Chủ Nhật, Tháng 2 23, 2025
spot_img
HomeMẹ BầuTiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?

Tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?


Những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ khi lựa chọn trái cây cần tính toán kỹ lượng carbohydrate và đường có trong đó. Bởi đây là 2 thành phần chính tác động đến lượng đường trong máu và có thể giúp căn bệnh được kiểm soát hoặc trầm trọng thêm. Vậy tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không? Ăn ổi như thế nào tốt nhất cho mẹ bầu bị đái tháo đường?

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về hormone insulin. Đây là một loại hormone được sản xuất ở tuyến tụy. Nhiệm vụ của nó là giúp chuyển hóa đường trong cơ thể thành năng lượng phục vụ các hoạt động sống và ổn định lượng đường trong máu. Nếu có thể không sản xuất đủ insulin, việc chuyển hóa đường bị rối loạn và gây ra bệnh tiểu đường hay đái tháo đường.

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý rối loạn chuyển hóa đường phát triển trong quá trình người phụ nữ mang thai. Nguyên nhân có thể do thiếu insulin hoặc kháng insulin (các tổ chức tế bào của cơ thể, nhất là mô cơ và mô mỡ giảm khả năng đáp ứng với insulin).

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong cơ thể của mọi mẹ bầu vào cuối thai kỳ đều có chất kháng insulin. Không ít phụ nữ (thường là người bị thừa cân, béo phì) có chất kháng insulin trong cơ thể trước khi mang thai. Trong thai kỳ, nhu cầu về insulin tăng cao dẫn đến tiểu đường thai kỳ. 

Nghiệm pháp dung nạp glucose giúp phát hiện tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ trong hầu hết trường hợp đều không có triệu chứng nổi bật. Hoặc nếu có chúng cũng dễ gây nhầm lẫn với biểu hiện thường gặp ở mẹ bầu. Và bệnh lý này thường chỉ được phát hiện thông qua nghiệm pháp dung nạp glucose. 

Xem thêm  U xơ tử cung có làm IVF được không? Thụ tinh ống nghiệm kỹ thuật điều trị vô sinh

Các bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu thực hiện nghiệm pháp này vào tuần thai thứ 24 nếu trước đó họ không có tiền sử đái tháo đường. Những phụ nữ mang nhiều yếu tố nguy cơ như: Tiền sử đái tháo đường, thừa cân, có bố hoặc mẹ bị đái tháo đường,… có thể được chỉ định làm xét nghiệm đường huyết sớm hơn. 

Lợi ích của trái ổi với bà bầu

Tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không là băn khoăn của nhiều mẹ bầu. Bởi đây thực sự là loại trái cây dễ mua, dễ ăn lại tốt cho sức khỏe. Có thể kể đến những lợi ích nổi bật của loại trái cây này như: 

  • Chất xơ trong trái ổi giúp kiểm soát cholesterol máu, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh lý huyết áp, tim mạch.
  • Magie trong ổi giúp thư giãn cơ bắp, hạn chế chuột rút ở mẹ bầu. Khoáng chất này cũng rất quan trọng trong quá trình hình thành hệ thần kinh của thai nhi. 
  • Trong ổi cũng có nhiều chất chống oxy hóa như: Polyphenols, isoflavonoids, carotenoids, vitamin E, vitamin C giúp ngăn ngừa viêm nhiễm ở mẹ bầu. 
tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không 2 Ổi được các bà bầu yêu thích vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe
  • Axit folic có trong trái ổi lại rất cần thiết trong việc ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. 
  • Ổi là trái cây có tính kiềm. Kiềm giúp giảm acid dạ dày và trào ngược dạ dày, giúp cải thiện hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
  • Khoáng chất sắt có trong ổi hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt. 
  • Hàm lượng vitamin C dồi dào trong trái ổi (gấp đôi trái cam cùng trọng lượng) giúp tăng đề kháng cho cơ thể mẹ. 
  • Ổi làm giảm các triệu chứng ợ nóng, buồn nôn thường gặp ở mẹ bầu, nhất là trong giai đoạn đầu thai kỳ. 
  • Và ổi cũng được chứng minh có tác dụng ổn định đường huyết, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường. 
Xem thêm  Uống rượu bia có bị vô sinh không? Lời cảnh báo cho cánh mày râu

Tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?

Với câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?”, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định: Bà bầu nếu không may bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể ăn ổi. Lý do là: 

  • Ổi là loại trái cây có chỉ số tải đường huyết (GI) khá thấp. GI của ổi nằm trong khoảng 12 – 24 nên ăn ổi không tác động nhiều đến chỉ số đường huyết của mẹ bầu. 
  • Mỗi trái ổi chỉ chứa khoảng 37% calo nhưng lại đáp ứng được 12% nhu cầu chất xơ của cơ thể mỗi ngày. Ăn ổi giúp no lâu, hạn chế nạp calo vào cơ thể. Điều này đặc biệt cần thiết với những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ do thừa cân, béo phì. 
  • Chất xơ trong ổi không chỉ giúp no lâu mà còn làm chậm hấp thu cholesterol và đường trong máu sau khi ăn. Thêm ổi vào thực đơn cũng là cách giúp mẹ bầu kiểm soát đường huyết của mình.
  • Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trong trái ổi có chiết xuất men protein tyrosine phosphatase 1B. Chất này có tác dụng giảm tính kháng insulin trên người tiểu đường tuýp 2. Nên ăn ổi đúng cách cũng là một cách điều trị tiểu đường thai kỳ.
tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không 3 Tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?

Lưu ý cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ khi ăn ổi

Ổi có nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu và bà bầu bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể ăn ổi. Nhưng các bác sĩ cũng đưa ra một vài lời khuyên giúp mẹ bầu có thể yên tâm tuyệt đối khi thưởng thức trái cây này như: 

  • Ăn ổi nguyên quả tốt hơn uống nước ép ổi bởi tận dụng được tối đa dưỡng chất, nhất là chất xơ với tác dụng ổn định đường huyết và hỗ trợ giảm cân. Nếu thi thoảng muốn thay đổi khẩu vị bằng nước ép ổi, mẹ bầu không nên cho thêm đường hay siro để tăng độ ngọt. 
  • Dù chỉ số đường huyết của ổi ở ngưỡng an toàn, mẹ bầu bị tiểu đường cũng không nên ăn quá nhiều ổi. Mỗi lần mẹ bầu chỉ nên ăn tối đa khoảng 140g. Có thể ăn ổi vào 2 bữa phụ trong ngày, mỗi bữa cách nhau khoảng 6 giờ đồng hồ.
  • Trong ổi có nhiều chất tanin, nếu ăn quá nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa và chán ăn. 
  • Khi ăn ổi, mẹ bầu nên rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, nhất là với những mẹ bầu đang gặp chứng táo bón.
tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không 4 Ăn ổi nguyên miếng tốt hơn uống nước ép ổi

Hy vọng với những tư vấn của chuyên gia cho câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?”, mẹ bầu đã biết ăn ổi đúng cách. Và mẹ cũng đừng quên chọn mua những trái ổi tươi ngon, an toàn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm nhé!

Xem thêm  Creampie là gì? Bí kíp để Creampie thăng hoa trong cuộc yêu

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments