Chủ Nhật, Tháng 2 23, 2025
spot_img
HomeDinh DưỡngTrẻ mấy tháng ăn được hải sản? Lưu ý khi cho trẻ...

Trẻ mấy tháng ăn được hải sản? Lưu ý khi cho trẻ ăn hải sản có thể mẹ chưa biết


Việc bổ sung hải sản vào khẩu phần ăn hàng ngày góp phần thúc đẩy sự phát triển trong những năm đầu đời của trẻ. Song, nhiều mẹ vẫn thắc mắc: Trẻ mấy tháng ăn được hải sản? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Trẻ mấy tháng ăn được hải sản?

Khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, nhiều phụ huynh thường thắc mắc về việc trẻ mấy tháng ăn được hải sản nói chung và các loại tôm, cua, cá… nói riêng. Các nghiên cứu dinh dưỡng chỉ ra rằng, trong các loại hải sản thường chứa hàm lượng đạm tương đối lớn, rất dễ gây dị ứng cho trẻ. Do vậy mà các chuyên gia thường khuyến cáo thời điểm tốt nhất để cho trẻ ăn hải sản là từ tháng thứ 7 trở đi.

Trẻ mấy tháng ăn được hải sản là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa

Một câu hỏi đặt ra: Trẻ ăn hải sản nhiều có tốt không? Ăn như thế nào là hợp lý? Trên thực tế, các mẹ có thể cho bé ăn hải sản nhưng tùy vào tháng tuổi mà lượng ăn ở mỗi bữa sẽ có sự khác nhau, cụ thể:

  • Trẻ trong độ tuổi từ 7 – 12 tháng: Đây là thời điểm trẻ ăn dặm. Mỗi bữa mẹ có thể cho bé ăn 20 – 30 gram thịt của tôm hoặc cá đã bỏ vỏ và xương, nấu cùng với bột hoặc cháo, có thể cho bé ăn 1 bữa/ngày và tối thiểu 3 – 4 bữa/tuần.
  • Trẻ trong độ tuổi từ 1 – 3 tuổi: Đối với những trẻ trong độ tuổi này nên ăn hải sản nấu với cháo, mì, bún hoặc súp… mỗi ngày ăn khoảng 30 – 40 gram thịt hải sản.
  • Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Khi trẻ trong độ tuổi từ 4 tuổi trở lên thì mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày với khoảng 50 – 60 gram thịt hải sản.

Những loại hải sản nên và không nên cho trẻ ăn

Trên thực tế, có rất nhiều loại hải sản, tuy nhiên không phải loại hải sản nào cũng tốt cho bé. Dưới đây là một số loại hải sản tốt cho trẻ mẹ có thể tham khảo:

  • Cá biển: Cá biển là một trong những loại thực phẩm tuyệt vời bởi cá biển chứa hàm lượng đạm có giá trị sinh học cao với một tỷ lệ cân đối. Thêm vào đó, cá biển còn rất giàu axit béo omega-3 – dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo màng tế bào thần kinh cũng như phòng ngừa các bệnh tim mạch. Ngoài ra, loại hải sản này còn là nguồn cung cấp vitamin A và vitamin D dồi dào. Nhờ vậy, việc bổ sung cá biển vào khẩu phần ăn của trẻ là điều nên làm. Một số loại cá biển tốt cho trẻ bao gồm cá thu, cá hồi, cá basa, cá ngừ.
  • Hàu: Đây là một loại hải sản rất tốt mà phụ huynh có thể cân nhắc để thêm vào thực đơn dinh dưỡng cho trẻ bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàu chứa hàm lượng kẽm rất cao – một trong những dưỡng chất giúp trẻ tăng trưởng và phát triển hệ sinh dục.
  • Tôm: Tôm là nguồn cung cấp hàm lượng đạm và canxi dồi dào. Đây là 2 dưỡng chất rất tốt cho hệ xương và sự phát triển thể chất cho trẻ. Do đó, trẻ từ 7 tháng tuổi trở nên, các mẹ nên bổ sung tôm vào thực đơn ăn dặm của trẻ.
  • Các loại hải sản có vỏ: Các loại hải sản này chứa hàm lượng kẽm cao, rất tốt và quan trọng đối với sự phát triển của bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các mẹ có thể cho bé ăn các loại hải sản có vỏ như ngao, trai, sò khi bé đã được 1 tuổi. Mẹ có thể dùng nước nấu cháo còn thịt thì băm nhỏ.
Xem thêm  Điểm danh những tác hại của bột yến mạch khi sử dụng sai cách

Các nghiên cứu chỉ ra rằng: Hải sản thường giàu đạm, axit béo không no omega-3 cũng như các dưỡng chất cần thiết khác và ít chất béo no. Bên cạnh đó, hải sản còn là nguồn cung cấp khoáng chất như kẽm, sắt, canxi… và rất giàu vitamin, nhất là các vitamin nhóm B. Do đó, việc bổ sung hải sản vào thực đơn dinh dưỡng cho bé không chỉ góp phần đa dạng cho chế độ ăn uống cân đối mà còn rất tốt cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện cho trẻ.

Bên cạnh những loại hải sản tốt cho trẻ thì cũng có một số loại hải sản ẩn chứa nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ, do đó phụ huynh tránh cho trẻ sử dụng những loại hải sản này. Các loại hải sản mà phụ huynh cần tránh cho trẻ ăn là những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cũng như các chất ô nhiễm cao, trong đó phải kể đến cá mập, cá kình, cá thu lớn, cá ngừ lớn và cá lưỡi kiếm.

Trẻ mấy tháng ăn được hải sản? Lưu ý khi cho trẻ ăn hải sản có thể mẹ chưa biếtHầu hết các loại hải sản đều rất giàu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ

Cách chế biến hải sản cho bé

Việc chế biến hải sản không đúng cách có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của trẻ. Trường hợp hải sản chế biến chưa chín hẳn thì có thể tiềm ẩn các loại vi trùng và ký sinh trùng, khi trẻ ăn vào có thể gây nhiễm trùng đường ruột. Thêm vào đó, môi trường ngày nay đang ngày càng ô nhiễm, việc trẻ ăn hải sản và nhiễm phải những kim loại nặng như thủy ngân là điều không tránh khỏi. Do đó, điều quan trọng nhất là khi cho trẻ ăn hải sản, mẹ cần chọn hải sản còn tươi sau đó chế biến đúng cách, cụ thể:

  • Đối với trường hợp trẻ còn đang trong giai đoạn ăn bột và cháo, tốt nhất mẹ nên xay nhuyễn hoặc nghiền nhỏ tôm, cá và nấu cho trẻ ăn. Nếu là cá nhiều xương thì mẹ cần luộc chín và gỡ sạch xương cá còn nếu là cá biển nạc thì có thể xay sống rồi cho vào nấu cho trẻ. Với cua biển, mẹ luộc chín và gỡ thịt, nghiền nhỏ phần thịt cua và nấu cho bé. Còn với tôm, mẹ bóc vỏ và xay hoặc băm nhỏ sau đó nấu cho bé ăn.
  • Đối với các loại hải sản có vỏ thì mẹ nên rửa sạch, luộc chín lấy nước nấu cháo hoặc bột. Phần thịt thì bỏ vào cối xay nhuyễn hoặc băm nhỏ cho vào nấu cùng cháo và bột.
  • Với những trẻ từ 3 tuổi trở lên, mẹ có thể chế biến hải sản với các loại mì, miến… hoặc cho bé ăn hải sản luộc hoặc hấp như cua luộc, ngao hấp, ghẹ hấp… 
  • Một lưu ý quan trọng đó là cần phải cho trẻ ăn chín uống sôi.
Xem thêm  Cách làm bánh su kem bằng nồi cơm điện dễ làm

Lưu ý khi cho trẻ ăn hải sản

Như các bạn đã biết, hầu hết các loại hải sản đều rất giàu dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, khi cho trẻ ăn hải sản, nếu không biết cách lựa chọn, chế biến, bảo quản cũng như ăn với mức độ vừa phải thì có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Do vậy, khi cho trẻ ăn hải sản, các mẹ cần nắm được một số lưu ý sau:

  • Sau khi ăn hải sản, không cho trẻ ăn trái cây liền bởi những dưỡng chất có trong hải sản như đạm và canxi sẽ bị giảm đi nếu kết hợp cùng với hoa quả. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thu protein và canxi có trong hải sản mà chính lượng tannin trong trái cây kết hợp với canxi và protein sẽ tạo thành canxi không hòa tan, từ đó kích thích đường tiêu hóa của trẻ và gây ra các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, nôn, đau bụng.
  • Trường hợp gia đình có người dị ứng với hải sản thì mẹ nên cân nhắc thật kỹ trước khi cho trẻ ăn hải sản. Mẹ nên cho trẻ ăn hải sản muộn hơn một chút đồng thời theo dõi bé xem có phản ứng dị ứng sau khi ăn hải sản không mẹ nhé.
  • Tuyệt đối không cho trẻ thử các loại hải sản lạ đồng thời hạn chế cho trẻ ăn hải sản chiên rán bởi khi chiên hàm lượng dinh dưỡng bị giảm kèm theo đó sản sinh ra peroxit lipid có hại đối với sức khỏe của bé.
Trẻ mấy tháng ăn được hải sản? Lưu ý khi cho trẻ ăn hải sản có thể mẹ chưa biếtMẹ không cho trẻ ăn trái cây ngay sau khi ăn hải sản

Như vậy, hải sản là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào, mang đến cho trẻ nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Nhà Thuốc Long Châu, bạn đọc có thể tìm được câu trả lời cho thắc mắc trẻ mấy tháng ăn được hải sản đồng thời nắm được một số lưu ý khi cho trẻ ăn hải sản. Đừng quên theo dõi trang web của Nhà Thuốc để cập nhật nhiều bài viết sức khỏe bổ ích khác nhé!

Xem thêm  Vitamin B6 có tác dụng gì cho tóc?

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: vinmec.com



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments