Thời điểm mang thai là thời điểm mà cơ thể bà bầu sẽ trở nên nhạy cảm đối với nhiều yếu tố bên ngoài. Rất nhiều mẹ muốn cắt lợi để làm giảm bớt đi cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, họ vẫn luôn băn khoăn rằng liệu cắt lợi khi mang thai có được hay không và quy trình thực hiện ra sao.
Thế nào là cắt lợi? Mục đích của việc cắt lợi
Cắt lợi vốn là một thủ thuật trong nha khoa nhằm mục đích loại bỏ đi những mô nướu, mô lợi bám ở trên thân răng. Bên cạnh đó, kỹ thuật này còn dùng để loại bỏ đi phần nướu bị dư thừa gây hở lợi hoặc lợi bị viêm nhiễm và với một số mục đích khác.
Cắt bỏ lợi bị viêm
Khi phần nướu của người bệnh đã bị viêm với mức độ nặng và bắt đầu chuyển sang giai đoạn mãn tính, không thể khắc phục được bằng việc uống kháng sinh… thì cần phải cắt bỏ phần nướu răng. Khi phần nướu này đã được loại bỏ, việc điều trị các bệnh lý ở nướu sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Cắt lợi phì đại do u
Nếu như bệnh dần chuyển sang mức độ phức tạp, các loại vi khuẩn tấn công, tế bào mô nướu phát triển bất thường thì các loại vi khuẩn sẽ tích tụ và tạo nên khối u phì đại.
Điều này sẽ rất nguy hiểm bởi vi khuẩn sẽ lây lan rất nhanh. Khi ấy, phần lợi sẽ bị sưng và gây ra nhiều biến chứng khác. Trong trường hợp này, việc uống thuốc chỉ giúp giảm đau và tình trạng ê buốt tạm thời chứ không thể điều trị dứt điểm được. Khi ấy, việc cắt lợi chính là phương án tốt nhất.
Cắt loại bỏ lợi thừa, lợi trùm răng
Đã có không ít trường hợp bị mắc chứng nướu mọc trùm lên thân răng, thừa lợi. Điều này khiến cho quá trình sinh hoạt và ăn uống hằng ngày không được thuận lợi và dễ cắn phải nướu. Từ đó sẽ gây chảy máu làm tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Tình trạng này thường rất hay xảy ra đối với những người mà răng khôn đang bắt đầu mọc. Khi ấy một phần lợi sẽ che lấp gần hết bề mặt răng và khiến cho răng không thể phát triển bình thường, khiến cho người bệnh phải chịu những cảm giác rất khó chịu. Đối với trường hợp này, bạn cần phải cắt nướu để loại bỏ răng khôn.
Cắt nướu để làm dài chân răng chữa hở lợi
Cắt nướu cũng là một trong số những phương pháp chữa cười hở lợi. Khi phần lợi thừa che phủ lên thành răng, bác sĩ sẽ loại bỏ bớt bằng việc cắt nướu. Sau khi thực hiện việc cắt đi phần nướu thừa, trên răng của bạn sẽ lộ ra và phần lợi sẽ được đẩy lên cao hơn. Chính vì vậy, bạn sẽ không gặp phải tình trạng bị hở lợi mỗi khi cười nữa.
Cắt lợi khi mang thai có được không?
Khi cắt lợi, bác sĩ chỉ tiêm một lượng thuốc tê nhỏ tại chỗ. Thuốc tê này sẽ tan đi một cách nhanh chóng. Do đó, việc cắt lợi hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì tới thai nhi.
Tuy vậy, đối với những phụ nữ đang mang thai ở tháng thứ 7, 8, 9, bác sĩ sẽ rất thận trọng trong việc cắt lợi bởi chỉ cần mẹ bầu hơi căng thẳng một chút thì sẽ làm cho tử cung bị co bóp mạnh và khiến cho em bé bị sinh non. Phản ứng này không xảy ra do thuốc hay do quá trình điều trị mà chỉ đơn thuần là một phản ứng của cơ thể.
Do đó, nếu như cảm thấy không quá khó chịu thì bạn hãy chịu đựng thêm khoảng 1 tháng nữa. Bạn có thể đến nha khoa để bác sĩ cạo vôi cho thật kỹ nhằm tránh tình trạng phần lợi bị viêm và sưng. Sau đó, khi bạn sinh con xong thì có thể đi cắt lợi.
Trong trường hợp nếu như cảm thấy rất khó chịu và muốn được cắt nướu ngay, bạn hãy tham khảo thêm ý kiến với các bác sĩ. Nếu như bạn đã từng cắt nướu 1 lần thì bạn sẽ không quá căng thẳng và áp lực giống như mới cắt lần đầu.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ba_bau_co_nen_cat_loi_khi_mang_thai_khong2_d091d02445.jpg)
Cắt lợi khi mang thai có đau không?
Không chỉ riêng bà bầu mà đa số mọi người sau khi cắt lợi sẽ bị đau nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được khắc phục bằng việc sử dụng những loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên đối với bà bầu, mẹ cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc này bởi nếu dùng thuốc sai cách sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi. Nếu mẹ bầu chỉ bị sưng với mức độ nhẹ thì hãy lấy một túi đá chườm vào khu vực đó để cải thiện.
Sau khi cắt nướu răng, một số trường hợp sẽ gặp phải tình trạng như răng bị sưng và chảy máu. Đây là điều hết sức bình thường nếu như nó chỉ xuất hiện ở trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức kéo dài và không có xu hướng thuyên giảm, đồng thời bạn luôn bị chảy máu liên tục thì bạn cần phải liên hệ đến các bác sĩ nha khoa để tìm ra hướng khắc phục kịp thời.
Quy trình cắt lợi ở bà bầu diễn ra như thế nào?
Cũng giống như với các đối tượng khác, quy trình cắt lợi ở bà bầu được diễn ra với các bước như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Đầu tiên, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám tổng quát. Nếu như bạn đang mắc phải những bệnh lý về răng miệng thì bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị sao cho phù hợp với tình trạng.
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê
Để giúp quá trình cách nướu răng được diễn ra thuận lợi và đảm bảo sự an toàn, bạn sẽ được các bác sĩ làm sạch toàn bộ khoang miệng.
Bước 3: Phẫu thuật cắt nướu bằng tia Laser
Dựa vào tỷ lệ đã được xác định ở bên trên, bác sĩ sẽ dùng tia laser để có thể tạo nên đường viền thẩm mỹ ở trên răng.
Bước 4: Hoàn thiện và hẹn lịch tái khám
Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước ở bên trên, bạn sẽ được các bác sĩ tiến hành vệ sinh lại khoang miệng thêm một lần nữa. Tiếp đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng sau khi cắt lợi.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ba_bau_co_nen_cat_loi_khi_mang_thai_khong3_04c103f5ab.jpg)
Cắt lợi bao lâu thì lành? Lợi có mọc lại sau khi cắt không?
Trên thực tế, sau khi cắt nướu 7 ngày thì vết thương sẽ được lành lại và mẹ bầu có thể ăn uống bình thường. Trong trường hợp ở mức độ nặng hơn khi phải can thiệp đến xương thì mẹ bầu phải mất khoảng 2 tuần mới có thể ăn uống bình thường.
Phần lợi sau khi được cắt bỏ sẽ không thể mọc lại. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín để tránh gặp phải trường hợp bị bác sĩ cắt nhầm hoặc cắt quá nhiều.
Việc có nên cắt lợi khi mang thai còn phụ thuộc vào mức độ, tình trạng và thời gian mà bạn đang mang bầu. Tốt nhất bạn nên đến các nha khoa để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra hướng khắc phục phù hợp và tốt nhất dành cho mình nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.