Nệm là một vật dụng quan trọng giúp bạn có một giấc ngủ ngon và sâu hơn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, nhiều người cũng phàn nàn về tình trạng đau lưng, khó chịu sau khi ngủ trên nệm. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và có cách nào để khắc phục? Bài viết này của nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề tại sao nằm nệm lại bị đau lưng?
Tại sao nằm nệm bị đau lưng?
Nằm nệm thường mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu, tuy nhiên, một số người lại cảm thấy đau lưng khi nằm nệm. Có nhiều yếu tố khác nhau có thể là nguyên nhân của tình trạng này. Cụ thể:
Thứ nhất, chất lượng nệm không đảm bảo, bề mặt nệm không bằng phẳng hoặc lồi lõm gây ảnh hưởng đến cột sống khi nằm.
Thứ hai, chọn nệm không phù hợp với cơ thể, ví dụ như nệm lò xo quá cứng hoặc quá mềm.

Thứ ba, người có tiền sử bệnh về cột sống lưng như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống lưng hoặc đốt sống cổ lại chọn nệm không đỡ được hệ xương, gây cong võng cột sống, làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Thứ tư, ngủ sai cách cũng có thể dẫn đến đau lưng. Về lâu dài, tình trạng này có thể trở thành mãn tính.
Nếu bạn gặp phải tình trạng đau lưng khi nằm nệm, hãy tìm hiểu nguyên nhân gây ra để có những giải pháp điều trị tốt nhất.
Đâu là tư thế ngủ tốt nhất cho người bị đau lưng khi nằm nệm?
Mỗi người khi đi ngủ thường sẽ có những tư thế khác nhau, có người thích nằm nghiêng, có người thích nằm thẳng, hoặc nằm sấp. Tuy nhiên, chọn tư thế nằm đúng sẽ giúp giảm đau lưng và tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu hơn.
Nằm ngủ nghiêng một bên

Nằm ngửa truyền thống
Tư thế nằm ngửa truyền thống hỗ trợ giảm đau cho những người bị đau xương khớp, tăng cường tuần hoàn máu lên não, giúp cổ và lưng được nằm ở tư thế tự nhiên nhất. Tư thế này cũng rất tốt cho những người bị trào ngược dạ dày hoặc người gặp vấn đề về tiêu hóa.
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, nên đặt một chiếc gối nhỏ dưới vùng thắt lưng để giảm áp lực vùng lưng dưới và tránh việc cong vẹo cột sống.
Nằm sấp
Với những người bị thoái hóa cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm, nằm sấp có thể giúp giảm áp lực đĩa đệm và cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, tư thế này có thể dẫn đến chứng vẹo cổ vào buổi sáng hôm sau thức dậy.
Để giảm thiểu các cơn đau, khi nằm sấp bạn nên đặt một chiếc gối nhỏ xuống dưới vùng xương chậu và ở vùng bụng.

Tips nằm nệm góp phần chữa trị đau lưng
Để hạn chế đau thắt lưng và giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ, hãy lựa chọn một tấm nệm thoải mái cũng như đảm bảo phòng ngủ sạch sẽ và thoáng mát. Ngoài ra còn có một số lưu ý mà bạn cần quan tâm như:
- Cách nằm đúng là bạn ngồi vào mép giường, nghiêng người và chống một tay xuống giường, uốn cong đầu gối và từ từ hạ người xuống giường.
- Không vặn mình hoặc bật dậy liền khi mới tỉnh giấc.
- Khi thức giấc, hãy ngẩng mặt lên, uốn cong hai đầu gối và sử dụng tay đẩy dần dần người lên. Tránh uốn người về phía thắt lưng để không gây căng thẳng và đau nhức lưng thêm.
- Nếu cảm thấy đau khi thức dậy, hãy nằm nghỉ thêm một chút để cơ thể dần dần thích nghi và tránh căng thẳng quá đà.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc nằm nệm bị đau lưng là một vấn đề phổ biến mà nhiều người phải đối mặt. Tuy nhiên, vẫn có cách giảm đau lưng và cải thiện chất lượng giấc ngủ chẳng hạn như lựa chọn tấm nệm phù hợp, xây dựng lối sống lành mạnh, chọn một tư thế ngủ thích hợp. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, hãy thử áp dụng những mẹo nhỏ trên để có một giấc ngủ ngon và sức khỏe tốt hơn.
Ly Huỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.