Mang thai đến tuần thứ 30 khiến cơ thể mẹ dần trở nên to và nặng hơn và gây ra nhiều sự thay đổi lớn cho cơ thể phụ nữ mang thai. Vậy mang thai tuần thứ 30 cần lưu ý những gì? Các bệnh bà bầu tuần thứ 30 thường gặp là gì? Bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp các thắc mắc trên một cách cụ thể nhất.
Sự thay đổi của cơ thể phụ nữ mang thai tuần thứ 30
Mang thai ở đến tuần thứ 30 khiến cơ thể phụ nữ mang thai có những biến đổi rõ rệt. Lúc này thai nhi đã hình thành và có thể đạt trọng lượng tự 1.3 – 1.5kg và chiều dài cơ thể đạt từ 36 – 39cm. Sự phát triển của thai nhi khiến cơ thể mẹ trở nên nặng nề và to lớn dẫn đến chèn ép lên khung xương sườn, cơ hoành, vùng xương chậu và các cơ quan khác xung quanh ổ bụng.
Trong thời gian này người mẹ sẽ càng thấy mệt mỏi và buồn ngủ nhiều. Chính vì thế việc tìm ra một tư thế ngủ thoải mái cũng sẽ trở nên khó khăn hơn bình thường. Thai nhi càng lớn càng chèn ép đến các cơ quan trong cơ thể người mẹ như bàng quang khiến mẹ thường thức giấc giữa đêm để đi vệ sinh. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ của phụ nữ mang thai.
Bên cạnh đó do cơ thể ngày càng nặng dẫn đến dễ mất thăng bằng khiến mẹ đi đứng khó khăn hơn. Bụng ngày càng to và hormone thai kỳ thay đổi làm ảnh hưởng đến hệ thống dây chằng khiến khớp gối lỏng và dây chằng bị giãn làm chân phù nề sưng to, đi lại khó khăn.
Cảm xúc không ổn định cũng là một trong những thay đổi lớn của phụ nữ mang thai tuần thứ 30. Lúc này mẹ bầu thường trở nên nhạy cảm, dễ bực bội, cáu gắt, cảm xúc thất thường. Nếu không được giải tỏa thì tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng khiến họ bất an và dễ dẫn đến các dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh.
Các bệnh bà bầu tuần thứ 30 thường gặp
Chính vì những thay đổi của thai nhi khiến cơ thể mẹ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Trong giai đoạn này nếu không có những biện pháp khắc phục sẽ khiến cơ thể mẹ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Các bệnh bà bầu tuần thứ 30 thường gặp như:
Đau thần kinh tọa
Hiện tượng đau thần kinh tọa ở phụ nữ mang thai thường xuất hiện từ tuần thứ 30 của thai kỳ. Với các triệu chứng liên quan như đau tê vùng thắt lưng và lan rộng xuống vùng mông và có xu hướng đi đến lòng bàn chân dẫn đến các cơn đau và bị chuột rút.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do thai nhi trong giai đoạn này phát triển nhanh về kích cỡ khiến bụng mẹ to dẫn đến các dây thần kinh xung quanh bị chèn ép. Chính vì vị thế trong thời gian mang thai bà bầu nên chú trọng đến sức khỏe của bản thân, không nên mang vác vật nặng, kiểm soát cân nặng của bản thân không để tăng cân quá nhanh, vận động nhẹ nhàng và áp dụng tư thế nằm sải hoặc uốn người nhẹ để làm dịu cơn đau.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_benh_ba_bau_tuan_thu_30_thuong_gap_va_can_duoc_luu_y_2_2ce225c12b.jpg)
Co thắt Braxton Hick
Hiện tượng co thắt Braxton Hick còn được gọi là cơn gò chuyển dạ giả. Đây là hiện tượng thường xuất hiện vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Đặc điểm của cơn co thắt này là xuất hiện từng cơn khi bụng thắt lại và khi chạm vào vùng co thắt thì trở nên săn chắc, sau đó giãn ra.
Đối với hiện tượng co thắt này, bác sĩ cảnh báo nên chủ động thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ nếu xuất hiện các cơn đau co thắt liên tục diễn ra nhiều hơn 4 lần/giờ. Đây có thể là biểu hiện bất thường cần được bác sĩ xem xét và chẩn đoán nguyên nhân sớm nhất có thể để tìm ra giải pháp, tránh để lại các biến chứng nguy hiểm.
Một số bệnh lý khác
Bên cạnh một số bệnh kể trên thì bà bầu mang thai ở tuần thứ 30 cũng sẽ có những triệu chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe trong giai đoạn này. Cụ thể:
- Luôn dễ mệt mỏi và buồn ngủ nhưng không thể ngủ đủ giấc hoặc bị rối loạn giờ giấc sinh hoạt.
- Đau lưng, đau cột sống do bị thai nhi chèn ép.
- Kích thước bàn chân to ra, bị phù nề tê cứng khiến đi lại khó khăn hơn.
- Các bệnh lý về đường tiêu hóa như ăn không tiêu, bị đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
- Thay đổi nội tiết tố mạnh khiến da bị dầu, nổi mụn, dịch âm đạo tiết ra có máu và chất nhầy nhiều hơn bình thường.
- Các triệu chứng xuất hiện ở đầu thai kỳ như nôn, nghén, thèm ăn… bởi vị sự thay đổi của hormone mà đã quay lại với tình trạng dữ dội hơn trước.
Nếu xuất hiện các triệu chứng trên với tần suất liên tục thì hãy báo cho người nhà để nhanh chóng đến gặp bác sĩ kiểm tra và có hướng giải quyết.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_benh_ba_bau_tuan_thu_30_thuong_gap_va_can_duoc_luu_y_3_619019b3d2.jpg)
Phụ nữ mang thai tuần thứ 30 cần lưu ý những gì?
Có thể thấy rằng phụ nữ mang thai chịu nhiều vất vả để có thể nuôi dưỡng thai nhi và chờ ngày con được chào đời. Để đảm bảo sức khỏe của cả 2 mẹ con thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một vấn đề quan trọng nhất đối với phụ nữ mang thai. Chính vì thế mẹ bầu mang thai đến tuần thứ 30 cần nên lưu ý một số điểm như:
- Giai đoạn này thường xuất hiện triệu chứng ợ nóng vì thế mẹ có thể giảm tình trạng này bằng cách uống một cốc sữa ấm trước khi ăn để xoa dịu hệ tiêu hóa.
- Chú ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như vitamin C, canxi, protein. Mỗi ngày cần nạp trung bình 200mg vitamin và khoáng chất để giúp phát triển khung xương cho thai nhi.
- Cung cấp đầy đủ chất sắt cho cơ thể để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu cho cả hai mẹ con.
- Nên tích cực ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, sữa hạt bổ sung đầy đủ chất xơ để tránh tình trạng táo bón.
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Tránh sử dụng và tiếp xuất các chất kích như thuốc lá, rượu bia, cà phê gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
Để đảm bảo dinh dưỡng cho hai mẹ con thì bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ để xây dựng cho mình lối sống lành mạnh và thực đơn thích hợp trong quá trình mang thai. Tránh ăn quá nhiều khiến tăng cân đột ngột ảnh hưởng đến sức khỏe.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_benh_ba_bau_tuan_thu_30_thuong_gap_va_can_duoc_luu_y_4_09fd32b0a0.jpg)
Sinh hoạt và các hoạt động điều dưỡng
Ở tuần thứ 30 của thai kỳ, cơ thể người mẹ trở nên to lớn và cồng kềnh hơn khiến mẹ lười vận động và chỉ muốn ngồi hoặc nằm một chỗ. Điều này vô tình gây ảnh hưởng không tốt cho mẹ.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia, phụ nữ mang thai đến tuần thứ 30 nên thường xuyên tập thể dục nhẹ như đi bộ, tập yoga, bơi lội. Việc này sẽ có lợi cho sức khỏe của mẹ, giúp mẹ thư giãn và giúp thời gian chuyển dạ ngắn hơn giúp mẹ sinh đẻ thuận lợi.
Trên đây là toàn bộ bài viết về các bệnh bà bầu tuần thứ 30 thường gặp cũng như những lưu ý mà mẹ bầu nên biết và tham khảo cho quá trình mang thai. Việc tự trang bị kiến thức về mang thai sẽ giúp mẹ bầu có một quá trình mang thai khỏe mạnh, sinh nở thuận lợi, giúp phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu. Chúc bạn nhiều sức khỏe và hãy đón chờ những bài viết về sức khỏe thai kỳ trên trang web của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.