các thực phẩm có tính hàn như: Mướp đắng, cần tây, cua… thì việc gọt vỏ gừng là cần thiết, để có thể cân bằng tính hàn của các loại thực phẩm này.
Khi bị cảm mạo, phong hàn nên dùng gừng sạch gọt vỏ nấu với đường nâu để giải cảm. Khi dùng gừng để trị nôn mửa, đau dạ dày cũng nên dùng gừng gọt sạch vỏ.
Trường hợp ăn cả vỏ
Vỏ gừng có tác dụng lợi nước, lợi tiểu giúp tiêu sưng. Trường hợp bị phù thũng nên dùng gừng còn nguyên vỏ.
Khi bị táo bón, hôi miệng… nên dùng gừng còn vỏ sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Vậy ăn gừng cả vỏ có tốt không còn tùy vào mục đích sử dụng mà ta cân nhắc việc nên ăn cả vỏ hay gọt vỏ. Khi nấu ăn, chúng ta nên ăn gừng cả vỏ, điều này có thể duy trì sự cân bằng dược tính của gừng và vỏ gừng mang lại, làm giảm nguy cơ nóng. Ngoài ra, khi có các triệu chứng như phù nề, táo bón, hôi miệng, tốt nhất nên ăn cả vỏ, vì vỏ gừng có lợi.
Những người nên hạn chế ăn gừng
Tuy gừng là một vị thuốc, gia vị rất phổ biến, nhưng cũng có những lưu ý khi sử dụng gừng. Trong một vài trường hợp không nên sử dụng gừng:
- Hạn chế sử dụng vào ban đêm: Gừng có tác dụng tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy tiêu hóa. Ăn gừng vào buổi sáng rất tốt và cải thiện sức khỏe. Nhưng vì gừng có tính nóng nên khi ăn gừng vào ban đêm, sẽ gây khó chịu.
- Không nên sử dụng khi gừng đã mọc mầm: Khi gừng đã mọc mầm giá trị dinh dưỡng đã giảm đi rất nhiều và có thể sinh ra các chất có hại.
- Nước gừng với đường nâu chỉ thích hợp cho cảm lạnh hoặc phong hàn. Không nên sử dụng gừng để chữa say nắng, say nóng, sốt cao, đau dạ dày, đại tràng và các loại nôn khác cũng không phù hợp để sử dụng.
Sử dụng gừng thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Gừng có thể được sử dụng với nhiều cách khác nhau mang lại lợi ích cho sức khỏe, trong đó có 2 cách đơn giản nhất dưới đây:
- Lấy gừng tươi giã nát, sau đó cho nước sôi vào. Nên uống vào buổi sáng sau khi thức dậy.
- Ủ cùng 5 – 6 lát gừng với nước nóng mỏng vào trong bình, sử dụng uống trong ngày.
Vậy việc ăn gừng cả vỏ có tốt không tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Qua bài viết chúng ta hiểu rõ hơn công dụng và việc sử dụng gừng sao cho đúng cách.
Xem thêm:
- Đu đủ và những lợi ích đối với cơ thể không phải ai cũng biết
- Cách sử dụng creatine hiệu quả nhất bạn đã biết chưa?
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.