Quả hồng có tên khoa học là Diospyros kaki, thuộc chi Diospyros. Quả hồng là loại quả có hướng vị thanh ngọt. Hồng cũng được đánh giá là có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên ăn hồng nhiều có tốt không?
Giá trị dinh dưỡng trong quả hồng
Trước khi tìm hiểu ăn hồng nhiều có tốt không, chúng ta sẽ tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của loại quả này. Trái hồng là một loại quả chứa ít calo và nhiều chất xơ cùng hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào. Một quả hồng (khoảng 168 gram) sẽ chứa:
- Calo: 118;
- Tinh bột: 31 gam;
- Đạm: 1 gam;
- Chất béo: 0,3 gam;
- Chất xơ: 6 gam;
- Vitamin A: 55% RDI;
- Vitamin C: 22% RDI;
- Vitamin E: 6% RDI;
- Vitamin K: 5% RDI;
- Vitamin B6 (pyridoxine): 8% RDI;
- Kali: 8% RDI;
- Đồng: 9% RDI;
- Mangan: 30% RDI;
- Quả hồng cũng chứa nhiều thiamin (B1), riboflavin (B2), folate, magie và phốt pho.
(RDI: Lượng khuyến nghị hằng ngày)
Lợi ích khi ăn hồng
Vì chứa nhiều chất dinh dưỡng nên quả hồng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Làm đẹp da
Vì có chứa nhiều vitamin C, A, chất sắt nên ăn hồng sẽ giúp da hồng hào và duy trì lưu thông máu, có tác dụng cải thiện sức khỏe làn da và tóc.
Biện pháp chữa nấc
Ở Nhật bản, quả hồng được dùng rộng rãi trong việc điều trị nấc. Đây là một bài thuốc tuy đơn giản, tương đối dễ kiếm, chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả tức thì. Thường khi bị nấc, chỉ cần uống hồng trong nửa ngày là khỏi, nếu bệnh đã quá lâu thì tối đa cũng chỉ cần 3 ngày là khỏi hẳn.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Quả hồng có chứa nhiều đường, nhất là đường glucose và fructose, giúp các mạch máu lưu thông, làm khỏe các cơ tim và vẫn đảm bảo được lượng đường trong máu ở mức bình thường.
Chống lão hóa
Một nghiên cứu mới tại Nhật Bản đã cho kết quả rằng ăn hồng có tác dụng chống lão hóa nhờ nhóm hợp chất proan – thocyanidin có nhiều trong lớp vỏ, giúp bảo vệ các tế bào không bị oxy hóa và cải thiện thị lực.
Ngừa ung thư
Vì hồng có chứa beta caroten với hàm lượng cao, các hợp chất như sibutol và axit betulinic được nghiên cứu là có ích trong việc phòng ngừa ung thư.
Tăng cường hệ miễn dịch
Quả hồng có chứa nhiều vitamin C, nếu được hấp thu thường xuyên vào cơ thể sẽ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, bạn có thể ăn hồng thường xuyên để phòng ngừa và điều trị các bệnh thông thường như cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng phổi, hen suyễn,…
Chữa tiêu chảy: Cần dùng 2 trái hồng để lên trên cơm hấp chín rồi ăn.
Chữa cao huyết áp, ho khan do viêm phế quản mãn tính, đau họng: Dùng 3 trái hồng (bỏ cuống), rửa sạch cho ráo nước rồi cho lượng đường phèn thích hợp vào hấp cách thuỷ cho đến khi hồng mềm là có thể ăn được.
Chữa viêm đường tiết niệu, xuất huyết đường niệu: Dùng 2 trái hồng, 6 gam cỏ bấc đèn, nấu thành canh, cho thêm đường trắng sao cho hợp khẩu vị, uống mỗi ngày 2 lần.
Ăn hồng nhiều có tốt không?
Tuy quả hồng mang lại nhiều nguồn dưỡng chất có lợi cho cơ thể, nhưng ăn hồng nhiều có tốt không? Sau đây là những điều lưu ý khi ăn hồng:
Rối loạn tiêu hóa
Hương vị thơm ngon của quả hồng có thể khiến bạn ăn chúng mỗi ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý, việc ăn quá nhiều hồng có thể gây cản trở tiêu hóa và dẫn đến một số rối loạn đường tiêu hóa. Nguyên nhân là vì tannin và một số chất xơ trong quả hồng có thể phản ứng với axit trong dạ dày và tạo thành các cục bã dị vật dạ dày.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_cua_qua_hong_an_hong_nhieu_co_tot_khong_2_82977522cf.png)
Dị ứng
Đa phần mọi người không dị ứng với quả hồng nhưng một số báo cáo có ghi nhận về các trường hợp dị ứng quả hồng. Triệu chứng dị ứng quả hồng thường thấy như: Đau bụng hoặc buồn nôn.
Thế nhưng, trong một số trường hợp đặc biệt, quả hồng cũng có thể gây sốc phản vệ nguy hiểm khi ăn quá nhiều.
Báo cáo khoa học đã chứng minh mối liên hệ giữa dị ứng nhựa mủ và khả năng phản ứng dị ứng với quả hồng. Như vậy, nếu bạn bị dị ứng nhựa mủ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn quả hồng.
Đối tượng nào không nên ăn hồng quá nhiều?
Sau khi đã tìm hiểu xong ăn hồng nhiều có tốt không, ta sẽ tìm hiểu xem ai không nên ăn hồng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những ai có các vấn đề sức khỏe như sau không nên ăn hồng:
- Người có các vấn đề về tiêu hóa: Những ai bị viêm dạ dày mạn tính hoặc có vấn đề liên quan hệ tiêu hóa, thường sẽ bị khó tiêu, đầy bụng.
- Người thiếu máu: Tanin trong quả hồng có thể sẽ cản trở quá trình hấp thụ sắt. Vì vậy, nếu bạn đang cần bổ sung sắt thì không nên ăn quá nhiều trái hồng.
- Người mắc bệnh tiểu đường, nhất là những ai có đường huyết không ổn định cũng không nên ăn hồng quá nhiều.
Lưu ý ăn hồng đúng cách
Ngoài việc đi tìm đáp án cho thắc mắc ăn hồng nhiều có tốt không hay ăn hồng có tác dụng gì, bạn cũng nên tìm hiểu về cách ăn hồng đúng. Việc ăn hồng đúng cách sẽ giúp chúng ta hấp thu tối đa dưỡng chất của loại quả này đồng thời hạn chế các rủi ro. Sau đây là một số lưu ý khi ăn quả hồng để hạn chế gây ảnh hưởng đến cho sức khỏe:
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_cua_qua_hong_an_hong_nhieu_co_tot_khong_3_97b34e1fca.jpg)
- Chỉ ăn vỏ hồng khi quả đã chín. Thêm vào đó, quả hồng chín mềm chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn so với những quả chưa đủ độ chín hoàn toàn.
- Không ăn vỏ hồng khi quả còn xanh. Nguyên nhân là do chưa chín vỏ hồng chứa rất nhiều tanin. Vì vậy, bạn nên gọt vỏ hồng khi thưởng thức.
- Không ăn hồng khi bụng đói. Để hạn chế việc hình thành kết tủa các cục bã dị vật dạ dày, tốt nhất chỉ nên thưởng thức hồng sau khi dùng bữa khoảng 1 giờ.
- Không ăn hồng với thực phẩm chứa nhiều chất đạm vì điều này sẽ khiến việc tiêu hóa chậm hơn, dễ vón thành bã thức ăn.
Như vậy, qua bài viết bạn đã có đầy đủ thông tin để giải đáp thắc mắc: Ăn hồng có tác dụng gì? Ăn hồng nhiều có tốt không? Quả hồng thơm thơm ngọt ngọt mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Vì thế, hãy bổ sung loại quả này vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày của bạn!
Phương Nhi
Nguồn tham khảo: Suckhoedoisong.vn
Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.